Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 109)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn

3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng

Số liệu bảng 3.16 phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM; kết quả cho thấy:

Vấn đề nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng NTM, được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới chương trình với tỷ lệ 87,9%. Thực tế điều tra cho thấy, vẫn còn tình trạng một bộ phận không nhỏ các cán bộ, các cấp chính quyền chưa nhận thức rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM;

Trong thời gian qua, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã nhận thức được tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM. Thể hiện qua việc nhân dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng NTM trên địa bàn.

Phong trào chung sức xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã có sự chuyển biến rõ nét, nhất là việc huy động nội lực trong nhân dân thực hiện bằng việc làm thiết thực như mở rộng đường làng ngõ xóm, hiến đất, hiến cây, di dời mồ mả để có quỹ đất sản xuất phát triển kinh tế, cải tạo vườn

Tuy nhiên qua tìm hiểu ở một số xã vẫn cho thấy, nhận thức của một số cấp uỷ chi bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thực sự đầy đủ nên đã làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM. Một số thôn chưa chấp hành nghiêm túc kế hoạch của UBND xã trong xây dựng, phát động xây dựng NTM, chỉnh trang nông thôn.

Đánh giá việc chính quyền địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện huy động nguồn lực, có 84,7% số ý kiến đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Thực tế cho thấy, vẫn còn tình trạng, một số chính quyền địa phương chưa chủ động và tích cực trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc chương trình xây dựng NTM;

Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực của các đơn vị, có 79,9% số ý kiến cho kết quả đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM;

Điều kiện kinh tế của người dân được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, với tổng số ý kiến đồng ý về mức độ ảnh hưởng là 89,9%;

Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa phương vào sự đầu tư ngân sách của Nhà nước; đây được xem là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự huy động nguồn lực cho xây dựng NTM; kết quả có 82,4% số ý kiến đồng ý với mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Tình trạng này xẩy ra ở một số bộ phận nhân dân khi chưa nhận thức được vai trò chủ thể của người dân trong công tác xây dựng NTM. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân không hoặc ít tham gia hội họp nên việc nắm bắt các chủ trương, chính sách chưa kịp thời.

sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu

Rất ảnh hưởng

Bình thường

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

1

Nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng NTM

59.2 28.7 5.8 6.3

2 Chính quyền địa phương chủ động trong

việc lập kế hoạch huy động nguồn lực 60.3 24.4 10.5 4.8 3 Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn

lực của các đơn vị 56.3 23.6 10.6 9.5

4 Điều kiện kinh tế của người dân 62.5 26.6 6.9 4 5 Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa

phương vào sự đầu tư của Nhà nước 61.2 21.2 11.8 5.8 (Nguồn: Số liệu điều tra) Như vậy, qua phân tích 5 yếu tố bên trong có ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM thì thấy rằng yếu tố về điều kiện kinh tế của người dân được đánh giá là có mức ảnh hưởng lớn nhất trong việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM, tiếp đến là các yếu tố về nhận thức của cán bộ chính quyền và người dân địa phương, các yếu tố thuộc về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thự chiện việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM...

dựng NTM tại huyện Thiệu Hóa trong thời gian tới 3.4.1. Định hướng chung

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhưng không nong vội, chạy theo thành tích, tuyệt đối không được huy động quá sức dân; kết hợp hài hòa giữ chỉ đạo điểm và xây dựng NTM trên diện rộng.

Tập trung huy động các nguồn vốn của toàn xã hội để thực hiện hoàn thanh mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM đã đề ra. Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình xây dựng NTM hàng năm từ ngân sách nhà nước, các địa phương cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung, không dàn trải.

Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình, trên cơ sở lựa chọn các nội dung liên quan trực tiếp đến đời sông sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân.

Tiếp tục đầy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; Từng bước tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trương, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp; Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn;

Phát triển các công trình hạ tầng cơ bản trên địa bản xã, thôn (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi), hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.

Giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

trong xây dựng NTM tại Thiệu Hóa trong thời gian tới

3.4.2. 1. Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Đề việc huy động, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, thời gian tới hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm để đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề ra cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Tập trung tuyên truyền vận động để cán bộ và nhân dân hiểu rõ, xây dựng NTM, nhà nước chỉ đong vai trò định hướng, hỗ trợ một phần trong thực hiện các nội dung, công việc.

Tổ chức rà soát danh sách các xã có khả năng đạt chuẩn NTM từng năm cụ thể của giai đoạn 2016-2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt. Từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch, phương án của từng xã, từng nội dung, công việc cụ thể.

Ưu tiên, tập trung nguồn lực cho từng nội dung, đối tượng cụ thể.

