Khả năng đóng góp của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Tình hình huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới từ người dân

3.5.3. Khả năng đóng góp của người dân

Người dân đã tham gia đóng góp qua các hình thức: tiền mặt, lao động, vật chất, đất đai,… nhưng câu hỏi đặt ra là những khoản đóng góp đó có hợp lý theo ý kiến của người dân hay không? có vượt quá sức và khả năng chi trả của hộ hay không?… Chính vì điều đó, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 xã, lấy ý kiến thảo luận về mức độ hài lòng của người dân về cách thức và số lượng các nguồn vốn đóng góp của người dân. Từ đó xem xét tiềm năng của hộ đối với từng loại hình đóng góp của hộ, làm thế nào để vận động được nhiều nguồn lực nhất có thể mà phù hợp với khả năng của hộ.

3.5.3.1. Khả năng đóng góp về tiền mặt

Tiền mặt là đầu nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM tại các xã, huyện miền núi.

Bảng 3.15: Ý kiến đánh giá của người dân về mức đóng góp tiền mặt trong XDNTM ĐVT: %

Quy Hóa Thượng Hóa

BQC Nhóm hộ Hộ

Nghèo

Hộ Trung

Bình

Hộ Khá

Hộ Nghèo

Hộ Trung

Bình

Hộ Khá Quá khả

năng 29.41 15.01 9.99 45.46 18.76 28.55 26.09 Vừa với

khả năng 67.95 72.75 41.00 45.46 62.49 28.55 58.69 Thấp hơn

khả năng 2.64 12.24 49.01 9.08 18.76 42.89 15.22

Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 “Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”

Theo quy định của các cơ quan chức năng thì các hộ nghèo được miễn đóng góp các khoản tiền mặt cho xây dựng NTM. Tuy nhiên, các hộ cũng có thể đóng góp tự nguyện nếu có khả năng.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Quy Hóa, các hộ nghèo có tỷ lệ hài lòng rất cao đối với đóng góp về tiền mặt là 70% hộ nghèo ở Quy Hóa. Tỷ lệ này cũng tương đương tại nhóm hộ trung bình. Tuy nhiên, tại nhóm hộ khá, có sự phân hóa khá cao, 40% hộ khá tại Quy Hóa cho rằng đóng góp về tiền mặt thấp hơn khả năng của họ, chỉ có khoảng 10% số hộ (1 hộ trong nhóm hộ khá) cho rằng đóng góp tiền mặt như vậy là khá cao. Như đã trình bày ở trên, Minh Hóa có mức độ chênh lệch giữa người giàu và người nghèo khá cao (trên 3.5 lần) chính vì vậy, khả năng huy động tài chính ở nhóm hộ giàu và nghèo khá cao. Ta có thể kết luận rằng, khả năng huy động vốn tiền mặt tại nhóm hộ giàu ở Quy Hóa có thể cao hơn mức đóng góp hiện tại.

Đối với các khoản đóng góp về tiền mặt tại Thượng Hóa có rất nhiều ý kiến trái chiều. Đối với nhóm hộ nghèo, tỷ lệ hộ cho rằng quá khả năng và vừa khả năng là ngang nhau là khoảng 40%. Đối với nhóm hộ trung bình, 70% cho rằng mức đóng góp tài chính là vừa khả năng. Đối với nhóm hộ khá, ý kiến chia đều cả ba nhóm, 60% ý kiến cũng cho rằng mức đóng góp tiền mặt là chấp nhận được và thấp hơn khả năng của họ. Vậy, tại Quy Hóa có tiềm năng huy động thêm vốn tài chính đối với nhóm hộ.

3.5.3.2. Khả năng đóng góp về vật chất

Các vốn vật chất được đề cập bao gồm: cây cối, công trình trên đất, vật liệu xây dựng… Tìm hiểu dưới đây cho thấy mức đầu tư về vốn vật chất hiện nay đúng với khả năng của các hộ trên địa bàn nghiên cứu, mức huy động của cán bộ địa phương là hợp lý. Chi tiết được thể hiện ở bảng 3.16 của 2 xã dưới đây.

