Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận về nguồn lực

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng

* Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định [23,28]

Qua tìm hiểu cách làm xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định thì những ngày đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM theo quy định của Trung ương với phương châm “Nhà nước làm, nhân dân hỗ trợ” thì gặp không ít khó khăn như: Nguồn vốn phân bổ cho xây dựng NTM rất hạn hẹp; việc lập các đề án, dự án trình các cấp thẩm quyền chờ phê duyệt mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao; chưa phát huy được nội lực, nguồn lực từ dân. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế như trên, cấp ủy, chính quyền các cấp ở tỉnh Nam Định đưa ra cách làm xây dựng NTM theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, như sau:

a. Xác định chủ thể xây dựng NTM là nhân dân, lấy nhân dân làm gốc, lấy thôn, xóm, gia đình là hạt nhân của phong trào toàn dân xây dựng NTM;

không trông chờ, ỉ lại nguồn vốn từ Trung ương phân bổ mà phát huy nội lực, sức mạnh trong dân. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm xây dựng NTM; sau khi các công trình đã xây dựng hoàn thành thì được Nhà nước kiểm tra, nghiệm thu nếu đạt kết quả thì nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng.

b. Tổ chức thực hiện xây dựng NTM:[23]

- Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM.

- Rà soát, xây dựng các quy hoạch cấp xã để làm cơ sở phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng NTM. Lập Ðề án xây dựng NTM phù hợp điều kiện của mỗi địa phương, bảo đảm tính khả thi. Tổ chức thảo luận lấy ý kiến tham gia của cộng đồng từ các thôn, xóm trước khi phê duyệt để tạo sự đồng thuận cao của người dân; công khai các quy hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

- Xã chỉ đạo thực hiện thành lập BCĐ xây dựng NTM ở xã, thôn (xóm).

Bên cạnh đó, các địa phương còn thành lập Ban vận động nhân dân đóng góp, Ban giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng công trình…

- Phân giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng NTM: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ở xã, ở thôn (xóm) và giao nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, hội đoàn thể, hộ gia đình đảm nhiệm các công việc cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Xã lo các công trình chính của xã; các thôn, xóm vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn, xóm; các hộ dân lo cải tạo ao, vườn, sân, ngõ của nhà mình. Mỗi gia đình có thêm một nghề mới. Lấy gia đình là hạt nhân; thôn, xóm làm đơn vị cơ sở để vận động xây dựng NTM.

- Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng NTM; xác định rõ lộ trình xây dựng NTM từng năm, việc nào quan trọng thì ưu tiên đầu tư làm trước, việc nào ít quan trọng hơn thì làm sau; việc xây dựng phải đảm bảo quy hoạch đã được phê duyệt; phương châm xây dựng NTM là ưu tiên cho đầu tư phục vụ sản xuất trước rồi mới đến các lĩnh vực khác; thực hiện làm từ đồng ruộng rồi mới về làng, từ hộ gia đình ra thôn (xóm); từ thôn (xóm) lên xã.

Cùng với nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, cần tập trung cao các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang thôn (xóm).

- Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo quy hoạch;

tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

- Ðẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về xã đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Chăm lo phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; đẩy mạnh phong trào

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng NTM.

- Gắn phong trào xây dựng NTM với chính sách thi đua, khen thưởng, hỗ trợ xây dựng NTM. Để thực hiện đạt 19 tiêu chí của Trung ương, địa phương đã cụ thể hóa bằng 12 tiêu chí đối với thôn xóm và 8 tiêu chí đối với hộ gia đình để triển khai thực hiện; từ đó các thôn xóm, hộ gia đình thi đua thực hiện để được tuyên dương, khen thưởng và được hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng NTM. Các mô hình, cách làm hay, đạt kết quả được tuyên dương, nhân rộng để các gia đình, địa phương khác học tập. Với phong trào thi đua sôi nổi thì các địa phương làm sau thường làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Tăng cường công tác xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến thôn phải gương mẫu, tiên phong trong việc đóng góp công sức, vật tư, đất đai… với phong trào thi đua cao nhất, tạo tiền đề để nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện, hình thành mục tiêu xây dựng NTM.

