Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai trong thời gian qua
3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2015 của xã An Hải
Theo số kiểm kê đất đai năm 2015 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã An Hải là 1428.24 ha, được phân bổ như ở hình 3.1 và bảng 3.2.
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tại xã An Hải
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã An Hải
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 1428,24 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 935,18 65,48
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 171,55 12,01
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 164,38 11,51
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 20,39 1,43
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 143,99 10,08
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,17 0,50
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 742,06 51,96
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 640,51 44,85
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 101,55 7,11
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 21,58 1,51
STT Loại đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 409,24 28,65
2.1 Đất ở OCT 23,33 1,63
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 23,33 1,63
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 62,29 4,36
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,05 0,14
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,01 0,21
2.2.3 Đất an ninh CAN
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1,25 0,09 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 26,21 1,84
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 29,77 2,08
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,15 0,01
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,17 0,01
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng NTD
10,66 0,75 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2,60 0,18 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 310,04 21,71
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 83,82 5,87
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 60,38 4,23
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 23,44 1,64
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê năm 2014 xã An Hải)
3.3.1.1. Đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp của xã hiện có 171,55 ha, chiếm 18,34% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 669,92 m2/người.
Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp của xã ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ, đầu tư các tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích thâm canh chuyển vụ Đông thành vụ sản xuất chính nên diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng.
Hiện tại quỹ đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: 164,38 ha. Trong đó:
+ Đất trồng lúa: 20,39 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 143,99 ha.
Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 83,93% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất cây hàng năm còn lại (cây màu) chiếm gần 100% đất trồng cây hàng năm.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về khâu giống và bố trí lại cơ cấu diện tích cây trồng, cơ cấu mùa vụ nên đã tạo bước phát triển mới về năng suất các loại cây trồng, tăng sản lượng hàng hóa nông sản và giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích - Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 7,17 ha, chiếm 4,18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là cây ăn quả.
* Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có 742,06 ha chiếm 79,34 % đất nông nghiệp.
Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất: 640,51 ha, toàn bộ là diện tích đất có rừng trồng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ: 101,55 ha, toàn bộ là diện tích đất có rừng trồng phòng hộ.
Những năm gần đây cùng với việc thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc và chính sách giao đất khoán rừng đến tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nên diện tích đất rừng ngày càng tăng. Đồng thời khai thác diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả và khôi phục đất hoang hóa sang trồng cây nguyên liệu như nguyên liệu giấy.
Cho đến nay diện tích đất rừng nguyên sinh còn lại của xã không còn. Độ che phủ của rừng đạt 28%.
* Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây tăng nhanh, chủ yếu là nuôi tôm, cá nước lợ và cá nước ngọt. Diện tích 21,58 ha, chiếm 7,18 % đất nông nghiệp.
Ngoài diện tích nuôi mang tích chất chuyên canh thì còn được đầu tư nuôi dưới nhiều hình thức khác như: nuôi ở các hồ đập, nuôi trong các ao hồ hộ gia đình.
3.3.1.2. Đất phi nông nghiệp
*. Đất ở: Diện tích đất ở 23.33 ha, chiếm 5,7 % diện tích đất phi nông nghiệp.
Việc áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã giúp cho quản lý và sử dụng diện tích đất ở trên địa bàn chặt chẽ và hợp lý hơn. Toàn bộ diện tích đất ở của xã là đất ở nông thôn, bình quân diện tích là 225,21 m2/hộ.
* Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng của xã hiện có 62,29 ha, chiếm 15,22 % diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 4,36 % diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng được sử dụng như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 3,3 ha chiếm 5,29 % đất chuyên dùng, đây là diện tích đất xây dựng sở làm việc của UBND xã.
- Đất quốc phòng an ninh: Diện tích 3,01ha chiếm 4,83% đất chuyên dùng, đây là diện tích xây dựng đồn biên phòng An Hải.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích 26,21 ha chiếm 42,07 % đất chuyên dùng. Trong đó toàn bộ là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Đất có mục đích công cộng: Diện tích 29,77 ha, chiếm 47,79% đất chuyên dùng.
+ Đất giao thông:
Diện tích đất giao thông 29,13 ha, chiếm 97,85 % diện tích đất có mục đích công cộng. Trong những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn đã được các ngành, các cấp trên địa bàn huyện quan tâm. Từng bước hoàn thành xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Được sự đầu tư của trung ương, tỉnh, huyện và sự đóng góp của nhân dân nên mạng lưới giao thông toàn xã có nhiều bước cải thiện đáng kể. Cụ thể thực trạng như sau:
Đường bê tông liên xã, đoạn chạy ngang qua An Hải: An Hoà -An Hải, dài khoảng 4 km, rộng 9 m (theo thiết kế).
Đường liên thôn:
Từ khu tái định cư đi Phước Đồng: Dài khoảng 2 km, rộng khoảng 6m, kết cấu bề mặt bằng nhựa.
Đồng Môn-Phước Đồng: Dài khoảng 5 km, kết cấu bằng bê tông
Đường Tân Quy-Xuân Hoà: Dài khoảng 1,2 km (600 m kết cấu bê tông) + Đất thủy lợi:
Không có hệ thống kênh mương, thuỷ lợi. Sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.
+ Đất truyền dẫn năng năng lượng, truyền thông. Diện tích 0,04 ha, chiếm 0,13% đất công cộng.
