Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 52)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN THIỆU HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thiệu Hóa hiện đang

thực hiện trên địa bàn 27 xã. Giai đoạn 2011 -2015 kế hoạch huyện Thiệu Hóa Hóa có 5 xã đạt chuẩn NTM gồm: xã Thiệu Trung (đạt chuẩn NTM năm 2012), 4 xã: Thiệu Đô, Thiệu Hợp, Thiệu Phú, Thiệu Tiến (đạt chuẩn NTM năm 2015) trong đó xã Thiệu Trung là xã điểm của tỉnh.

Tuy nhiên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá “Giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 4 xã trong chỉ đạo điểm của huyện và đã đạt chuẩn NTM năm 2015: Xã Thiệu Đô, Thiệu Phú, Thiệu Hợp, Thiệu Tiến.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu và thu thập các số liệu: Số liệu thứ cấp đã được công bố rộng rãi đồng thời thể hiện rõ nguồn gốc nơi thu thập thông tin:

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, các xã; các bộ phận, ban nhành chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu; BCĐ chương trình xây dựng NTM ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu.

- Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp... các ngành có liên quan trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Những nội dung liên quan đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Thiệu Hóa.

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Việc thu thập các thông tin được thể hiện ở nhiều nguồn, đối tượng và bằng các hình thức khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều

tra, thảo luận, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Bảng 2.3. Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

TT Đối tượng Phỏng vấn Số lượng

phiếu điều tra

1 Nông dân 30

2 Nhà hảo tâm 30

3

Cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thanh niên… doanh nghiệp…

30

4 Điều tra cán bộ xây dựng NTM 30

Tổng số phiếu điều tra 120

(Nguồn: tác giả 2016) Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin đã thể hiện rõ được những nội dung, đối tượng điều tra:

1. Phiếu điều tra hộ Nông dân

Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của người dân về những khoản đóng góp của họ trong quá trình xây dựng NTM ở địa phương đồng thời nêu ra được các giải pháp để huy động cơ sở vật chất như: tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp khác trong thời gian tiếp theo.

2. Phiếu điều tra các hộ gia đình, nhà hảo tâm

Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của các hộ gia đình, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ địa phương về kinh phí, vật chất…

tham gia xây dựng NTM; sự hài lòng của hộ gia đình, doanh nghiệp trong các trong việc hỗ trợ chương trình xây dựng NTM; xin ý kiến về các giải pháp để huy động vốn trong xây dựng NTM.

3. Cán bộ thuộc các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Đoàn thanh niên, phụ nữ….

Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể về kết

quả những đóng góp của đoàn thể cho chương trình xây dựng NTM. Sự tham gia các ý kiến của các tổ chức đoàn thể nhằm hoàn thiện và nâng cao giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại huyện Thiệu hóa.

4. Phiếu điều tra cán bộ xây dựng NTM

Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các BCĐ, ban quản lý và tiểu ban quản lý về kết quả xây dựng NTM trong thời gian qua trên địa bàn huyện…Đánh giá của cán bộ về gải pháp huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM ở từng tiêu chí cụ thể trên địa bàn huyện Thiệu Hóa 2.2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý

- Đối với thông tin thứ cấp: Số liệu được phân theo nhóm của đề tài, từ đó tính toán các chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

+ Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia:

Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia để đánh giá thực trạng công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM; so sánh mức độ hiệu quả và các giải pháp của công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM ở các xã nghiên cứu trên địa bàn huyện.

+ Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu để sử dụng, phân tích đánh giá thực trạng công tác huy động nguồn lực trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong thời gian qua; xác định tính hiệu quả để đưa ra được các giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Thiệu Hóa trong thời gian tới.

+ Phương pháp tổng hợp tài liệu

Dùng phương pháp lập bảng thống kê, phân tổ thống kê, dãy số thời gian để tổng hợp tài liệu theo tiêu thức nghiên cứu.

Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về tài chính

- Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng NTM qua các năm.

- Vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương, vốn đầu tư của Tỉnh, Huyện, xã và vốn huy động từ nhân dân.

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, công trình, mô hình ở từng địa phương trong đó tỷ lệ:

+ Vốn ngân sách Trung ương; Tỉnh; huyện; xã + Vốn tín dụng

+ Vốn doanh nghiệp

+ Vốn huy động từ nhân dân và cộng đồng 2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)

- Kết quả thực hiện huy động đất đai của Huyện; xã

- Kết quả huy động đất đai do nhân dân tự nguyện hiến đất trong xây dựng NTM,

- Đánh giá, so sánh tỷ lệ % sử dụng nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra.

2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

Kết quả huy động ngày công lao động công ích của người dântham gia các hoạt động trong xây dựng NTM tại địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn năng lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)