Kết quả huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 77)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn

3.2.1. Kết quả huy động nguồn lực

Đối với 4 xã đạt chuẩn NTM năm 2015, được sự quan tâm tập trung chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, huyện nên trong 5 năm nguồn vốn huy động được là khá nhiều, bình quân mỗi xã là 160,75 tỷ đồng/xã; trong đó chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, vốn lồng ghép các chương trình dự án, vốn nhân dân đóng góp. Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy nguồn vốn đầu tư của Doanh nghiệp và nguồn Tín dụng chưa được huy động nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh, huyện chưa có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, lợi nhuận thấp, khả năng quay vòng vốn hạn chế. Mặt khác, đối với nguồn vốn tín dụng thì giai đoạn 2011-2015 người dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, nên số dư nợ cho vay vẫn còn hạn chế.

NTM trên địa bàn 4 xã đạt chuẩn NTM năm 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Tên xã

Tổng cộng (1+2+3 +4+5)

Vốn chương trình xây dựng NTM

(1) Lồng

ghép các chương trình dự án (2)

Doanh nghiệp

(3)

Tín dụng (4)

Cộng đồng dân cư Tổng (5)

Trong đó:

Trung ương, tỉnh

Huyện xã

1 Thiệu

Đô 124.316 45.392 8.800 2.592 34.000 45.800 1.280 16.366 15.478

2 Thiệu

Hợp 90.736 35.254 6.500 4.254 24.500 13.542 3.188 26.000 12.752

3 Thiệu

Phú 62.311 29.337 5.571 2.492 21.274 6.100 400 9.150 17.324

4 Thiệu

Tiến 51.539 28.509 7.451 2.054 19.004 5.200 2.100 6.365 9.365

Tổng cộng: 328.902 138.492 28.322 11.392 98.778 70.642 6.968 57.881 54.919

(Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa) Từ kết quả ở biểu 3.7 cho thấy các xã đã tập trung huy động được nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng NTM, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách các xã đã tập trung huy động được số lượng khá lớn; đặc biệt là nguồn Vốn lồng ghép từ các Chương trình dự án khác trên địa bàn; cao nhất là xã Thiệu Đô huy động được đến 124.316 triệu đồng, thấp nhất là xã Thiệu Tiến 51.539 triệu đồng.

a. Kết quả huy động ngân sách Nhà nước:

Theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh thì nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ chủ yếu tập trung cho: Phát triển sản xuất; tập huấn, đào tạo; quản lý chỉ đạo; tuyên truyền; xây dựng cơ sở hạ tẩng như: Đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản

văn hoá thôn...

Bảng 3.8. So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách trong xây dựng NTM ở 4 xã chuẩn XD NTM giai đoạn (2011-2015)

ĐVT: Triệu đồng

TT Đơn vị Kế hoạch

theo đề án

Kết quả thực hiện

So sánh Thực hiện/Kế hoạch

(%)

1 Xã Thiệu Đô 55.354 45.392 82,0

2 Xã Thiệu Hợp 65.210 35.254 54,1

3 Xã Thiệu Phú 47.200 29.337 62,1

4 Xã Thiệu Tiến 64.576 28.509 44,1

Tổng cộng 232.340 138.492 59,6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập của tác giả) Số liệu bảng 3.8 cho thấy kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây dựng NTM ít hơn kế hoạch đề ra ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là khi các địa phương xây dựng đề án xây dựng NTM ở các xã chủ yếu tập trung theo hướng dẫn của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, dự kiến kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì gặp khó khăn, do kinh tế suy thoái, số lượng xã của cả nước quá nhiều nên việc hỗ trợ đầu tư cho các địa phương là quá ít so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, kết quả hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước so với kế hoạch đề ra là không đạt yêu cầu.

Ở 4 xã nêu trên thì, kết quả thấp nhất là xã Thiệu Tiến, đạt 44,1%; cao nhất là xã Thiệu Đô đạt 82%. Nguyên nhân có sự chênh lệch nêu trên là do các xã có điều kiện về nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất.

b. Kết quả huy động vốn của người dân:

dân trong xây dựng NTM ở các xã

ĐVT: Triệu đồng

TT Đơn vị Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH

(%)

1 Xã Thiệu Đô 23.451 15.478 66,0

2 Xã Thiệu Hợp 21.365 12.752 59,6

3 Xã Thiệu Phú 19.621 17.324 88,2

4 Xã Thiệu Tiến 19.613 9.365 47,7

Tổng cộng 84.050 54.919 65,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập của tác giả) Số liệu bảng 3.9 so sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn của dân cho xây dựng NTM ở các xã, kết quả cho thấy, các xã: Thiệu Phú, Thiệu Đô là những xã có kết quả huy động vốn của dân vượt cao so với. Các xã có kết quả huy động vượt thấp là xã Thiệu Hợp và xã Thiệu Tiến.

Đối với những xã có kết quả huy động từ dân đạt mức cao, qua tìm hiểu được biết, đây là những xã đã thực hiện và triển khai tốt công tác tuyên truyền huy động vận động người dân góp vốn tham gia xây dựng NTM thông qua các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương, đã tạo được sự đồng thuận trong dân trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn các xã.

c. Kết quả huy động vốn từ các chương trình dự án, lồng ghép:

Trong 5 năm 4 xã đã huy động vốn từ các chương trình dự án lồng ghép cho xây dựng NTM được 70.642 triệu đồng.

Các Chương trình dự án lồng ghép chủ yếu trên địa bàn các xã, trong 5 năm là:

- Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Chương trình MTQG về Dạy nghề và Việc làm.

- Chương trình MTQG về Y tế.

- Chương trình kiên cố hóa trường lớp học.

- Cơ chế, chính sách phát triển đường giao thông nông thôn.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1.

- Cơ chế, chính sách XD vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

- Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn tập trung.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống gốc vật nuôi.

- Cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

d. Kết quả huy động nguồn vốn tín dụng:

Nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản xuất là 57.881 triệu đồng; gồm có:

Chương trình vay vốn giảm nghèo thông qua Hội phụ nữ là 30.245 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 52,2%; trong đó vay tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 12.557 triệu đồng, vay tại ngân hàng Chính sách xã hội là 17.688 triệu đồng.

Vốn tín dụng cho vay Hội nông dân là 27.636 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 47,8%; trong đó vay tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là 12.549 triệu đồng, vay tại ngân hàng Chính sách xã hội là 15.087 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)