Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất giải pháp sử dụng quỹ đất phục vụ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã An Hải
3.5.1. Tận dụng khai thác quỹ đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn khá lớn (83,82 ha), cần phải xem đây là nguồn tiềm năng đất đai quý giá phục vụ cho việc xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới. Trong những năm tới, phải tìm mọi cách để đưa tất cả diện tích đất chưa sử dụng này vào xây dựng các khu dân cư nông thôn, các cơ sở văn hóa thôn và giao
thông mới có thể đảm bảo hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới đã đề ra.
3.5.2. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai
- Tuyên truyền phổ biến công khai rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng quỹ đất đã được phê duyệt về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, địa chính xã có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai quy hoạch sử dụng quỹ đất và cung cấp thông tin có liên quan để chủ sử dụng đất để thực hiện.
- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch: bao gồm việc thẩm định, xết duyệt dự án, giao đất phải đúng theo quy hoạch và quy định của pháp luật, công tác giám sát đôn đốc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.
- Triển khai công tác quy hoạch sử sụng quỹ đất đảm bảo được các mục tiêu quy hoạch để phát triển tốt cho các ngành, các lĩnh vực.
3.5.3. Giải pháp về hoàn thiện các chính sách
- Điều chỉnh mức giá đất ở, đất nông nghiệp phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, khắc phục tình trạng giá đất bồi thường thấp hơn nhiều so với đất thị trường.
- Thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử dụng quỹ đất, tiền thuế đất nộp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp khi sử dụng đất.
- Bổ sung các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi.
- Quan tâm đến chính sách và các biện pháp, các quy trình công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất đai.
- Quan tâm giải quyết thỏa đáng các chính sách đền bù quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng Luật để chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
3.5.4. Giải pháp về vốn
- Tìm nguồn kinh phí từ Nhà nước, tỉnh, huyện để đầu tư cho các cơ sở hai tầng như: giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản, trạm y tế, trường học,… cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
- Tăng cường cho nhân dân vay vốn rộng rãi với lãi xuất thấp, vốn ưu đãi của nhà nước, để phù hợp với thời vụ sản xuất. Hỗ trợ cho nhân dân bằng cách miễn giảm thuế
nông nghiệp, lâm nghiệp và giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp cho nhân dân, đồng thời huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương từ các nguồn thu, các khoản thuế.
- Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách của thành phố, huyện, đóng góp của nhân dân) để đầu tư cho sự phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nông lâm nghiệp.
- Huy động vốn trong dân và các doanh nghiệp, huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu thu tiền dử dụng đất, thuye chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trong nông nghiệp thực hiện việc giao đất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng phát triển mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại và các làng nghề truyền thống,…
3.5.5. Giải pháp về tổ chức hành chính
- Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM có tính khả thi cao và phát triển bền vững cần phải thực hiện đồng bộ trong hệ thống quy hoạch chi tiết từ Tỉnh, đến huyện, xã và phải có kế hoạch sử dụng quỹ đất. Sau khi lập đề án xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, ủy ban nhân dân xã quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch và giao trách nhiệm cho các ban ngành chức năng, các thôn xóm có nhiệm vụ thực hiện theo đề án quy hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó đề án xây dựng nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất, phân từng giai đoạn để triển khai thực hiện có hiệu quả.
3.5.6. Giải pháp môi trường và bảo vệ, cải tạo đất
Tăng cường công tác giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong vùng. Thực hiện việc tổ chức thu gom rác thải đến từng hộ gia đình và đặt các thùng rác lưu động ở khu vực trung tâm xã, và các điểm nóng.
- Các biện pháp nhằm chống hủy hoại môi trường đất: áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và điều kiện đất đai của địa phương, trồng các loại cây họ đậu làm tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế bón phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật.
Không cày xới bề mặt đất (nhất là trong mùa mưa) khai thác cát trắng, rừng sản xuất.
- Các biện pháp sử dụng quỹ đất tiết kiệm và tăng giá trị của đất: xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch có liên quan đến sử dụng quỹ đất. Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng quỹ đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng, sử dụng xong phải thu hồi kịp thời.
3.5.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho công ăn, việc làm có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của huyện và thành phố tạo điều kiện cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ.
- Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí để đào tạo nghề cho những người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện.
- Chính quyền địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm cho người dân.
- Lựa chọn nhưỡng cán bộ đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong việc đảm bảo việc làm, đời sống cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi đất,…
- Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại của các hộ gia đình, Nhà nước phải cần có các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận về kỹ thuật, giống mới, vốn đầu tư và quan tâm đến thị trường đầu ra cho người dân.
- Những diện tích đất bị thu hồi nhưng chưa đầu tư xây dựng các công trình thì cần tạo điều kiện để những người lao động nông nghiệp sử dụng sản xuất nhằm đảm bảo sinh kế trong giai đoạn giao thời chuyển đổi nghề nghiệp.
- Quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề bằng cách miễn giảm học phí tại các lớp học nghề.
- Nhà nước cần đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu và các vụ lúa để người dân đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và giải quyết việc làm cho người lao động trên diện tích đất nông nghiệp còn lại.