Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa

3.2.1. Tình hình phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế

Minh Hóa là huyện miền núi, rẻo cao của tỉnh Quảng Bình, điểm đầu của tuyến đường 12A nối hai nước Việt-Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Đồng bào các dân tộc

thiểu số ở đây có trên 1,821 hộ, 9,059 khẩu, chủ yếu sống tập trung tại 43 bản thuộc 4 xã vùng cao biên giới là Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa. Phần lớn, dân cư là người Khùa thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều, người Sách, Rục, Mày, Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt. Đời sống của cộng đồng các dân tộc ít người nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Trước khi thực hiện các chương trình dự án huyện Minh Hoá là một huyện miền nuí với nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn và nhiều nơi chỉ đi lại được trong mùa khô; Thông tin liên lạc hạn chế; Trường học trạm xá thiếu nhiều. Tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp, các mặt giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, chăm lo chính sách, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở yếu là những vấn đề bức xúc trước yêu cầu của sự phát triển. Tình hình an ninh biên giới chưa thật sự vững chắc, buôn lậu, vượt biên, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép vẫn đang còn diễn ra ở một số nơi.

Trong nhiều năm qua, các cấp ngành Trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số ở Minh Hóa trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, diện mạo thôn bản đã có nhiều đổi thay đáng kể, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm) cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của đại bộ phận đồng bào. Đặc biệt, được thụ hưởng từ Chương trình 135 giai đoạn II (2006- 2010), các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc - miền núi của huyện Minh Hóa đã có bước phát triển vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện nói chung và của 12 xã đặc biệt khó khăn nói riêng giảm đáng kể. Trước năm 2001, hộ đói nghèo toàn huyện chiếm trên 75% thì nay giảm còn 35.56%

Tuy vậy, huyện Minh Hoá vẫn là một huyện miền núi của tỉnh, tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao, nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa phát triển một cách đồng bộ, điều kiện thiên tai khắc nghiệt, thiếu kinh nghiệm làm ăn, sự hiểu biết về kế hoạch hoá gia đình còn hạn chế, thiếu vốn sản xuất, trình độ dân trí thấp...

Lao động nông nghiệp chiếm trên 79%, lao động ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ không đáng kể. Song có quyết tâm của toàn thể nhân dân cùng với sự chỉ đạo của Thường vụ huyện uỷ, thường trực UBND huyện trong những năm qua đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên.

3.2.2. Tình hình cơ sở vật chất của vùng

* Giao thông

Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ: Đường Hồ Chí Minh dài 56 km chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam huyện; Quốc lộ 12C chiều dài 18 km nối từ ngã ba Hồng Hóa– ngã ba Hóa Tiến (đường Hồ Chí Minh); Quốc lộ 12A dài 65 km từ Đông sang Tây đã được xây dựng nâng cấp, nối cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với trung tâm huyện và Quốc lộ 1A, đây là các tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua hầu hết

các vùng có dân cư tập trung nên có ý nghĩa quan trọng cho việc giao lưu kinh tế của huyện với các địa phương khác và với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Hệ thống đường huyện: Hiện có 86.7 km, trong đó đã bê tông và nhựa hóa được 47 km (chiếm 54.5%). Hệ thống đường xã: Toàn huyện có khoảng 220 km, chủ yếu là đường đất và cấp phối, rãnh thoát nước và hệ thống cầu cống chưa được xây dựng kiên cố, vv… Đến nay toàn huyện còn có 4/16 xã đường ô tô chưa lưu thông được cả 4 mùa.

Hệ thống bến xe: Huyện có 02 bến xe đã được xây dựng kiên cố: Bến xe Quy Đạt và bến xe Cha Lo, 02 điểm bến chưa được xây dựng kiên cố tại Trung Hóa và Hóa Tiến.

* Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi đến nay đã có 37 công trình đập thủy lợi và 86 km kênh mương tưới tiêu cho 503.5 ha ruộng, trong đó đã bê tông hóa được 85 km kênh mương. Các hồ đập được xây dựng kiên cố, nhưng phần lớn các hồ đập đã xây dựng từ lâu đến nay một số hồ đập đã xuống cấp nghiêm trọng nên chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của nhân dân. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất còn thiếu, các công trình thủy lợi nhỏ, chủ yếu là các đập, hồ chứa lượng nước phụ thuộc vào lượng mưa trong năm. Hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được yêu cầu nên không đảm bảo nước tưới vào mùa khô. Nhiều chương trình dự án đã đầu tư xây dựng đáp ứng một phần nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân. Tại trung tâm huyện lỵ có một công trình nước sạch, 7/15 xã đã được xây dựng công trình nước tự chảy phục vụ cho nhân dân ở một số nơi khan hiếm nguồn nước.

* Hệ thống điện

Mạng lưới điện Quốc gia đã được kéo về tất cả các xã, số hộ được dùng điện sinh hoạt đạt 98.6% trong tổng số hộ toàn huyện, số hộ còn lại vẫn chưa được dùng điện sinh hoạt, do ở quá xa đường dây hạ thế, chưa có điều kiện để kéo điện, tập trung vào các bản của 2 xã vùng dân tộc thiểu số là Dân Hóa và Trọng Hóa.

