Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng quỹ đất cho việc xây dựng nông thôn mới tại xã an hải, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 35 - 38)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý đất đai của xã An Hải

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã An Hải cách trung tâm huyện Tuy An 23 km, cách quốc lộ 1A theo đường xã lộ 11 km về hướng Đông. Có vị trí địa lý: 130 15'00" đến 130 19’00" vĩ độ Bắc; 1090 16'30" đến 1090 20'38" kinh độ Đông.

Phía Đông giáp Biển Đông

Phía Tây giáp xã An Cư - An Hiệp Phía Nam giáp xã An Hoà

Phía Bắc giáp xã An Ninh Đông

An Hải có diện tích tự nhiên 1428.24 ha; xếp thứ 11 về diện trên địa bàn huyện Tuy An. Năm 2014 dân số của xã An Hải là 3.791 người, mật độ dân số bình quân 265 người/km2. Xã An Hải được chia thành 06 thôn: Tân Quy, Xuân Hoà, Đồng Nổ, Phước Đồng, Xóm Cát, Đồng Môn.

An Hải chỉ có tuyến đường liên xã chạy qua, nối với trục đường quốc lộ 1A, đoạn chạy qua địa bàn xã dài khoảng 4 km, rộng 9 m, hiện nay tuyến đường này đã được đầu tư xây dựng khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của bà con trong xã.

Là xã giáp biển đông, có đường bờ biển dài 10 km, và có Đầm Ô Loan bao quanh, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế của xã.

* Địa hình:

Là xã có địa hình tương đối phức tạp, có nơi quá cao, có nơi quá trũng thấp, vì vậy vào mùa mưa thường gây ngập lụt ảnh hưởng đến dân cư

Nhìn tổng quát An Hải có địa hình lòng chảo có hướng nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía tây hình thành một dãy đồi núi hình cánh cung, phía Đông hướng ra biển, địa hình bằng phẳng hơn.

Dựa vào đặc điểm phân bố địa hình, An Hải có thể chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Vùng đồng bằng nằm giáp biển đông và phía Tây là vùng

bán sơn địa. Dân cư tập trung sinh sống cả trên 2 khu vực này, nhìn chung dân cư sống tập trung dọc theo các trục đường giao thông trong xã.

Từ đặc điểm địa hình nói trên, phát triển kinh tế xã hội xã An Hải có những thuận lợi khó khăn nhất định; có điều kiện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản phẩm đa dạng, thúc đẩy việc phân bổ lại lao động và dân cư cũng như nhu cầu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng.

* Khí hậu:

Xã An Hải nằm trong vùng ven biển, có đặc điểm chung của khí hậu Miền Trung - Trung bộ, nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt:

Mùa khô: Từ tháng 1-8 (tháng 12-7 âm lịch) lượng mưa chiếm từ 15-25 % tập trung vào tháng 2-3. Gió tây nam xuất hiện sớm từ tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 8 tạo nên vùng khí hậu khô khan làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa vụ 3-8. (Nhiệt độ biến thiên trong khoảng 25-37o C)

Mùa mưa: Từ tháng 9-12 (Tháng 8-11 âm lịch) lượng mưa chiếm từ 75-85%

lượng mưa của năm, tập trung vào cuối tháng 9 đầu tháng 11. Mùa vụ thường ngập úng vào tháng 10-11. (Nhiệt độ trung bình biến thiên từ 18-28o C)

* Thuỷ văn, nguồn nước

Do yếu tố địa hình, có nơi quá cao, có nơi quá thấp, nên khi mùa lũ lớn thì ngập, sói mòn, bồi lấp ruộng, nhà ở. Ngược lại mùa khô thì có nơi không có nước dùng, phải lấy nước từ xa, chưa có hệ thống kênh mương nước, chủ yếu là dùng nước trời.

Có 2 hồ nước ngọt tự nhiên với tổng DT 14,83 ha, gồm hồ Đồng Môn và hồ Đồng Nổ.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 742.06 ha.

Các diện tích đất rừng này chủ yếu là trồng các loại cây phi lao, bạch đàn, hiện nay các loại cây này phát triển khá tốt.

* Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã An Hải tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá grannic và cát, khai thác phục vụ xây dựng. Về trữ lượng chưa được đánh giá cụ thể.

