Tình hình xây dựng NTM của huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 73)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

3.1.1. Tình hình xây dựng NTM của huyện

3.1.1.1. Công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án xây dựng NTM

Huyện Thiệu hóa có 27 xã, 01 thị trấn. Sau khi thành lập BCĐ xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020; UBND huyện, BCĐ xây dựng NTM huyện chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND các xã tham mưu tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn quy hoạch; phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ và nhân dân trong xã, ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn của huyện. Vì vậy công tác lập quy hoạch xây dựng NTM của các xã đã được UBND huyện thẩm định và phê duyệt xong trước 30/6/2012. Nhìn chung, quy hoạch của các xã cơ bản đạt chất lượng và phù hợp với điều kiện địa phương.

Về đề án xây dựng NTM của các xã đã được UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Đề án của các xã cơ bản bám vào Đề cương hướng dẫn của tỉnh, bám sát tình hình thực tế của địa phương, đánh giá đúng tiềm năng thế mạnh cũng như các giải pháp thực hiện của từng xã để từ đó xây dựng lộ trình hoàn thành các tiêu

3.1.1.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

- Về trồng trọt: Năng suất, chất lượng, hiệu quả hầu hết các loại cây trồng đều tăng, giá trị thu được trên 1 ha canh tác từ 62,1 triệu đồng năm 2010 lên 95 triệu đồng năm 2015.

Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và mục tiêu sản xuất lương thực được quan tâm chỉ đạo; trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chỉ đạo thâm canh 2 loại cây trồng chủ lực là cây lúa, cây ngô, đưa các giống lúa lai (ở các vụ chiêm xuân đạt trên 70%, vụ mùa 25 - 30%),

ngô lai có năng suất, chất lượng cao. Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để không ngừng tăng năng suất, chất lượng và sản lượng lương thực. Diện tích trồng lúa ổn định 17.850 ha/năm, diện tích trồng ngô từ 2.000 - 2.500 ha/năm. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 115.000 tấn và vượt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: Cây mía nguyên liệu là 102.7ha, cây dâu tằm là 184ha (cải tạo và trồng mới được 31,54ha dâu ở 06 xã: Thiệu Toán, Thiệu Minh, Thiệu Đô, Thiệu Tân, Thiệu Tiến, Thiệu Quang), vùng rau an toàn là 12ha. Đồng thời, chuyển đổi được 230 ha sang mô hình lúa cá kết hợp, đưa diện tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản lên 460 ha. Các địa phương tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học, đưa cơ giới hóa đồng bộ để tăng năng suất cây trồng, điển hình như: Thiệu Trung, Thiệu Công, Thiệu Thành, thị trấn Vạn Hà. Đến nay toàn huyện có 6.500ha vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đến nay toàn huyện có trên 1500 máy làm đất, 146 máy gặt, 23 máy cấy, 7 cơ sở sản xuất mạ khay

- Về Chăn nuôi: Phong trào chăn nuôi có bước tăng trưởng khá, chăn nuôi mô hình gia trại, trang trại được phát triển ở nhiều địa phương, bước đầu đạt hiệu quả và đang tiếp tục được nhân rộng. Toàn huyện có 382 trang trại và gia trại, trong đó có 38 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chí mới, có 06 trang trại quy mô lớn, các gia trại, trang trại tiếp tục hoạt động ổn định và có hiệu quả. Một số địa phương chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại đạt kết quả tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao là thị trấn Vạn Hà, Thiệu Nguyên, Thiệu Đô, Thiệu Công….

Nuôi trồng thủy sản toàn huyện hơn 400 ha, tổng sản lượng thủy sản hơn 2.000 tấn.

3.1.1.3. Về phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.

Những năm qua, đang từng bước khôi phục mở rộng và phát triển một số ngành nghề truyền thống cả về quy mô và chất lượng như: Nghề đúc đồng ở xã Thiệu Trung đã quy hoạch và xây dựng thành khu làng nghề đúc đồng rộng 5,7 ha. Hiện nay trong toàn xã đã có 22 lò đúc thu hút 400 lao động tham gia, tăng so với năm 2010 là 7 lò và 210 lao động. Tổng doanh thu hàng năm ước đạt 33 tỷ đồng/năm. Nghề bánh đa, bánh đa nem ở xã Thiệu Châu phát triển khá, hiện nay có 300 hộ sản xuất thu hút 1.050 lao động, tổng doanh thu ước khoảng 20 tỷ/năm. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt nhiễu đang được khôi phục và phát triển theo hướng quy hoạch thành vùng, trước mắt hoàn chỉnh quy hoạch và xây dựng khu làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt nhiễu tại xã Thiệu Đô thu hút khoảng 30 hộ tham gia, từng bước cải tạo giống dâu nâng cao chất lượng hiệu quả. Một số nghề truyền thống khác như thợ xây, thợ mộc, chế biến lương thực cũng được duy trì và phát triển.