* Mạng lưới thông tin liên lạc:

Hoạt động bưu chính viễn thông đã cơ bản đảm bảo công tác chuyển phát phục vụ kịp thời đến tất cả các xã trên địa bàn huyện. Mạng lưới điểm bưu điện văn hóa xã ngày càng được mở rộng, toàn huyện có 16 điểm ở 16 xã, thị trấn và 2 bưu cục. Hệ thống cáp đồng đã được kéo đến 13/16 xã và thị trấn, 16/16 xã, thị trấn đã được phủ sóng di động.

* Truyền thanh-truyền hình

Hiện đã có 93% số hộ trên toàn huyện xem được truyền hình. Các chương trình phát thanh, truyền hình từng bước được nâng cấp, tăng thời lượng phát sóng, chất lượng bài viết cho công tác tuyên truyền đã được chú trọng và cải thiện đáng kể.

3.2.3. Tình hình dân số và lao động

Ở nước ta với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, lao động được coi là yếu tố quan trọng trong nông nghiệp nông thôn miền núi nói riêng và nông thôn cả nước nói chung, nó ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng, chất lượng và số lượng lao động quyết định đến nâng suất và chất lượng sản phẩm làm ra.

Mặt khác sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ cao do đó bố trí và sử dụng lao động cho hợp lý và có ý nghĩa rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, là cơ sở tạo thu nhập cho hộ nông dân.

Tổng số hộ trong toàn huyện qua 3 năm đều tăng nhưng không nhiều nếu so sánh 2015/2014 tổng số hộ tăng là 230 hộ và năm 2016/2015 tăng 399 hộ. Nền kinh tế trong vùng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính vì vậy số hộ này chiếm tỷ lệ cao nhất, ta thấy giữa 2 năm 2015/2014 tốc độ tăng là 2.02% và đến năm 2016/2015 là 6.23%, tuy vậy tốc độ tăng của ngành sản xuất khác cũng tăng không kém là 2.85%

vào năm 2015/2014 tuy nhiên giảm xuống -1.01% nếu ta so sánh giữa 2 năm 2016/2015. Tổng số nhân khẩu cũng tăng lên cùng với số hộ trong vùng với tỷ lệ tăng cao, tốc độ tăng năm 2015/2014 0.49% và năm 2016/2015 tăng 0.96%,điều đó cho thấy nhận thức hiểu biết cũng như việc tuyên truyền vận động của cán bộ làm công tác kế hoạch hoá gia đình của huyện triển khai chưa được tốt đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Minh Hoá thì điều này càng trở nên khó khăn hơn.

Số lao động nông nghiệp trong huyện qua 3 năm không có sự chuyển dịch lớn, năm 2014 là 26,180 lao động; năm 2015 là 26,872 lao động; năm 2016 là 28,078 lao động như vậy theo dự đoán trong những năm tiếp theo có xu hướng đi xuống - điều đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Đảng và nhà nước ta. Và điều đáng nói ở đây là lao động nông nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ năm 2014 có 20,899 lao động thì đến năm 2016 tăng lên 23,183 lao động. Điều này cho thấy nông nghiệp có một ví trí quan trọng trong phát triển kinnh tế xã hội của huyện Minh Hoá.

Như vậy, nguồn lao động của huyện Minh Hoá rất dồi dào nhưng phân bố không đều giữa các ngành sản xuất. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động vẫn còn ở mức cao và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Trình độ chuyên môn tay nghề của đa số lao động con thấp vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan chức năng của huyện cần phải có giải pháp cụ thể nhằm sử dụng lao động ngày càng có hiệu quả hơn như thực hiện các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề, chuyên môn cho các lao động, thúc đẩy chuyển dịch định canh định cư và các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế các vùng có điều kiện khó khăn.

Bảng 3.2: Dân số và nguồn lao động huyện Minh Hóa năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 +/(-) % +/(-) % I. Tổng số

hộ Hộ 10,902 11,132 11,531 230 102.11 399 103.58 1.Hộ sản

xuất NN Hộ 9,745 9,942 10,353 197 102.02 608 106.23 2.Hộ sản

xuất khác Hộ 1,157 1,190 1,178 33 102.85 -12 98.99 II. Tổng số

nhân khẩu Khẩu 46,851 47,083 47,533 232 100.49 450 100.96 1.Nhân khẩu

NN Khẩu 41,821 42,020 42,449 199 100.48 429 101.02 2.Nhân khẩu

phi NN Khẩu 5,030 5,420 5,084 33 100.66 21 100.41 III. Tổng số

lao động 26,180 26,872 28,078 692 102.64 1.206 104.49 1.Lao động

NN LĐ 20,899 21,437 23,183 538 102.57 1.746 108.14 2.Lao động

phi NN LĐ 5,291 5,435 4,895 144 102.72 -540 90.06 IV. Chỉ tiêu bình quân

1.Bình quân

khẩu/hộ Khẩu 4.64 4.23 4.12 -0.41 -0.11

2.Bình quân

LĐ/hộ LĐ 2.59 2.41 2.44 -0.18 0.03

3.Bình quân

LĐ/hộ NN LĐ 2.68 2.70 2.44 0.02 -0.26

“Nguồn: Chi cục thống kê huyện Minh Hoá, 2017”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)