Trong đó, nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ ưu tiên bố trí để nâng cấp các công trình hiện có và hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu cho các xã, các thôn trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hang ngay của người dân như: Giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi….Việc sử dụng các nguồn vốn phải được xem xét kỹ về tinh thiết thực, hiệu quả, tranh hình thức, lãng phí. Nguồn vốn sự nghiệp tập trung cho phát triển sản xuất, dịch vụ nâng cao thu nhập cho người dân; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ triển khai Chương trình, tuyên truyền và vận động xây dựng NTM; bảo vệ môi trường nông thôn; ưu tiên cho công tác giáo dục, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và một phần cho công tác quản lý, điều hanh và kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

Tiếp tục tuyên truyền thường xuyên, đa dạng về hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội; nội dung tuyên truyền phải phong phú, cập nhật những chủ trương, định hướng mới của Đảng về xây dựng NTM, tạo sự thống nhất, đồng thuận của người dân trong xây dựng NTM.

Phát huy thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, đáp ứng yêu cầu tiêu chí NTM và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

Trong 11 nội dung của xây dựng NTM thì nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng là nội dung cần rất nhiều kinh phí. Do lịch sử để lại, hệ thống giao thông, thủy lợi, các thiết chế văn hóa… đều xây dựng tự phát. Đặc biệt là hệ thống giao thông của nông thôn quá bất cập so với yêu cầu. Phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn đều nhỏ hẹp, cong queo, vừa mất mỹ quan, vừa làm cho việc đi lại của người dân khó khăn. Để có đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng thì hoặc là đền bù, hoặc là vận động nhân dân tự nguyện hiến đất. Trong bối cảnh nguồn lực của địa phương có hạn thì hiến đất là một giải pháp quan trọng để xây dựng NTM.

nhân dân trong xây dựng NTM của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1447/TTg-KTN ngay 13/8/2014.

3.4.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội Để nội dung chương trình xây dựng NTM đến được với người dân thông qua các tổ chức đoàn thể trong xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... thì công tác tuyên truyền đóng một vai trò rất quan trọng. Tuyên truyền để các cán bộ của các tổ chức đoàn thể nắm được mục tiêu, nội dung của chương trình xây dựng NTM; và thông qua đó tuyên truyền đến các thành viên trong các tổ chức hội về nội dung chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó các tổ chức đoàn thể tự tổ chức huy động nguồn lực của tổ chức mình để đóng góp cho xây dựng NTM. Làm sao tạo ra một phong trào sâu rộng về xây dựng NTM để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu thông suốt và tham gia ủng hộ.

Đồng thời phải đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực xoá đói giảm nghèo. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Đối với người dân, việc đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc, được hưởng lợi từ chương trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quyết định trong việc phát huy vai trò của nông dân. Do đó cần thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết hợp có hiệu quả giữa “4 nhà”;

đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở

tốt công cuộc xoá đói, giảm nghèo; tạo việc làm nhằm ổn định đời sống cho nông dân. Đổi mới hoàn thiện chính sách đối với nông dân, bảo đảm lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế bền vững của tỉnh. Giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Phát huy dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng”.

Khơi dậy, sử dụng và phát huy tốt mọi tiềm năng của nông dân, như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất và sự gắn bó với quê hương.

Thông qua các đồng chí cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể ở các thôn trực tiếp gặp gỡ người dân, vận động nhân dân và lắng nghe, trả lời mọi yêu cầu, thắc mắc của người dân, để người dân nhận thức sâu sắc về việc xây dựng NTM là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cần có sự tham gia đóng góp của mỗi gia đình, mỗi cá nhân thì mới thành công.

3.4.2.4. Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn

Để thực hiện giải pháp này, BCĐ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thành lập các tổ công tác đi kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Trong đó tập trung lồng ghép 1 số chương trình như: Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Cơ chế, chính sách phát triển đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1, cơ chế, chính sách XD vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; phát triển sản xuất rau an toàn

3.4.2.5. Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM thì việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Để làm tốt điều này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng nguồn lực phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình xây dựng NTM hàng năm từ ngân sách nhà nướ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác các địa phương cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực để tạo sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, phát huy cho được vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong việc tham gia xây dựng NTM. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung, không dàn trải.

Tập trung hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã và đường trục thôn, đường trục chính nội đồng (ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung); cơ bản hoàn thành hệ thống đường xóm (trừ các xã đặc thù thuộc miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, các xã bãi ngang, vùng đặc biệt khó khăn);

tiếp tục xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã để cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống các công trình phục

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)