Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nhằm hoàn thành công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã An Hải
3.4.1. Cơ sở pháp lý trong việc định hướng quy hoạch sử dụng đất
Trong bất kỳ một quốc gia nào, đất đai đều giữ một vai trò quan trọng, trong đó hình thức sở hữu đất đai là cơ sở cho mối quan hệ đất đai của mỗi chế độ xã hội.
Ở nước ta, với chế độ sở hữu đất đai toàn dân do Nhà nước quản lý được quy định lần đầu tiên trong văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp năm 1980 và được khẳn định một lần nữa trong Hiến pháp 1992.
Tại điều 18 chương II Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định “Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý sử dụng.
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Nhà nước giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
Căn cứ các điều 17,18 trên của Hiến pháp 1992, luật đất đai 2003 đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất. Tại điều 6 quy định QHSDĐ là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại điều 22, 23, 25, 26 quy định căn cứ nội dung, trách nhiệm và thẩm quyền của quy hoạch sử dụng đất.
Để thực hiện Hiến pháp và luật đất đai, Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật ở dạng Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, hướng dẫn các ngành, liên quan để chỉ đạo công tác sử dụng đất các cấp.
Các văn bản về công tác lập QH SDĐ được lập ở Trung ương có thể phân tích theo thời gian, từ năm 1980 đến nay.
Ngày 01/01/1980 Hội đồng chính phủ (nay gọi là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý
đất trong cả nước, nêu rõ “Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
Để thúc đẩy công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15 tháng 4 năm 1991 về hướng lập quy hoạch phân bổ đất đai. Theo đó, quy hoạch là phân bổ đất đai cho các ngành sử dụng được định rõ vị trí, diện tích, mục đính sử dụng, còn việc sử dụng, áp dụng biện pháp kỹ thuật, đầu tư và hiệu quả đầu tư do quy hoạch chuyên ngành đảm nhiệm. Đối tượng mà quy hoạch phân bổ đất đai tác động đến là các đơn vị hành chính chứ không phải là các xí nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp, hợp tác xã.
Luật đất đai 1993 đã trở thành cơ sở pháp lý cao nhất trong giai đoạn này đối với việc quy hoạch sử dụng đất đai các cấp. Để tổ chức thực hiện Luật đất đai 1993 Chính phủ, các Bộ, Ngành, các cấp đã ban hành nhiều văn bản thi hành luật đất đai 1993 nói chung và QHSDĐ đai các cấp nói riêng.
Với Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 1842/2001/TT- TCĐC của Tổng cục Địa chính, các quy định về trật tự, nội dung lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch dử dụng đất đai được pháp lý hóa và cùng với luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001 tạo thành một hệ thống pháp lý đầy đủ nhất kể từ khi có luật đất đai đầu tiên năm 1988 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định thi hành Luật đất đai và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn các biện pháp quản lý, SDĐ đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông - lâm trường quốc doanh.
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quy định bổ sung về QH SDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư số 19/2009/ TT-BTMT ngảy 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoach, kê hoạch sử dụng đất.
Tại các địa phương các quyết định do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện ban hành cũng là những văn bản cũng mang tính pháp lý để chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch của địa phương.
* Cơ sở pháp lý quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Cấp huyện bao gồm các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Quy hoạch SDĐ cấp huyện được xây dựng trên cơ sở định hướng SDĐ của tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẩn về quan hệ đất đai, căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện như điều hòa quan hệ SDĐ trong phát triển đô thị, trong ngành xây dựng, trong phát triển nông lâm nghiệp. QH SDĐ cấp huyện đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại đất, xác định các tiêu chí khống chế về đất đai đối với quy hoạch cấp xã trên địa bàn huyện.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cơ bản sử dụng đất của huyện.
- Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất giữa các ngành.
- Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất sử dụng cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn, các xí nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích đặc biệt.
* Cơ sở pháp lý quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Cấp xã bao gồm các xã, phường, thị trấn. Cấp xã là đơn vị hành chính cấp cuối cùng, các loại văn bản mang tính tiền kế hoạch hầu như chưa có (từ trước tới nay chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp xã).
Theo luật đất đai, tài liệu quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 10 năm được cấp có thẩm quyền xét duyệt là tài liệu có tính pháp quy và là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch. Chính vì vậy, trong QH SDĐ cấp xã, vấn đề sử dụng đất được giải quyết một cách cụ thể, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng
đất, được xây dựng trên cơ sở định hướng sử dụng đất chung của cấp huyện. Mặt khác, QH SDĐ cấp xã còn là tiền đề để điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
QHSDĐ cấp xã là căn cứ để thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, để tiến hành khoanh vùng đổi ruộng nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm:
- Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và giải pháp sử dụng đất cho từng mục đích trên địa bàn xã.
- Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, từng dự án.
- Xác định vị trí phân bố cụ thể, hình dạng, diện tích và cơ cấu sử dụng từng khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện - đường - trường - trạm, các công trình phục vụ văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao,…
3.4.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng nông thôn mới
Không gian nông thôn là một phạm trù không gian và đối lập với không gian đô thị. Nó bao gồm các điểm dân cư sinh sống, cùng với các vật kiến trúc riêng công (Nhà, sân, vườn, các diện tích công năng), các cơ sở hạ tậng như đường xã, công, khuôn viên, quảng trường, hệ thống cung ứng điện nước, hệ thống tiêu thoát nước thải, rác thải, các điểm phục vụ cho hoạt động công ích như: trường học, trạm xá, câu lạc bộ, sân thể thao,…, các điểm mang tích chất tôn giáo như: (Đền chùa, miếu, nhà thờ, nghĩa trang,…), các điểm phục vụ cho kinh tế - xã hội như: (chợ,…), diện tích và khoảng không gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí và tĩnh dưỡng cũng như các diện tích đặc chủng khác.
Chính vì vậy, chúng thường được liên kết chặt chẽ về mặt chức năng với các yếu tố môi trường xung quanh như: đất, nước, cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa,…
Không gian nông thôn Việt đã hình thành lâu đời và mang bản sắc riêng rất Việt.
Cho đến nay, bên cạnh các chức năng khác thì chức năng sản xuất nông nghiệp được đề cao hàng đầu và phát triển bằng mọi giá. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, với trình độ người nông dân còn quá thấp, trình độ quản lý của chính quyền địa phương lại quá non kém, hệ thống pháp lý còn yếu và không hoàn thiện, nên không gian nông thôn đang có nguy cơ ngày càng bị “ô nhiễm”. Vì vậy, chúng ta khó có thể phát huy vào bảo tồn những gì tinh hoa vốn có của nó. Đã đến lúc nhà nước cần có một chính sách phát triển tổng hợp bện vững không gian nông thôn Việt mà vẫn đảm bảo mọi mục tiêu đề ra về sản xuất, môi trường, cảnh quan và văn hóa để rồi vẫn còn có một làng quê thuần Việt trong thế kỷ 21.
3.4.3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất xã An Hải đến năm 2020
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhưng phương án quy hoạch đất đai cấp xã được thông qua và thực hiện là cơ sở để xác định những định hướng sử dụng đất đai hợp lý cấp xã vì:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các loại cây trồng vật nuôi. Xác định được cơ chế điều tiết việc phân bổ sử dụng đất đai cho các mục đích sử dụng. Chủ động dành quỹ đất cho hợp lý cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế.
- Quy hoạch sử dụng đất cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ và sự tham gia của người dân trong việc sử dụng đất.
Bước đầu tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các Ngành, Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý và sử dụng đất.
- Đảm bảo các cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông lâm nghiệp sang các mục đích khác ở cấp cơ sở.
- Với ý nghĩa và tác dụng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nêu trên, cần phải đưa ra định hướng sử dụng đất cấp xã hợp lý phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua công tác điều tra khảo sát, phân tích số liệu và đánh giá địa bàn xã An Hải.
Đề tài đưa ra định hướng sử dụng đất theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tập trung cho hạ tầng cơ sở nông thôn phát triển, cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho mục đính sử dụng.
Tổng diện tích đất được định hướng quy hoạch sử dụng đất để đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến 2020 là 125.887,81 m2, được phân bổ cho các mục đích sử dụng đến năm 2020 như ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Định hướng quy hoạch phân bổ cho các mục đích sử dụng đến năm 2020 để đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn lại
STT HẠNG MỤC
QUY HOẠCH Diện tích
đất (m2)
Tỷ lệ
%
Tổng cộng đất khu trung tâm 125.887,81 100
1 Đất khu ở hiện trạng (không cộng vào khu trung tâm) 9913,00
2 Đất khu ở mới 46.157,84 36,66
3 Công viên cây canh 15.960,25 12,67
4 Trạm y tế xã 2.017,10 1,61
5 Trường THCS An Hải 6.912,17 5,49
6 Đất trụ sở UBND xã 20.000,00 15,89
7 Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp (giới thiệu sản
phẩm) 7.917,90 6,29
8 Giao thông 26.108,55 20,74
9 Bưu điện xã 814,0 0,65
10 Đất khu ở mới (đầu tư giai đoạn sau) (không cộng vào
khu trung tâm) 7.932,30
11 Nhà khách xã (đầu tư giai đoạn sau) (không cộng vào
khu trung tâm) 14.815,15
12 Nhà máy nước dự kiến (đầu tư giai đoạn sau) (không
cộng vào khu trung tâm) 15.845,72
(Nguồn: Quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới Xã An Hải)