Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tình hình nghiên cứu về chính sách đất đai và xây dựng nông thôn mới trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở một số nước trên thế giới
1.3.1. Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở một số nước trên thế giới
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một NTM trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm của cả cộng đồng trên thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.
1.3.1.1. Cộng hòa Liên Bang Đức
Không gian nông thôn trong tiếng anh là “Rural area” (hay còn gọi country), trong tiến Đức là “Der landliche raum” theo Cục Liên Bang về xây dựng và quản lý không gian của Đức thì không gian nông thôn được coi là một phạm trù không gian
với mật độ dân cư cao hay thấp, và đối lập với không gian đô thị. Trong không gian nông thôn bao gồm các điểm dân cư sinh sống, cùng các ngôi nhà, cái sân, mảnh vườn, các diện tích công năng, các cơ sở hạ tầng như đường xá giao thông, công khuôn viên, quảng trường, hệ thống cung ứng điện, nước hệ thống tiêu thoát nước thải, rác thải, các điểm phục vụ cho hoạc động công ích như: Trường học, trạm xá, câu lạc bộ, sân thể thao,…
Vậy, cuối cùng thì không gian nông thôn trong xu thế mới còn là nơi thường trú của một tiểu bộ phận cư dân đô thị cùng chung sống với cư dân nông thôn. Theo Riedel (1988) thì không gian nông thôn thực hiện các chức năng như sau:
- Chức năng định cư: Cung cấp các khoản không gian để xây dựng nhà ở, khoản không gian cho các hoạt động kinh tế và nghỉ dưỡng dành cho các cư dân sinh sống ở nông thôn.
- Chức năng sản xuất: Thông qua các việc cung cấp lương thực thực phẩm và đầu ra của quá trình sản xuất nông - Lâm - Ngư nghiệp.
- Chức năng nghỉ dưỡng: Thông qua việc gìn giữ và bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và cảnh quan nhằm phục vụ cho nghỉ dưỡng, giải trí.
- Chức năng dịch vụ cho các ngành: Như sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác nguyên vật liệu và lưu trải các chất thải từ đô thị.
- Chức năng sinh thái: Là duy trì khoảng không gian trú ngụ của động thực vật thông qua việc đảm bảo những yếu tố cơ bản và cần thiết cho sự sống như (nước, đất và không khí), cũng như chức năng bảo vệ các nguồn gốc quí hiếm và đa dạng sinh học.
Ngoài ra, không gian nông thôn còn đóng góp tích cực trong việc gìn giữ và ổn định cơ cấu xã hội và là một thành phần quan trọng của di sản văn hóa nông thôn.
Trong xu thế mới người ta đã chứng minh là một văn hóa không gian hấp dẫn và mang đặc tính của sản xuất nông nghiệp có tác dụng và tạo công ăn việc làm cũng như đẩy mạnh quá trình hình thành giá trị. Các dự án phát triển không gian nông thôn không thể chỉ bó hẹp trong một số chức năng nhất định mà cần phải sự phân tán rủi ro, ví dụ phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Ở Đức trong những năm qua người ta đã tập trung xây dựng các Chương trình phát triển không gian nông thôn cho tương lai. Trong đó, khuyến kích việc xây dựng các mẫu hình mới về phát triển nông thôn. Chính liên Bang Đức, tiểu ban và Cộng đồng châu Âu dành một khoản vốn lớn để thực hiện chương trình này. Mục tiêu chính của nó là nâng cao vị thế cạnh tranh của không gian nông thôn trong thị trường cung ứng lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực Nông - Lâm - Nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm. Tiếp đó là gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa. Thông qua đó đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp và cộng tác chặt chẽ
giữa các ngành: nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thủy lợi. Trong đó người ta lưu ý đặc biệt đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ chủng loại và khoản không gian sinh sống của động thực vật. Mục tiêu tiếp theo là nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng quê cũng như hỗ trợ cho việc phát triển tổng hợp bền vững vùng nông thôn, thực thi Nghị định khung về tài nguyên nước và dự án sử dụng năng lượng tái tạo sinh khối. Mục tiêu cuối cùng là kích thích cho sự phát triển của các vùng miền.
1.3.1.2. Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rõ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu hút được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mình.
1.3.1.3. Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị;
phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bổ hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng rãi khắp cả nước,…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỷ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dung trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dung trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ vào một số chính sách sau:
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 - 2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản xuất của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng như: lúa gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” và quỹ làng.
- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quản bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”.
Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dung ở các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận.
- Mở cửa thi trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh
nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sân đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳn hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục hợp tác xã gúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; cục thủy sản gúp nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hóa và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn [9].
1.3.1.4. Nhận xét chung
Từ một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ gúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc CNH - HĐH thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước. Do đó, muốn phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải xây dựng một hệ thống chính sách cho nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hợp lý. Trong đó, chính sách đất đai có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là cơ sở cho việc xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng bộ mặt cho nông thôn Việt Nam, ổn định đời sống, sản xuất cho người dân nông thôn.
Trong thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có rất nhiều cố gắn đưa ra các Chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các vùng nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông phát triển, dịch vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.