Một số ngành nghề mới đã được du nhập có hiệu quả như: Nghề mây giang xiên, mây tre đan ở một số xã thu hút bình quân khoảng từ 400 đến 600 lao động làm cho doanh nghiệp Mỳ Quảng, doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ đồng. Thu hút đầu tư xây dựng vào địa bàn huyện 2 nhà máy may Thiệu Đô và Vạn Hà tạo việc làm cho trên 2.000 lao động.

Chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Trịnh xã Thiệu Hợp, chợ Quán Trổ xã Thiệu Long, đang chuyển đồi mô hình quản lý chợ Đu xã Thiệu Chính, chợ Lăng xã Thiệu Ngọc.

3.1.1.4. Về phát triển các Hình thức tổ chức sản xuất.

Các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện tiếp tục được cũng cố, phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của nông dân, là cầu nối giữa khâu sản xuất với khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, nhiều HTX đã

mạnh dạn đầu tư vốn trang bị máy móc cơ giới để mở rộng các khâu dịch vụ như : Làm đất, thu hoạch, mạ khay máy cấy, tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho xã viên và người lao động, hạ chi phí sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Năm 2014 toàn huyện có 29 HTX dịch vụ nông nghiệp, cơ bản các HTX đều hoạt động có hiệu quả, điển hình là các HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX DVNN Thiệu Hợp, HTX DVNN Thiệu Lý.

Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, thương mại.

Tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm từ 38,5% năm 2011 xuống còn 35,5% năm 2014. Thu nhập của người dân nông thôn đạt 14,5 triệu đồng/người năm 2011, đến năm 2015 đạt 23,1 triệu đồng/ người.

3.1.1.5. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong 5 năm triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng NTM toàn huyện đã xây mới và chỉnh trang , nâng cấp được:

10 công sở xã, gồm: Thiệu Công, Thiệu Toán, Thiệu Phú, Thiệu Tâm, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Giang, Thiệu Vũ, Thiệu Đô, Thiệu Duy.

8 nhà Hội trường thuộc Trung tâm Văn hóa thể thao xã, gồm: Thiệu Minh, Thiệu Tân, Thiệu Tiến, Thiệu Ngọc, Thiệu Viên, Thiệu Công, Thiệu Phú, Thiệu Quang.

Xây dựng 60km đường trục xã, liên xã; 118,2km đường trục thôn, xóm;

136,91km đường ngõ, xóm; 219,5km đường trục chính nội đồng, nhờ đó, đã có 25 xã hoàn thành tiêu chí giao thông, đạt 92,6%.

Xây dựng mới và nâng cấp được 110,1km kênh mương, nâng tổng số km kênh mương do xã quản lý 298km, đạt 57,58%. Có 21 xã hoàn thành tiêu chí thủy lợi, đạt 77,8% kế hoạch.

Lắp đặt thêm được 37 trạm biến áp mới, 68,24km đường dây cao thế, hạ thế, có 100% các xã đạt tiêu chí điện nông thôn.

Có 14 trường Mầm non được đầu tư xây dựng nâng cấp, tổng số phòng học xây dựng là 61 phòng, vượt kế hoạch. Từ năm 2011 đến nay có 10 trường công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường Mầm non đạt chuẩn lên 19/27 trường, đạt 70,4% kế hoạch. Có 14 trường Tiểu học được đầu tư xây dựng nâng cấp, tổng số phòng học xây dựng là 121 phòng, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2011 đến nay được công nhận thêm 2 trường, đưa tổng số trường chuẩn của các xã lên 26/27 trường, đạt 96,3%, trong đó có 8 trường đạt chuẩn mức độ 2. Có 11 trường THCS được đầu tư xây dựng nâng cấp, tổng số phòng học xây dựng là 98 phòng, đạt 73% kế hoạch. Số trường THCS trong 5 năm qua được công nhận thêm là 4 trường, đến nay số trường chuẩn là 10/27 trường đạt 37%

kế hoạch. Đến nay, có 21 xã hoàn thành tiêu chí trường học, đạt 77,8%. Trong đó có 8 xã có cả 3 trường đạt chuẩn Quốc gia: Thiệu Viên, Thiệu Vận, Thiệu Lý, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Tâm, Thiệu Chính và Thiệu Long.

