Điều kiện tự nhiên huyện Minh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Minh Hóa

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý: Từ 170 28’30’’ đến 180 02’13’’ vĩ độ Bắc và từ 1050 05’25’’ đến 1060 20’30’’ kinh độ Đông, có ranh giới:

- Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Tuyên Hóa;

- Phía Nam giáp huyện Bố Trạch;

- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã (có 95 thôn và 31 bản) và 1 thị trấn (có 9 tiểu khu) với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 139,375.37 ha, xếp thứ 3 toàn tỉnh. Dân số trung bình năm 2014 là: 49,211 người, xếp thứ 7 toàn tỉnh. Mật độ dân số: 36 người/km2. Năm 2015 dân số trung bình toàn

huyện là 49,763 người (trong đó nữ 23,646 người), mật độ dân số: 36 người/km2. Huyện Minh Hóa nằm trên 3 trục chính gồm: Quốc lộ 12A nối từ QL 1A(thị xã Ba Đồn) đi qua huyện Tuyên Hóa về Trung tâm huyện lỵ (Thị trấn Quy Đạt), huyện Minh Hóa theo đường Quốc lộ 12A đi qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với 3 nước: Lào - Thái Lan và Myanma; đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam suốt chiều dài của huyện; đường Quốc lộ 12C nối cảng Vũng Áng, cảng Hòn La chạy qua huyện, nối Quốc lộ 12A với đường Hồ Chí Minh. Do có 3 trục đường quốc lộ đi qua, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo nên Minh Hóa rất có lợi thế về vận chuyển hàng hóa và giao thương với các tỉnh Bắc – Nam cũng như các nước trong hành lang Đông Tây.

Huyện Minh Hóa nằm trên sườn Đông dãy Trường Sơn, có biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với chiều dài 89Km, có địa hình núi rừng hiểm trở. Trước đây, trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, đây là chiến khu kháng chiến an toàn của cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là mạch máu giao thông của hậu phương miền Bắc và các nước bạn bè chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.

Huyện Minh Hóa là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Bình, có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A nối cảng nước sâu Vũng Áng - Hòn La qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo với nước bạn Lào - vùng Đông Bắc Thái Lan.

Minh Hóa là 01 trong 62 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Chính vì vị trí địa lý khó khăn, so với những huyện khác của tỉnh Quảng Bình thì huyện Minh Hóa có nhiều bất lợi và khó khăn, xuất phát điểm thấp hơn hẳn những huyện khác.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Minh Hóa nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, phía Tây là dãy núi Giăng Màn có độ cao gần 1,200 m như bức tường thành án ngữ biên giới phía Tây của Tổ quốc; địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Do bị ảnh hưởng của đứt gẫy Bắc - Nam (chạy theo đường Hồ Chí Minh) và Đông Bắc - Tây Nam (theo Quốc lộ 12A Khe Ve - Cha Lo) nên toàn huyện có thể phân chia thành 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao và trung bình: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, bao gồm dãy núi Giăng Màn ở 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa; dãy núi phía Tây các xã Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa và dãy núi phía Đông xã Tân Hóa; chiếm 57% diện tích tự nhiên. Địa hình núi cao có đặc điểm là chạy theo hướng Bắc - Nam, độ chia cắt mạnh, ở các thung lũng có các khối núi đá vôi đan xen. Độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 700 – 1,000 m. Có thể chia vùng này thành 2 dạng chính là địa hình núi đất và địa hình núi đá vôi.

+ Địa hình núi đất phân bố chủ yếu ở phía Tây - Bắc và Đông của huyện, gồm các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thanh Hóa, Hồng Hóa, Tân Hóa… có đặc điểm sườn núi thoải, ít bị chia cắt, lớp phủ thực vật còn khá.

+ Địa hình núi đá vôi phân bố chủ yếu ở các xã Trung Hóa, Hóa Hợp, Hoa Tiến, Thượng, Minh Hóa, Yên Hóa… có đặc điểm là núi có độ cao trung bình 200 - 300 m.

Đan xen vùng núi đá vôi là các thung lũng khá bằng phẳng, hàng năm được phù sa bồi đắp, đất đai phì nhiêu nên đây là vùng trồng cây công nghiệp, màu lương thực chủ yếu của huyện.

