1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG LAI GIỐNG NÂNG CAO SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống lợn ở nước ta
Để nâng cao năng suất và chất lượng giống trong chăn nuôi lợn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với nền sản xuất hàng hoá hiện nay, chúng ta đã từng bước cải thiện những nhược điểm của các giống lợn địa phương. Từ những năm 60 nước ta đã nhập một số giống lợn ngoại để lai kinh tế với lợn địa phương, với những công thức lai như: Đại Bạch với lợn Móng Cái, Landrace với Lang Hồng…
Trong những năm gần đây công tác lai tạo được đẩy mạnh với các giống lợn mới (Pietrain, Duroc, Hamshire...), các nhà khoa học nghiên cứu chọn lọc, ghép đôi giao phối những con giống tốt theo định hướng sản xuất, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương.
1.4.2.1. Nghiên cứu và ứng dụng lai giống nâng cao sức sinh sản
Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu trước đây đã khẳng định khi lai giữa đực ngoại và nái nội đã có tác dụng nâng cao
khả năng sinh sản ở con lai so với giống lợn nội thuần. Theo Võ Trọng Hốt và cs (1999) [39], đã khẳng định sử dụng lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) làm nền để sản xuất lợn lai nuôi thịt có năng suất và tỷ lệ nạc cao có thể phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, số con sinh ra đạt 11,73 con/ổ, số con cai sữa 10,69 con.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs (2001) [25], Trần Thị Minh Hoàng và cs (2003) [36], cho biết tổ hợp lợn lai giữa Pietrain và Móng Cái có khả năng sinh sản tốt, số con để nuôi đạt 11,00 con/ổ, số con ở 60 ngày tuổi/ổ đạt 10,25 con, khối lượng sơ sinh và khối lượng 60 ngày tuổi/con đạt tương ứng là: 1,04 và 12,45 kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) [82], cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) là: số con để nuôi và số con cai sữa/ổ đạt 11,09 và 10,47 con. Khả năng sinh sản của lợn nái lai (Yorkshire x Móng Cái) tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4, số con cai sữa khá cao đạt 10,42 con/ổ, khối lượng xuất bán 20,36 kg/con ở thời điểm 80,75 ngày [71]. Tác giả Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008) [57], khi nghiên cứu khả năng sinh sản trên đối tượng lợn lai F1(Yorkshire x Móng Cái) và lợn Móng Cái cho thấy tổ hợp lai (Yorkshire x Móng Cái) có khả năng sinh sản tốt hơn lợn nái Móng Cái về các chỉ tiêu: Số con sơ sinh, số con sơ sinh sống đến 24 giờ, khối lượng sơ sinh của lợn con, khối lượng cai sữa của lợn con. Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2008) [14], về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với đực giống Duroc, Landrace và (Pietrain
× Duroc) cho kết quả số con đẻ ra/ổ cao nhất ở công thức lai Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) là 12,80 con, tiếp đến là công thức lai Duroc × (Yorkshire x Móng Cái):
12,35 con, thấp nhất là công thức lai (Pietrain × Duroc) × (Yorkshire x Móng Cái):
11,44 con. Tỷ lệ nuôi sống ở 3 công thức trên lần lượt là 93,53%; 91,37%; 95,69%.
Khối lượng cai sữa/con đạt cao nhất ở công thức lai Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) 6,13 kg, sau đó là công thức lai (Pietrain × Duroc) × (Yorkshire x Móng Cái):
6,16 kg và thấp nhất là công thức lai Duroc × (Yorkshire x Móng Cái): 6,00 kg. Tác giả Nguyễn Văn Đức (2010) [27], khi nghiên cứu khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai (Landrace x Móng Cái); (Yorkshire x Móng Cái); (Pietrain x Móng Cái) cho thấy số con sơ sinh của các tổ hợp lai là: 12,14; 12,13; 12,52 con/lứa. Khối lượng sơ sinh là: 1,10; 1,12; 1,15 (kg/con).