c. Một số cách làm trong việc xây dựng NTM:

- Cách huy động nguồn lực từ trong dân để xây dựng nhà văn hóa xóm:

Trước tiên, tiến hành tổ chức họp dân để phổ biến cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nhà văn hóa, đưa ra các tiêu chuẩn, công năng của nhà văn hóa, địa điểm xây dựng… để dân bàn, dân quyết định xây dựng nhà văn hóa cho phù hợp. Từ đó dự trù kinh phí thực hiện, BCĐ xây dựng NTM của thôn, xóm sẽ thực hiện vận động như sau: 50 % chi phí xây dựng công trình sẽ được chia đều trên đầu người trong độ tuổi lao động của các gia đình trong thôn, xóm và vận động đóng góp (những gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình khó khăn về kinh tế thì được miễn, giảm); 50% kinh phí còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ (50 triệu đồng/nhà văn hóa) và vận động các hội đoàn thể, các doanh nghiệp, những người con quê hương, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế… đóng góp. Những người đóng góp nhiều sẽ được ghi công đóng góp vào bia đá được công khai tại khuôn viên của nhà văn hóa.

* Cách huy động nguồn lực để xây dựng đường giao thông nông thôn:

- Đối với đường giao thông liên xã: Quy định nhiệm vụ của từng cấp, như: Huyện bố trí kinh phí làm mặt đường; Xã thực hiện việc giải phóng mặt bằng bằng hình thức vận động người dân thực hiện hiến đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Nếu những người hiến đất gặp khó khăn về kinh tế, nơi ở thì vận động người dân trong xã, trong thôn, xóm đóng góp để hỗ trợ.

Thôn, xóm vận động đóng góp xây dựng công trình cấp thoát nước, vỉa hè…theo phương thức vận động như trên.

- Đối với đường giao thông ở đồng ruộng, kênh mương nội đồng: Theo quy hoạch đã được duyệt, thực hiện công tác dồn điền đổi thửa để được cánh đồng mẫu lớn thuận tiện cho việc áp dụng khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào canh tác. Các đường giao thông nội đồng được người dân hiến đất để mở; ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 50% chi phí vật liệu cứng, còn lại các hộ

dân hưởng lợi từ đường giao thông, kênh mương sẽ được vận động đóng góp.

Ngoài ra, các xã, thị trấn triển khai làm đường bê tông đồng ruộng trong năm 2011 có chiều rộng đường 2 m trở lên, chiều dày bê tông từ 10 cm đến 15 cm thì huyện được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/km.

- Đối với giao thông nông thôn liên xóm: Đường giao thông qua đất của hộ gia đình nào thì vận động gia đình đó thực hiện hiến đất và thực hiện xây dựng hàng rào, cổng ngõ cho khang trang; việc xây dựng hàng rào cổng ngõ khang trang cũng là một trong những tiêu chí để gia đình thực hiện. Việc vận động làm đường giao thông liên xóm cũng được áp dụng theo hình thức như trên.

d. Cơ chế khen thưởng xây dựng NTM:

- Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện và các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị phải coi kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” là nội dung quan trọng khi đánh giá thi đua cho các đơn vị cấp dưới; tổ chức đánh giá, bình xét công nhận các đơn vị đạt tiêu chí NTM; bình xét đánh giá các cá nhân, tổ chức có thành tích xây dựng NTM.

- Chính sách khen thưởng xã, thị trấn đạt tiêu chí NTM:

+ Xã, thị trấn đạt tiêu chí NTM năm 2013 thưởng 100 triệu đồng.

+ Xã, thị trấn đạt tiêu chí NTM năm 2014 thưởng 50 triệu đồng.

- Chính sách khen thưởng xóm, tổ dân phố đạt tiêu chí về xây dựng NTM:

+ Xóm đạt NTM năm 2012 thưởng 5 triệu đồng.

+ Xóm đạt NTM năm 2013 thưởng 4 triệu đồng.

+ Xóm đạt NTM năm 2014 thưởng 3 triệu đồng.

- Kinh phí khen thưởng: Được bố trí từ nguồn ngân sách huyện và các nguồn khác theo quy định về thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)