Giải pháp để huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.8. Giải pháp để huy động nguồn lực

Xuất phát từ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã tìm hiểu ở trên, chúng tôi tiến hành kết hợp các yếu tố để tiến hành tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để phát huy nguồn lực của địa phương.

Bảng 3.21: Bộ công cụ SWOT giải pháp trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Minh Hóa

S- Mặt mạnh

- Dân biết- dân bàn, dân làm , dân kiểm tra - Ý thức, sự đoàn kết cộng đồng cao

- Nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi, cần cù, chịu khó;

- Có tiền năng lớn về nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo;

hệ thống giao thông đối ngoại (QL, TL) hoàn chỉnh thuận tiện cho việc phát triển kinh tế.

W- Mặt yếu

- Năng lực của các tổ chức hội và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp. Nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới còn thấp;Thiếu đội ngũ cán bộ nòng cốt xây dựng nông thôn mới

− Nhận thức của một bộ phận người dân về Chương trình XDNTM còn hạn chế; người dân chưa quan tâm tới vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình

− Trình độ dân trí chưa cao; Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo quá cao; Đóng góp của người dân còn hạn chế.

- Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình, chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng;…

O-Cơ hội

- Chương trình XDNTM nhạn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành trên địa bàn huyện, xã;

- Chính quyền các cấp khuyến khích sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thấy vai trò của mình và những quyền lợi mà họ sẽ được hưởng. Giúp họ nhận thức được quyền làm chủ của mình trong cộng đồng;

− Là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, phong phú, giúp cho việc phát triển kinh tế trồng rừng; khai thác khoáng sản.

T- Thách thức

- Năng lực của các tổ chức hội và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp.

- Nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới còn thấp - Thiếu đội ngũ cán bộ nòng cốt xây dựng nông thôn mới;

- Tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

“Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu 2017”

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân.

Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân.

Từ đó đưa các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp sau:

- Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới:

Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tại nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:

Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo: Cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.

- Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại:

Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã.

Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – lâm – ngư; Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.

Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học.

- Nâng cao dân trí:

Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKH mới vào sản xuất.

Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới:

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của ngừời dân. Muốn vậy, trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hoá

Xây dựng làng văn hoá đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hoá, nhà văn hoá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.

Để tạo nên "làng văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã; hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. Để đạt những chỉ tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này.

Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ… ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện nghèo minh hóa, tỉnh quảng bình theo nghị quyết 30a2008nq cp (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)