NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 41 - 44)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa;

- Đánh giá khả năng của cộng đồng về xây dựng nông thôn mới huyện Minh Hóa;

- Đánh giá năng lực từ các hộ và nhóm hộ về tiềm lực vật chất và lao động...;

- Đánh giá tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: tham gia thụ động, tham gia như những người đóng góp, tham vấn, thực hiện các hoạt động, ra quyết định hay tự vận động;

- Xác định cơ chế, mức độ đóng góp, các trường hợp đặc biệt trong việc đóng góp;

- Đưa ra một số nguyên nhân, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi đặc biệt khó khăn huyện Minh Hóa;

- Đề xuất một số giải pháp để huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Minh Hóa.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

* Chọn điểm: nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau:

+ Chọn 2 xã trong 5 xã điểm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Minh Hóa để nghiên cứu: xã Quy Hóa và xã Thượng Hóa. Hai xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này có nhiều đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:

+ Chọn 2 xã, đại diện cho 2 khu vực là vùng phụ cận của trung tâm huyện lỵ (xã Quy Hóa) và vùng Biên giới, rẻo cao có đồng bào dân tộc ít người sinh sống (xã Thượng Hóa):

- Xã 1: xã Quy Hóa

Xã Quy Hóa giáp ranh và cách trung tâm thị trấn Quy Đạt 3Km về phía Nam, có diện tích nhỏ (7.3Km2) nhưng bù lại mật độ dân số cao (180 người/Km2), dân số trung bình 1,316 người Quy Hóa vần là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các xã miền xuôi, nhưng xét trên toàn bộ tổng thể huyện Minh Hóa thì Quy Hóa vẫn là xã có điều kiện kinh tế khá, điều kiện đi lại thuận tiện, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội hơn các địa phương khác của huyện. Xã Quy Hóa có tỷ lệ dân là người dân tộc Kinh chiếm đa số, tỷ lệ mù chữ, thất học rất thấp, chính vì vậy xã Quy Hóa được chọn làm xã đại diện cho nhóm có điều kiện tốt hơn để thực hiện các cuộc vận động cho chương trình Nông thôn mới.

- Xã 2: xã Thượng Hóa

Xã Thượng Hóa nằm ở phía Tây Nam huyện Minh Hóa, cách Trung tâm huyện

lỵ thị trấn Quy Đạt 18Km, tiếp giáp huyện Bố Trạch, phía Tây có đường biên giới Việt – Lào. Tuy có diện tích rộng lớn bậc nhất trong các xã huyện Minh Hóa (354.74Km2), nhưng mật độ dân số thấp (9 người/Km2), trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân tộc Kinh và các dân tộc ít người khác là tương đương. Là một xã nằm trong chương trình 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong nhiều năm nhưng chưa cải thiện được nhiều về cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội của xã. Để đạt được 19 tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn xã Thượng Hóa là một thách thức đối với chính quyền huyện và xã.

Xã Thượng Hóa đại diện cho nhóm địa phương gặp nhiều điều kiện khó khăn hơn trong quá trình xây dựng Nông thôn mới.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp: tổng hợp lý luận về nguồn lực cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình;

tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực cộng đồng, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực cộng đồng; tổng hợp các tài liệu từ các chương trình phát triển nông thôn trong nước và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.

- Thông tin sơ cấp: nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau: Tại mỗi xã phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội và 3 thôn, tại mỗi thôn chọn 15 mẫu hộ để điều tra, phỏng vấn.(45 hộ trên 1 xã)

Trong điều tra, viêc xác định cỡ mẫu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ chính xác và khả nay suy luận của nghiên cứu đồng thời giảm các chi phí không cần thiết khi phải điều tra quá lớn.

Trong trường hợp này, biết được số lượng chính xác số lượng phần tử của tổng thể (N)

Kích cỡ mẫu có thể được tính bằng công thức Slovin (1960) :

Trong đó:

n : cỡ mẫu

N: tổng số hộ thực sống trên địa bàn nghiên cứu

e: khả năng sai số. Mức sai số được chọn trọng khảo sát này là 10%.

Vậy, để đảm bảo tương quan nhất định, tôi tiến hành khảo sát trên mỗi xã là 45 hộ.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Để nghiên cứu nguồn lực của cộng đồng có thể đóng góp cho cuộc vận động

xây dựng nông thôn mới, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu Phát triển cộng đồng dựa vào tài sản và nguồn lực trong cộng đồng (phương pháp ABCD) khởi điểm từ các tài sản và sức mạnh hiện có của cộng đồng, đặc biệt sức mạnh vốn có trong các hội, nhóm cộng đồng và mạng lưới xã hội trong cộng đồng. ABCD được xem như là một trong những lựa chọn các phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu để phát triển. Chìa khóa của ABCD là chỉ dựa vào sự kết nối cộng đồng (cá nhân, tổ chức, hội, …) chứ không phải được thúc đẩy bới những ảnh hưởng bên ngoài.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia và phương pháp SWOT để làm rõ mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố và phân tích thực trạng các nguồn lực từ đó đánh giá mức độ đóng góp cũng như xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra các giải pháp huy động hiệu quả.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, mức thu nhập của các hộ...qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng NTM.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc huy động các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới của huyện Minh Hóa , sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX . . . vào chương trình xây dựng NTM của huyện. Từ đó xác định hiệu quả của việc huy động nguồn lực cộng đồng vào chương trình xây dựng N TM .

2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ ban quản lý xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp SWOT để xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong việc huy động nguồn lực cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời cũng thấy được cơ hội và thách thức từ bên ngoài có ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Minh Hóa.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và viết báo cáo.

- Tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 2 xã

- Xử lý và phân tích thông tin, số liệu, bằng phần mền Excel.

- Ngoài các phương pháp trên, còn áp dụng một số phương pháp khác để xử lý.

Bản đồ hành chính huyện Minh Hóa CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)