Các xã đã đầu tư xây dựng được 6 trung tâm VHTDTT xã (Thiệu Trung, Thiệu Hợp, Thiệu Đô, Thiệu Công, Thiệu Tiến và Thiệu Phú), xây dựng mới, nâng cấp được 97 nhà văn hóa thôn.

Giai đoạn 2011 - 2015: Xây dựng mới 5 chợ gồm: Chợ Thiệu Đô, Thiệu Toán, Thiệu Lý, Thiệu Viên, Thiệu Duy. Mở rộng và cải tạo 8 chợ gồm: chợ Thiệu Trung, Thiệu Công, Thiệu Phú, Thiệu Tâm, Thiệu Hợp, Thiệu Chính, Thiệu Giang, Thiệu Ngọc.

Nâng cao mật độ máy điện thoại lên 50 máy cố định/100 dân; Nâng tỷ lệ số thôn trong huyện có Internet lên 85%. Qua thống kê của ngành viễn thông hiện nay số hộ sử dụng điện thoại cố định dần dần giảm so với năm 2011 hiện nay còn 35 người/máy (tổng số máy cố định trên địa bàn huyện là

4500 máy). Hiện nay có 100% các thôn có Internet đến thôn. Tiêu chí này 100% số xã đạt.

Toàn huyện đến nay không còn nhà tạm, nhà dột nát. Số nhà đạt chuẩn đến tháng 9/2015 là 35938/40417nhà, đạt 88,9%. Đến nay có 100% số xã đạt tiêu chí nhà ở (tiêu chí yêu cầu 80%)

3.1.1.6. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường

Hàng năm tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, huyện Thiệu Hóa đã tiếp tục duy trì, giữ vững và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi;

học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 năm đạt tỷ lệ 100%. Tiếp tục được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục ở 2 cấp học là THCS và Tiểu học (đạt yêu cầu của tiêu chí). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm luôn đạt tỷ lệ 95%, số học sinh vào học THPT, bổ túc THPT và học nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Những năm gần đây việc đào tạo nghề cho người lao động đã được quan tâm chỉ đạo, bình quân hàng năm có hơn 2000 lao động được đào tạo nghề bằng các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của các xã đạt 45%. (Tiêu chí yêu cầu phải trên 35%). Có 100% xã đạt yêu cầu tiêu chí.

Mạng lưới Trạm y tế cấp xã được đầu tư, về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực ngày càng được tăng cường. Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010 là 26/27 xã, đạt tỷ lệ 96%. Trong các năm qua đã đầu tư xây dựng và nâng cấp các trạm, tăng cường bác sĩ, đến nay đã có 20 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020, đạt 74,1%. (yêu cầu của tiêu chí 100%) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của người dân tăng từ 44% năm 2011 lên 61% năm 2015 (yêu cầu tiêu chí trên 70%). Đến nay có 20 xã đạt tiêu chí y tế, đạt 74,08%.

Sau 5 năm thực hiện, có thêm 36 thôn (làng), 45 cơ quan, trường học khai trương xây dựng đơn vị văn hóa, 15 xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa NTM, hết tháng 9/2015 có 164 số thôn(làng) được công nhận và giữ

vững danh hiệu “thôn (làng) văn hóa” tăng 24 thôn(làng), có 5 xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa NTM. Số nhà văn hóa thôn (làng) đạt chuẩn theo tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến tháng 9 năm 2015 là 176 nhà. Cuối năm 2015 gần 99% dân số được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Vệ sinh môi trường ở các xã cơ bản bảo đảm. 81,4% số thôn có tổ thu gom rác thải; 75% lượng rác thải được thu gom và xử lý bằng biện pháp thủ công.

3.1.1.7. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

* Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội. .