+ Đất cơ sở y tế:
Diện tích đất cơ sở y tế là 0,04 ha, chiếm 0,13% diện tích đất có mục đích công cộng. Trong những năm gần đây ngành y tế đã được quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị nhằm nâng cao hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Hiện trạm y tế xã, có đủ trang thiết bị y dụng cụ cần thiết đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
+ Đất giáo dục - đào tạo:
Hiện xã có 1,22 ha đất giáo dục đào tạo, chiếm 1,95% diện tích đất có mục đích chuyên dùng, bao gồm: Có 01 trường THCS Kim Đồng với diện tích 4900 m2, 01 trường tiểu học An Hải với 5 phân trường ở các thôn: 01 ở thôn Đồng Nổ, 01 ở thôn Đồng Môn, 01 ở thôn Xóm Cát, 01 ở thôn Phước Đồng, 01 ở thôn Tân Quy và Xuân Hoà.01 trường mầm non ở thôn Tân Quy.
+ Đất thể dục thể thao.
Diện tích đất thể dục thể thao là 0,35 ha, chiếm 1,95 % diện tích đất có mục đích công cộng. Trong những năm gần đây phong trào hoạt động thể dục thể thao ngày càng phát triển và nhân rộng khắp trên địa bàn xã. Tuy nhiên hệ thống sân vận động mi ni ở các xóm còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt vui chơi tập luyện của nhân dân trên địa bàn.
+ Đất chợ:
Diện tích đất chợ hiện có 0,06 ha, chiếm 0,33 % đất có mục đích công cộng. Chợ của xã chủ yếu phục vụ nhu cầu cung cấp thực phẩm hàng ngày cho bà con.
+ Đất di tích, danh thắng:
Hiện nay xã chưa có diện tích đất danh thắng.
+ Đất bải thải, xử lý chất thải:
Hiện nay xã chưa có diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải.
* Đất tôn giáo, tín ngưỡng Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 0,32 ha, chiếm 0,08 % diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 10,66 ha, chiếm 2,60 % diện tích đất phi nông nghiệp. Hệ thống nghĩa địa còn bố trí manh mún, chưa tập trung, nhiều nới chưa có sự bố trí thống nhất về khu vực hung táng, cát táng.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 312,64 ha, chiếm 76,39%
diện tích đất phi nông nghiệp. Do trên địa bàn xã có diện tích đầm Ô Loan khá lớn nên diện tích đất mặt nước chuyên dùng chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
3.3.1.3. Đất chưa sử dụng
Toàn xã hiện còn 83,82 ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm 5,86 % diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: 60,38 ha chiếm 72,03% diện tích đất chưa sử dụng - Đất đồi chưa sử dụng: 23,44 ha chiếm 27,97,% diện tích đất chưa sử dụng.
- Núi đá không có rừng cây: Trên địa bàn xã không có núi đá.
3.3.1.4. Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất
* Những ưu điểm:
- Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai nói chung, công tác quản lý xây dựng và thực hiện, kế hoạch sử dụng đất nói riêng đã được di vào nề nếp. Được sự thống nhất của UBND tỉnh Phú Yên xã đã thực hiện khá chi tiết các nội dung như: đo dạc, chỉnh lý, xây dựng bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Công thanh tra, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý sử dụng đất và ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh, đến các xã. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động xét duyệt hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất một cách nhanh chóng, đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, khuyến khích các nhà đầu tư vào địa phương.
- Việc sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
- Qũy đất chưa sử dụng được quản lý khai thác tốt nhằm đưa vào sử dụng các mục đích khác.
Qua công tác nhận xét về hiệu quả sử dụng đất đai của xã trong thời gian qua nhận thấy như sau:
Một là, đất NN có chiều hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu chuyển sang mục đích đất công nghiệp, chuyên dùng và đất ở. Điều này làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, phản ánh đúng chủ trương của Đảng và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế - xã hội của xã đặc thù.
Hai là, đất chuyên dùng và đất ở ngày một tăng nhanh, nguyên nhân là do dân số tăng nhanh cùng với quá trình CNH, HĐH của xã đang trên đà phát triển. Mức độ đô thị hóa cũng tăng nhanh theo thời gian nên nhu cầu về nhà ở và việc sử dụng đất cho các công trình chuyên dung cũng tăng theo, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH trên toàn xã.
* Những tồn tại:
- Trong công tác quản lý sử dụng đất Đai việc ban hành hệ thống và các văn bản về đất đai còn chậm và thiếu đồng bộ. Hệ thống hồ sơ địa chính chưa chú trọng cập nhật chỉnh lý thường xuyên, điều này đã gây trở ngại khi giải quyết các vấn đề về địa chính (nhất là các tranh chấp, khiếu nại về đất Đai, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất,…).
- Việc xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mực, còn có tư tưởng quan niệm hình thức, không sát thực dẫn đến việc khi triển khai các dự án mới lo bổ sung quy hoạch, kế hoạch dử dụng đất, khi triển khai dự án lại phải bổ sung kế hoạch.
- Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số dự án chưa làm tốt, nhất là việc tuyên truyền, vận động cho cán bộ, Đảng viên từ trong chi bộ thôn, dẫn đến việc làm chậm tiến độ triển khai xây dựng các công trình.
- Tình trạng một số doanh nghiệp khi được thuê đất đã chậm triển khai xây dựng công trình đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của nhân dân địa phương vào việc chủ trương đầu tư của các doanh nghiệp.
Quá trình CNH, HĐH đã lấy đi một số diện tích đất NN chuyên trồng lúa của nhân dân, nhưng chưa có chính sách đền bù đầy đủ và thỏa đáng, và sử dụng hợp lý lực lượng lao động này, đẫn đến tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động ở một số ngành, các hộ gia đình nông dân bị mất đất chưa có công ăn việc làm ổn định.
Bên cạnh đó, chất thải của một số nhà máy, xí nghiệp thải ra chưa qua xử lý làm gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước.