CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Một số đặc điểm của các hộ được điều tra
Quy Hóa là một xã nghèo, địa hình tương đối phức tạp, có khe nước Sạt chảy qua địa bàn chia cắt thành hai khu dân cư đó là thôn 1- thôn 3 và thôn 2 – thôn 4. Dân số 1316 người, tổng số 328 hộ. Mật độ dân số là 180 người/km2. Trong tổng số 759 lao động, lao động nông nghiệp chiếm 85.2%, lao động phi nông nghiệp chiếm 14.8%.
Với địa hình đa dạng, có sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, nguồn tài nguyên đất đai ít, đa dạng hóa sản phẩm là cơ sở cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Một số cơ sở dịch vụ đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả thu hút được lực lượng lao động trên địa bàn.
Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh có hệ thống điện tương đối bảo đảm, môi trường trong lành, sự ảnh hưởng của môi trường do sản xuất không lớn. Trên địa bàn có các khe suối phân bố tương đối đồng đều, địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ tưới nước cho sản xuất nông nghiệp.
Bước đầu đã hình thành các cụm dân cư tập trung thuận lợi cho việc quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ cấp trung ương đến huyện từ khi triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới đến nay trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội đã có sự phát triển hầu hết các mặt. Qua 6 năm thực hiện thì đến năm 2016, xã Quy Hóa đã đạt chuẩn Nông thôn mới, tuy vậy nhiều tiêu chí chưa bền vững.
3.4.2. Đặc điểm của xã Thượng Hóa
So với Quy Hóa là một xã nghèo thì Thượng Hóa là xã có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn, mật độ dân cư thấp hơn (9 người/Km2), số lượng người dân thuộc nhiều nhóm dân tộc hơn. Cụ thể tỷ lệ hộ nghèo 51.22%. Người dân sống phân tán thành các bản,làng trên các sườn đồi, sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ. Tại các bản người dân tộc ít người thì tỷ lệ người nghèo chiếm trên 90%. Trên địa bàn xã có 3 dự án lớn đang triển khai đó là: Dự án Plan, Dự án Phong Nha – Kẻ Bàng và Dự án giảm nghèo bền vững vì người nghèo, dự án đã hỗ trợ cho 29 hộ dân bản Phú Minh làm nhà vệ sinh với tổng số tiền 29 triệu đồng, tu sửa các công trình nước sạch bản Ón 130 triệu đồng, hỗ trợ cho các thôn, bản tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi hàng năm với chi phí trên 10 triệu đồng… Với xuất phát điểm thấp và gặp rất nhiều khó khăn, qua 6 năm thực hiện NTM thì Thượng Hóa đã đạt 9 tiêu chí.
3.4.3. Đặc điểm nhân khẩu và lao động trên địa bàn nghiên cứu
Thực tế ngày nay cho thấy ở nhiều quốc gia, sự giàu có của xã hội không những chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào mức độ trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay “nền kinh tế tri thức” và tri thức của con người là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất,
trong đó yếu tố lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, nghiên cứu về quy mô và chất lượng lao động là cần thiết trong nghiên cứu Phát triển nông thôn.
Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu lao động tại điểm nghiên cứu
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu Xã Quy Hóa Xã Thượng Hóa BQC
1 Dân tộc Kinh 43.00 37.00 40.00
2 Dân tộc khác 2.00 8.00 5.00
3 Tuổi chủ hộ 45.55 57.32 51.43
4 Số khẩu/hộ 4.70 5.20 4.95
5 Số lao động chính/hộ 2.70 3.90 3.80
6 Lao động nữ/hộ 1.60 1.20 1.50
7 Lao động nam/hộ 1.20 2.40 2.20
8 Lao động nông nghiệp/hộ 2.80 2.80 2.80
9 Lao động phi nông
nghiệp/hộ 0.80 0.60 0.70
“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”
Qua kết quả bảng 3.6 có thể nhận thấy sự khác biệt trong 2 cộng đồng tại 2 xã, về tuổi trung bình của chủ hộ tại Thượng Hóa là 57.32 tuổi, cao hơn nhiều so với Quy Hóa là 45.55. Các chỉ số về lao động khá tương đương nhau. Ban đầu có thể đánh giá rằng tại Thượng Hóa sẽ khó khăn hơn trong quá trình trao đổi và truyền đạt thông tin, cũng bởi vì tại Thượng Hóa có một số lượng lớn người dân tộc Bru-Vân Kiều, người Sách, Rục, Mày, Mã Liềng... càng khó khăn hơn trong quá trình tuyên truyền vận động.
Tuy có các chỉ tiêu nhân khẩu gần tương đương nhau nhưng có sự khác biệt về thu nhập của hai địa phương.
Bảng 3.7. Phân loại hộ theo thu nhập tại địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu Xã Quy Hóa Xã Thượng Hóa Toàn mẫu (BQC) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
Hộ nghèo 17 37.77 22 48.88 39 43.33
Hộ TB 20 44.44 16 35.55 36 40.00
Hộ khá 8 17.77 7 15.55 15 16.66
Tổng 45 100 45 100 90 100
“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”
Trong khi xã Thượng Hóa là xã đặc biệt khó khăn với trên 50% hộ nghèo và 31.4% hộ cần nghèo thì tại Quy Hóa số lượng hộ nghèo và cận nghèo thấp hơn với 35.77% và 28.61%. Trước năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương này thấp hơn, nhưng khi dựa theo chuẩn nghèo đa chiều, số lượng hộ nghèo đã tăng lên, dựa theo chuẩn nghèo là cách thức xác định loại hộ một cách tương đối bởi vì dù theo chuẩn nghèo nào đi nữa, ranh giới giữa hộ nghèo và không nghèo là rất khó xác định rõ ràng.
Thu nhập của hộ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng, bởi rất nhiều chỉ tiêu thực hiện NTM cần huy động nguồn lực tài chính. Xây dựng NTM là một quá trình mà nhà nước và nhân dân cùng làm, kinh tế hộ gia đình không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, nguồn vốn chỉ phụ thuộc một chiều từ cấp trên ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng NTM và ý thức duy tu, bảo dưỡng, đối với các công trình xây dựng.
Trong quá trình xây dựng NTM thì trình độ học vấn của chủ hộ cũng tác động.
Bởi vì, chủ hộ là người có tác động mạnh mẽ đến khả năng đóng góp, tiếp nhận và xử lý thông tin của hộ, là người trực tiếp tham gia các cuộc hội họp tại địa phương, người đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình.
Bảng 3.8: Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ Xã Quy Hóa Xã Thượng Hóa Toàn mẫu (BQC) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Mù chữ 3 6.66 12 26.66 15 16.67
Cấp I 18 40.00 10 22.22 28 33.11
Cấp II 12 26.66 16 35.55 28 33.11
Cấp III 8 17.78 5 11.11 13 14.44
Trên cấp III 4 8.88 2 4.44 6 6.67
Tổng 45 100 45 100 90 100
“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”
Tỷ lệ người mù chữ tại Quy Hóa là 6.66% thấp hơn nhiều so với tại Thượng Hóa là 26.66%. Đại đa số những chủ hộ mù chữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số và ở nơi địa bàn khó khăn không thuận tiện giao thông đi lại.
Tuy rằng, tỷ lệ chủ hộ trên cấp 3 cũng rất thấp chỉ có 8.88% ở Quy Hóa và 4.44% ở Thượng Hóa nhưng đại đa số chủ hộ đã đọc thông viết thạo, họ có thể đọc và hiểu các tài liệu truyền thông của địa phương qua báo cáo, băng rôn, biểu ngữ tại địa phương.
Tóm lại, địa bàn Quy Hóa có mật độ dân cư cao hơn, trình độ dân trí, năng lực lao động cao hơn Thượng Hóa, có thể tạm kết luận rằng tiến trình xây dựng NTM ở Quy Hóa sẽ thuận lợi hơn. Nhưng ở Thượng Hóa có nguồn vốn là văn hóa cộng đồng mà Quy Hóa sẽ không mạnh mẽ bằng. Đó là sự liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làng bản với nhau, tinh thần đoàn kết của những người trong cộng đồng làng bản. Điều này gợi ý cho cán bộ vận động chính sách tại địa phương một gợi ý đó là tiếp xúc với cộng đồng thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng qua đó người dân sẽ sớm có được sự đồng thuận nhanh chóng hơn là các cách tiếp xúc thông thường.
3.4.4. Cơ cấu kinh tế, thu nhập của các xã nghiên cứu
Là địa phương nhận được nhiều hỗ trợ của cấp trên nhưng 2 xã chưa có sự đa dạng về nguồn thu nhập, điều này được thể hiện ở cơ cấu thu nhập của 2 xã thông qua bảng 3.9 dưới đây.
Bảng 3.9: Cơ cấu thu nhập của các hộ nghiên cứu
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn thu nhập Xã Quy Hóa Xã Thượng Hóa BQC
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Trồng trọt 16.8 58.95 10.6 67.52 13.7 56.61
Chăn nuôi 4.2 14.74 2.3 14.65 3.25 13.43
Làm công ăn lương 2.7 9.47 - - 2.7 11.16
Làm thuê thời vụ 3.3 11.58 2.8 17.83 3.05 12.60
Tiền gửi về - - - -
Tự kinh doanh 1.5 5.26 - - 1.5 6.20
Tổng thu nhập hàng năm 28.5 100 15.7 100 24.2 100
“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”
Tổng thu nhập của Quy Hóa cao hơn Thượng Hóa và có mức độ đa dạng lớn hơn. Ngành nghề chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, làm công theo thời vụ và một số hộ tự kinh doanh nhỏ (như bán tạp hóa, nông lâm sản). Thu nhập chủ yếu cũng là từ trồng trọt và chăn nuôi. Diện tích nhỏ hẹp, năng suất của lúa, lạc tại địa phương không cao như các xã đồng bằng chính vì vậy giá trị mang lại thấp, chỉ ở mức 13.7 triệu đồng/năm ở Thượng Hóa và 16.8 triệu đồng/năm ở Quy Hóa.