- Trong những năm qua hệ thống chính trị đã được củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ trên địa bàn. Năm 2015 có 26 Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chiếm tỷ lệ 96,4% (tiêu chí yêu cầu đạt 100%)

- Cán bộ xã: Tổng số cán bộ 27 xã là 591 người, trong đó đạt chuẩn 567 người đạt 96% (tiêu chí là 100%).

- Có 20 xã đạt yêu cầu tiêu chí, đạt 74,08%.

* An ninh trật tự xã hội. .

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững, các vụ việc khiếu kiện kéo dài đã cơ bản được giải quyết; tình trạng tội phạm và các tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Thực hiện chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh và đề án 375 về xây dựng mô hình “ Khu dân cư an toàn về an ninh trật tự”, đến nay toàn huyện có 218 tổ bảo vệ an ninh trật tự, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ngay tại cơ sở. (tiêu chí yêu cầu đạt) Có 100% xã đạt yêu cầu tiêu chí.

3.1.1.8. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 Thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện, xác định nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược lâu dài về xây dựng NTM của huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, bước đầu

đã đạt kết quả quan trọng. thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 23,1 triệu đồng; vượt kế hoạch 1,6 triệu đồng và gấp 2,3 lần năm 2010, tỷ lệ nhà ở dân cư được xây dựng kiên cố và bán kiên cố ngày càng tăng. Đến nay số tiêu chí bình quân của toàn huyện đến hết năm 2015 là 15,5 tiêu chí/xã, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng lên, đời sống, tinh thần vật chất được cải thiện. Qua tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (19 tiêu chí), kết quả hoàn thành các tiêu chí của các xã trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

- Xã đạt 19 Tiêu chí: Gồm 5 xã : Thiệu Đô, Thiệu Hợp, Thiệu Phú, Thiệu Tiến, Thiệu Phú,Thiệu Trung

- Xã đạt 17, 18 Tiêu chí: Gồm 03 xã: Thiệu Tâm, Thiệu Chính, Thiệu Châu

3.1. 2. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM được tổng hợp tại bảng số liệu 3.2 như sau:

Bảng 3.1. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương)

1.1 Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ 23%

1.2 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định 17%

2. Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 30%

3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 20%

4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10%

Tổng 100%

(Nguồn: Quyết định số 800/QĐ-TTg)

Như vậy, theo quy định trên, vốn ngân sách sử dụng cho xây dựng NTM chiếm 40% tổng vốn đầu tư và vốn huy động của người dân chỉ chiếm 10%.

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy kế hoạch bố trí vốn trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, đã xác định tập trung chủ yếu huy động nguồn lực của Trung ương, tỉnh hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng, lồng ghép các Chương trình, dự án và huy động nguồn đóng khác để tập trung đầu tư thực hiện Chương trình xây dựng NTM; cụ thể: Vốn Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã): 28,1%, Vốn tín dụng: 13,3%, Vốn Lồng ghép: 14,3%, huy động nhân dân đóng góp trực tiếp cho Chương trình: 14,3%.

Bảng 3.2. Tình hình huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Thiệu Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

Diễn giải

Kế hoạch Thực tế

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Vốn ngân sách Nhà nước 490,000 15.2% 544,800 16.1%

- Ngân sách TW , tỉnh 220,000 6.8% 201,900 6.0%

- Ngân sách huyện 60,000 1.9% 66,700 2.0%

- Ngân sách xã 210,000 6.5% 276,200 8.2%

2. Vốn tín dụng là 40,000 1.2% 22,530 0.7%

3. Vốn doanh nghiệp 90,000 2.8% 77,680 2.3%

4. Vốn lồng ghép 250,000 7.8% 170,560 5.0%

5. Vốn huy động từ nhân dân và cộng đồng 2,250,000 69.9% 2,502,520 73.9%

Tiền mặt, ngày công, vật liệu (quy ra tiền) 350,000 10.9% 400,520 11.8%

Vốn chỉnh trang nhà ở dân cư 1,900,000 59.0% 2,102,000 62.0%

6. Nguồn khác 100,000 3.1% 70,450 2.1%

Tổng 3,220,000 100.0% 3,388,540 100.0%

(Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa) Qua số liệu ở bảng 3.2 cho thấy nguồn lực huy động trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)