* Tài nguyên đất:

Trên địa bàn xã bao gồm các loại đất sau: đất cát, đất nhiễm mặn, đất cát pha, đất thịt và đất đỏ vàng trên đá bazan:

- Đất cát và đất nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở khu vực dọc ven bờ biển, thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như trồng dừa, trồng phi lao, bạch đàn.

- Đất cát pha và đất thịt nằm phía sâu bên trong lãnh thổ của xã, thích hợp cho việc trồng những loại cây hoa màu, lúa 1 vụ,…

- Đất đỏ vàng trên đá bazan ở mức độ nhất định đã bị biến hóa, độ phì nhiêu kém hơn so với các nơi khác trong vùng, đất có phản ứng chua, tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn tập trung nhiều ở độ dốc IV, V (khu vực đất đồi núi của xã).

* Tài nguyên biển:

Có bờ biển dài 10 km, với những bãi biển đẹp, có nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, như sò huyết, cá mú, cá hồng, hàu, tôm các loại, cua, ghẹ...và Đầm Ô Loan bao quanh, đầm Ô Loan không những là một danh lam thắng cảnh quốc gia mà còn là một vùng đất ngập nước với năng suất sinh học và nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và quý giá: thực vật nổi phát triển mạnh, có hơn 100 loài đã được tìm thấy trong đầm; động vật nổi đầm Ô Loan có tới 84 loài, phần lớn có nguồn gốc từ biển; sinh vật đáy chủ yếu là loài giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác, da gai, với mật độ là 20 - 50 con/m2 và rất nhiều loài tôm cá sinh sống trong đầm.

Xã An Hải có Cù lao Mái Nhà cách bờ 2 km (Thôn Phước Đồng) là một hòn đảo nhỏ với diện tích 130 ha, có tiềm năng phát triển du lịch.

* Tài nguyên nhân văn:

An Hải là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời. Nhân dân An Hải có lòng yêu nước nồng nàn và truyền thống đấu tranh cách mạng. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã An Hải đã viết nên những trang sử vàng chói lọi. Những truyền thống cách mạng lâu đời đó cùng với con người nơi đây đã tạo nên một mảnh đất An Hải giàu truyền thống và tính nhân văn.

3.1.1.3. Cảnh quan và hiện trạng môi trường

* Cảnh quan:

An Hải có một phong cảnh hữu tình với bờ biển dài 10 km nước trong xanh, phía Tây có dãy núi Tân Quy thiên tạo ra nhiều đồi núi lô nhô kéo dài về phía tây nam dưới chân núi có đầm Ô Loan bao bọc xung quanh tạo nên cảnh non xanh nước biếc sơn thủy hữu tình, có đảo Hòn Lao Mái nhà cách bờ 2 km với diện tích khoảng 130 ha la một biểu tượng của quê hương.

* Hiện trạng môi trường:

Nhìn chung, môi trường ở đây chưa chịu tác động nhiều của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng mấy năm gần đây do phát triển việc nuôi tôm tự phát, không có quy hoạch, thêm vào đó là cửa biển thông với đầm bị bồi lấp, nên đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước đầm, vịnh khá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi.

Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đã có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chỉ mức độ cục bộ ở một số địa bàn.

3.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

An Hải có vị trí giáp biển, có đầm Ô Loan với nguồn thủy sản vô cùng phong phú là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Xã có hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã được đầu tư tương đối tốt, với hệ thống giao thông được bê tông hóa, đường dây tải điện 22 KV chạy qua và được đầu tư 3 trạm cung cấp nước sạch là những điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, xã có vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn, xa các trục giao thông trọng điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi, sản xuất còn manh mún, chưa tạo ra được khối lượng hàng hóa lớn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản của xã nghèo cả về chủng loại và trữ lượng nên khả năng khai thác công nghiệp nặng kém. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa thành phần đang là vấn đề cần được đảng bộ và nhân dân xã quan tâm. Vì vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc tất yếu trong thời gian tới là phải hình thành các khu công nghiệp "sạch" mang tính tập trung để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài huyện cũng như khai thác một lực lượng lớn nguồn lao động dư thừa trong dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng quỹ đất cho việc xây dựng nông thôn mới tại xã an hải, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)