CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
3.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện nhóm tiêu chí quy hoạch và cơ sở hạ tầng tại Minh Hóa đến năm 2016
TT Xã
Cụ thể từng tiêu chí
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Quy hoạch
Giao thông
Thủy
lợi Điện Trường học
Cơ sở vật chất VH
Chợ nông
thôn Bưu điện Nhà ở dân cư
1 Hoá Phúc Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
2 Hồng Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt
3 Yên Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
4 Xuân Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt
5 Quy Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
6 Minh Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt
7 Tân Hoá Đạt Đạt Đạt
8 Thượng Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt
9 Trung Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
10 Hoá Hợp Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
11 Hoá Sơn Đạt Đạt
12 Hoá Tiến Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
13 Hoá Thanh Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
14 Trọng Hoá Đạt Đạt Đạt
15 Dân Hoá Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
“Nguồn: Phòng thống kê huyện Minh Hóa, 2017
- Về giao thông: Đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa: 201 km; Trong đó: Đường liên xã: 22.44km; Đường trục ngõ xóm được bê tông hóa, cứng hóa:
17.46km. Đã có 5 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm 33.33%. Tiêu chí giao thông rất khó thực hiện nhanh chóng bởi vướng mắc cơ bản nhất là thiếu vốn, giao thông nông thôn ở Minh Hóa khó thực hiện hơn các huyện khác bởi hiện trạng đường nhỏ hẹp, dài và uốn lượn quanh co, cần một nguồn lực mạnh mẽ hơn hẳn khi thực hiện ở nơi khác.
Tại những địa phương khác chỉ cần mở rộng một nhỏ và thi công, tại Minh Hóa, không những mở rộng đường lớn hơn đường cũ rất nhiều, thậm chí hiện trạng đường giao thông nông thôn hiện nay vẫn chỉ là đường mòn nhỏ hẹp. Làm đường giao thông nông thôn còn cần sự hỗ trợ và đóng góp của người dân, trong thời gian ngắn không thể huy động một nguồn lực tương tự vùng đồng bằng để thực hiện các công trình trên.
- Về thủy lợi: Kênh mương được bê tông hóa: 14.6 km. Tu bổ nâng cấp: 9 công trình. Đã có 10 xã đạt tiêu chí thủy lợi, chiếm 66.67%. Trên 70% người dân làm nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% diện tích đất tự nhiên, diện tích này còn không tập trung liền vùng, liền khoảng mà tách rời thành các vùng trải dài, bám quanh chân đồi núi gây khó khăn cho việc xây dựng, thiết kế hệ thống thủy lợi. Xét trên cùng một đơn vị diện tích thì Minh Hóa cần chiều dài kênh mương thủy lợi hơn ở vùng đồng bằng. Chính vì vậy, đầu tư cho thủy lợi tại Minh Hóa là một gánh nặng đối với ngân sách, đầu tư không có lãi nhưng bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho 7% diện tích đất và 70% người làm nông nghiệp.
- Điện nông thôn: Đã có 12 xã đạt tiêu chí điện, chiếm 80%.
- Trường học các cấp: Số phòng học các cấp được xây mới, sữa chữa, nâng cấp: 29 phòng học. Đã có 4 xã đạt tiêu chí trường học, chiếm 26,67%.
- Cơ sở vật chất văn hóa:
+ Số nhà văn hóa xã được xây mới: 02
+ Số sân vận động xã, khu thể thao xã được làm mới: 3.
+ Số nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn được xây mới, nâng cấp, sữa chữa: 9.
- Chợ nông thôn
+ Số chợ nông thôn được xây mới, cải tạo, nâng cấp: Không.
Đã có 8 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, chiếm 53.33%. Điều kiện huyện Minh Hóa không cần thực hiện xây dựng mỗi xã một chợ, như vậy sẽ tiêu tốn ngân sách không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc, chợ được xây dựng cũng sẽ không được sử dụng hết công suất.
- Bưu điện: Đã có 15 xã đạt tiêu chí Bưu điện, chiếm 100%.
- Nhà ở nông thôn: Đã có 5 xã đạt tiêu chí nhà ở nông thôn, chiếm 33.33%.
Nhà ở nông thôn là tiêu chí khó khăn nhất, bởi tiêu chí này dựa vào nguồn lực của hộ là chủ yếu, trong khi địa phương có trên 35% là hộ nghèo, 30% hộ cận nghèo, mức sống thấp không đủ chi phí cơ bản chưa nói đến cải tạo nhà cửa. Tiêu chí này cần xem xét sao cho phù hợp với địa phương hơn.