Bảng 3.16: Ý kiến đóng góp mức đóng góp vật chất của các nhóm hộ

ĐVT: %

Quy Hóa Thượng Hóa

Nhóm hộ Hộ Nghèo Hộ BQC

Trung Bình Hộ Khá Hộ Nghèo Hộ

Trung Bình Hộ Khá Quá với

khả năng 16.68 15.01 0.00 36.37 6.66 0.00 18,06 Vừa khả

năng 83,33 60,00 50,00 54,55 73,33 57,13 65,07 Thấp hơn

khả năng 0,00 24,99 50,00 9,08 20,01 42,87 16,87

Tổng 100 100 100 100 100 100 100

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”

Tại xã Quy Hóa, đa số ý kiến ở các nhóm hộ đều cho rằng các mức đóng góp là hợp lý và vừa với khả năng của các nhóm hộ, nhóm hộ khá còn có thể huy động thêm nếu cần chiếm 50% số hộ nghiên cứu, 50% số hộ hài lòng với mức đóng góp của địa phương đưa ra. Vậy theo khảo sát cho thấy, địa phương có thể huy động thêm vốn vật chât đối với các nhóm hộ trên.

Tại xã Thượng Hóa, kết quả cho thấy các mức đóng góp về vật chất được người dân nhiệt tình hưởng ứng và có tỷ lệ đồng thuận cao khi cho rằng, mức đóng góp như vậy là hợp lý, mỗi nhóm hộ có từ 2-3 hộ thấy rằng mức đóng góp như vậy là thấp hơn so với khả năng của hộ và có thể đóng góp thêm.

3.5.3.3. Khả năng đóng góp về công lao động

Lao động địa phương có số lượng khá đông, tuy rằng đa số là lao động nông, lâm nghiệp nhưng lại có sức khỏe và thời gian để cống hiến cho cộng đồng. Khác với nhóm hộ nghèo ở vùng đồng bằng, hộ nghèo ở vùng đồng bằng thường rơi vào nhóm hộ già cả, neo đơn, không có sức lao động thì nhóm hộ nghèo ở miền núi thường là nhóm hộ đông con, thiếu đất sản xuất, ở vùng đi lại khó khăn, dân tộc thiểu số, từ cán bộ địa phương cũng cho rằng, huy động công lao động dễ dàng hơn khi huy động các đóng góp khác.

Bảng 3.17: Ý kiến đóng góp của người dân về công lao động của các nhóm hộ ĐVT: %

Quy Hóa Thượng Hóa

BQC Nhóm hộ Hộ Nghèo Hộ

Trung Bình Hộ Khá Hộ Nghèo Hộ

Trung Bình Hộ Khá Quá khả

năng 5.88 9.99 0.00 18.18 6.66 28.55 11.23 Vừa với

khả năng 94.12 65.01 87.51 54.55 73.33 28.55 68.54 Thấp hơn

khả năng 0.00 25.00 12.49 27.27 20.01 42.89 20.22 Tổng 100.00 100.00 0.00 100.00 100.00 100.00 100.00

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017”

Tại xã Quy Hóa, đối với tất cả các nhóm hộ đều hài lòng về đóng góp công lao động. Nhóm hộ trung bình có tỷ lệ người dân cho rằng đóng góp công lao động như

vậy là thấp cao hơn hẳn 2 nhóm hộ khá và nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, đa số nguồn đóng góp của họ đối với hoạt động xây dựng NTM là lao động, chính vì vậy, lượng công lao động họ đóng góp cao hơn hẳn hai nhóm còn lại. Vậy nên, tuy rằng họ có khả năng đóng góp công lao động nhưng không nên tăng thêm.

Các ý kiến về sự đóng góp công lao động tại xã Thượng Hóa có sự phân chia và chênh lệch không cao ở cả ba nhóm hộ về các ý kiến của mức đóng góp công lao động. Tất cả các nhóm hộ đều có 10- 35% cho rằng đóng góp công lao động như vậy là thấp hơn khả năng của họ, thay vì đóng góp các vốn khác thì họ sẵn sàng đóng góp thêm công lao động. 30-70% số hộ trong các nhóm cho rằng đóng góp về công lao động như vậy là phù hợp. Qua đây, có thể khẳng định rằng, có thể đóng góp thêm công lao động để hoàn thành các công trình xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)