- Địa hình gò đồi đan xen đồng bằng: Chủ yếu ở khu vực các xã Hồng Hóa, Xuân Hóa, Trung Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa, Quy Đạt. Địa hình có đặc điểm có độ cao 50 - 100 m, sườn thoải. Do canh tác lâu ngày nên đất bị xói mòn, rửa trôi. Hiện là vùng trồng lúa, màu, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc chủ yếu của huyện. Trong vùng gò đồi có đồng bằng chiếm 6.5% diện tích. Đây là vùng đồng bằng hẹp nằm kẹp giữa các khối núi đá vôi và núi đất. Vùng đồng bằng có đặc điểm có độ cao từ 20 - 30 m, tương đối bằng phẳng, do địa hình vùng này thấp trũng nên hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

Địa hình gây bất lợi cho các hoạt động xây dựng điện – đường – trường – trạm tại huyện Minh Hóa, vận chuyển hàng hóa, vật liệu khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức hơn so với một công trình tương tự tại miền xuôi. Trong tiến hành thi công các công trình dễ bị dán đoạn về thới gian, thiếu nguyên vật liệu khi chuyên chở lên các xã có điều kiện khó khăn như Thượng Hóa, Sơn Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa tiến đến phát sinh về kinh phí và thời gian thi công.

3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Là khu vực chịu tác động chính của chế độ nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ bình quân 24 - 25oC, lượng mưa bình quân/năm khoảng 2,100 – 2,300 mm, là vùng có lượng mưa cao nhất so với cả tỉnh, mỗi năm thời tiết được chia thành 2 mùa chính:

- Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26 - 27oC, nhiệt độ cao nhất có khi đến 41oC. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 30 - 40% tổng lượng mưa cả năm; trong mùa khô lại thường có gió mùa Tây - Nam (gió Lào) sau khi vượt qua lục địa Thái - Lào và dãy Trường Sơn nên độ ẩm rất thấp, do vậy trong mùa này thường bị khô hạn.

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau, nhiệt độ trung bình 21 - 22oC, thấp nhất vào tháng 01, có khi xuống 8 - 10oC. Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 60 - 65% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất là vào các tháng 9 - 11 hàng năm (điển hình đợt mưa trung tuần tháng 10/2010 đạt 1,720 mm/tuần). Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp. Riêng toàn bộ nước vùng các xã từ Hóa Sơn, Yên Hóa, Xuân Hóa, Quy Hóa, Tân Hóa, thị trấn Quy Đạt, Trung Hóa và Thượng Hóa phải chảy qua sông ngầm nên nước lũ xuống rất chậm, làm cho nhiều vùng dân cư các xã Tân Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa, Trung Hóa và Thượng Hóa bị ngập lụt nhiều ngày.

Điều kiện thời tiết bất lợi buộc các công trình xây dựng cần có điều kiện kĩ thuật khắt và nghiêm ngặt để đảm bảo tính ứng dụng và độ bền của công trình.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 3.1.2.1. Tài nguyên nước

Do phần lớn lãnh thổ của huyện nằm trên vùng đá vôi cacx-tơ nên tài nguyên nước của huyện Minh Hóa có những hạn chế nhất định và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu thời tiết hàng năm.

Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi 2 hệ thống sông chính là Nguồn Rào Nan và Nguồn Ganh ở vùng núi đất có độ cao cùng dốc lớn nên ít điều kiện xây dựng các hồ chứa lớn. Vùng núi đá vôi do bị Cacx-tơ cho nên không xây dựng được hồ chứa lớn, mùa hè thường bị thiếu nước.

Trên địa bàn huyện có 37 công trình hồ chứa nước nhỏ và đập dâng với tổng dung tích 2,5 triệu m3, phục vụ tưới cho trên 750 ha lúa 2 vụ và nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện; công trình đập hồ Ba Nương thuộc xã Xuân Hóa là công trình lớn nhất, năng lực tưới 100 ha. Trong những năm tới khả năng chỉ xây dựng thêm các hồ chứa nhỏ 3 - 5 ha để cấp nước sinh hoạt mở rộng diện tưới cho cây trồng.

Trên sông Rào Nậy - thượng nguồn Sông Gianh, thuộc địa phận xã Trọng Hóa tháng 5/2006, Tập đoàn Trường Thịnh đã khởi công xây dựng công trình thủy điện La Trọng, có công suất 20MW. Nguồn điện sẽ cung cấp chủ yếu cho khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, nhà máy xi măng Sông Gianh và các xã vùng lân cận thiếu điện như Dân Hóa, Trọng Hóa.

3.1.2.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyên Minh Hoá

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng vừa tư liệu lao động. Vì vậy vấn đề phân bố và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất có vị trí quan trọng trong việc phát triển nông thôn nói chung và đối với huyện Minh Hoá nói riêng.

Tỷ lệ đất chưa sử dụng chiếm 1 phần nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 7,49% nhưng chính quyền các cấp cũng cần chú ý mở rộng công tác khai hoang và giao ruộng đất, cấp thẻ đỏ cho người dân. Để thấy rõ vấn đề này ta phân tích bảng 1:

Tình hình biến động đất đai của huyện qua 3 năm 2010 - 2012.

Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai của huyện qua 3 năm 2014 - 2016

Loại đất

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Diện tích

(ha)

cấu (%)

Diện tích (ha)

cấu (%)

Diện tích (ha)

cấu (%)

+/(-) % +/(-) %

Tổng diện tích đất tự

nhiên 139.946 100 139,936 100 139,921 100 -10 100 -15 100

I.Đất nông nghiệp 6,859 4.90 6,829 4.88 6,838 4.89 -30 99.56 9 100.13

Đất trồng cây hàng năm 4,835 70.49 4,805 70.36 4,758 69.58 -30 99.38 -47 99.02

+ Ruộng lúa 993 20.54 1,000 20.82 972 20.43 7 100.70 -28 97.20

+ Đất cỏ 1,237 25.58 1,237 25.74 1,210 25.43 0 100 -27 97.82

+ Cây trồng hàng năm

khác 2,606 53.89 2,568 53.44 2,576 54.14 -38 98.54 8 100.31

Đất trồng cây lâu năm 2,021 29.46 2,020 29.58 2,077 30.37 -1 99.95 57 102.82

Đất nông nghiệp khác 3 0.04 3 0.04 3 0.04 0 100 0 100

II.Đất lâm nghiệp 120,488 86.09 120,487 86.10 120,475 86.10 -1 99.99 -12 99.99

III.Đất ở 420 0.30 429 0.31 431 0.31 9 102.14 2 100.47

IV.Đất chưa sử dụng 10,507 7.51 10,513 7.51 10,476 7.49 6 100.06 -37 99.65

V.Đất chuyên dùng 1,672 1.19 1,678 1.19 1,701 1.22 6 100.36 23 101.37

“Nguồn: Chi cục thống kê huyện Minh Hóa, 201

Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp biến động nhẹ qua các năm. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 6,859 ha chiếm 4.9% trong tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2015 còn 6,838 ha chiếm 4.89%. Nếu so sánh năm 2015/2014 thì tốc độ tăng trưởng là -0.44 và năm 2016/2015 là 0.13%. Mặc dù từ năm 2015 đến 2016 có tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Do đó các cơ quan ban ngành và nhân dân toàn huyện cần nổ lực phấn đấu trong công tác khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng.

Đất lâm nghiệp trong toàn huyên rất lớn chiếm khoảng 86% diện tích đất tự nhiên. Trong những năm gần đây uỷ ban nhân cùng các ban ngành của huyện đã không ngừng thực hiện và hoàn thành các dự án trồng rừng. Theo dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng huyện Minh Hoá trồng mới được 595.27 ha bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ cho những hộ có đất rừng trồng rừng, tuy nhiên số lượng người dân trên địa bàn huyện tham gia vào công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng và chăm sóc rừng còn rất hạn chế, việc giao khoán chưa thực hiện đến hộ gia đình cá nhân, thêm vào đó tập tục canh tác lạc hậu, tình hình du canh du cư, đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến.

Đất chuyên dùng cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2014 là 1,672 ha đến năm 2016 tăng lên 1,701 ha nguyên nhân là do những năm gần đây huyện phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều công trình dự án đang được xây dựng. Trong các loại đất chuyên dùng, cơ cấu đất giao thông chiếm tỷ lệ khá cao chứng tỏ huyện đã quan tâm đến nhu cầu của bà con dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ đất chưa sử dụng chiếm 1 phần nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 7.49% nhưng chính quyền các cấp cũng cần chú ý mở rộng công tác khai hoang và giao ruộng đất, cấp thẻ đỏ cho người dân.

Đất rừng chiếm đại đa số diện tích là tiềm năng phát triển kinh tế của người dân khi đầu tư trồng rừng, tham gia các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ giúp phát triển kinh tế hộ.

Nhưng thực tế tại một vài địa phương cho thấy, tài nguyên không được phân bố đều cho tất cả các thành viên trong cộng đồng, có hiện tượng tích tụ đất rừng (rừng sản xuất) khiến người giàu càng giàu lên nhờ tích tụ được đất đai (do họ có vốn đầu tư và trong thời gian rừng chưa khai thác có các nguồn tài chính khác) và người nghèo trở nên nghèo đi (nghèo tương đối) trở thành người làm thuê, trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp hạn chế tại địa phương, được cấp quyền khai thác lâm sản ngoài gỗ (nấm, mật ong, mây, tre, nứa...) trên diện tích đất rừng được cấp phép chăm sóc và khai thác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)