Theo tác giả Phùng Thăng Long (2006) [45], lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) và (Pietrain x Móng Cái) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có số con sơ sinh/ổ lần lượt là: 11,97 và 12,37 con/ổ; số cai sữa là: 10,83 và 11,20 con/ổ; khối lượng sơ sinh là; 0,87 và 0,88 kg/con; khối lượng cai sữa (30 ngày tuổi) là 5,82 và 5,97 kg/con.
Phùng Thăng Long và cs (2011) [47], khi nghiên cứu cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) phối tinh với lợn đực Duroc cho biết số con sơ sinh là: 10,77 con/ổ; khối lượng sơ sinh là 1,10 kg/con.
Những năm gần đây, những tổ hợp lai ngoại ngoại đã được nghiên cứu và thu được nhiều kết quả. Nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa 2 giống
(Yorkshire và Landrace) Nguyễn Thị Viễn (2004) [94], cho biết nhóm nái lai (Yorkshire x Landrace) nâng cao được số con sơ sinh là 0,24 - 0,62 con/ổ và có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn 4 - 11 ngày, nhóm lai (Landrace x Yorkshire) nâng cao được khối lượng cai sữa từ 0,65 - 0,42 con/ổ so với nái thuần. Hai nhóm nái lai đã giảm được số ngày chờ phối sau cai sữa 0,25 - 0,42 ngày. Ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai đạt được từ 0,99- 7,11% và tính trạng tăng khối lượng g/con/ngày giai đoạn 90 - 150 ngày tuổi đã được cải thiện 2,03- 3,48%. Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) [58], về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) phối tinh với đực (Pietrain x Duroc) trong điều kiện chăn nuôi trang trạng tại Quảng Bình cho biết, số con sơ sinh là 10,31 con/ổ; khối lượng sơ sinh đạt 1,35 kg/con; khối lượng cai sữa lúc 23 ngày tuổi đạt 5,88kg/con. Theo Lê Đình Phùng và cs (2011) [60], lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt hơn lợn nái Landrace và Yorkshire;
tính trạng tổng hợp số kg lợn con/nái/năm tương ứng là: 146,5 so với 142,2 và 140,6 kg/nái/năm; giá trị ưu thế lai là 3,53%. Theo tác giả Lê Thị Mến (2015) [50], khi khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái lai (Landrace x Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) cho biết lợn nái lai của hai tổ hợp đều cho năng suất sinh sản cao và tỷ lệ hao mòn cơ thể thấp với số con sơ sinh; số con để nuôi và tỷ lệ hao mòn là: 10,95;
11,36; 10,60; 10,90 và 5,39, 4,33.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và chất lượng thịt của lợn nái lai Duroc x (Landrace x Yorkshire), Landrace × (Landrace × Yorkshire), (Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire) tại các trang trại chăn nuôi Hải Dương, Phạm Thị Đào (2006) [23], cho biết các công thức lai đều thể hiện ưu thế lai cao về các chỉ tiêu sinh sản, nhất là ưu thế lai về khối lượng cai sữa và khối lượng 60 ngày tuổi
Ở nước ta, một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các tổ hợp lợn nái lai có giống Meishan có nguồn gốc từ Công ty cải biến lợn PIC (Anh quốc) cho năng suất sinh sản cao và ổn định [54]. Theo nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Trương Tấn Huệ (2011) [61], thì lợn lai cấp giống ông bà C1230 là con lai của dòng lợn L95 (dòng Meishan tổng hợp) và dòng lợn L06 (dòng Landrace) có khả năng sinh sản tốt, đặc biệt là các tính trạng như số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống và số con cai sữa.
Đinh Thị Thu Lan (2014) [41] khi nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Rừng, Meishan và F1(Rừng x Meishan) nuôi tại Tam Điệp, Ninh Bình cho biết tuổi phối giống lần đầu của lợn Meishan (144,25 ngày), tuổi đẻ lứa đầu là 265,88, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 149,42 ngày.
Theo Phạm Duy Phẩm và cs (2014) [53] cho biết giống lợn VCN-MS15 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, có đặc điểm ngoại hình ngắn, mặt nhăn, lông da đen tai to rủ, lưng võng và số vú nhiều (> 18vú). Quá trình nghiên cứu và chọn lọc qua các thế hệ cho thấy đàn lợn VCN -MS15 đến thế hệ 3 đã dần ổn định về mặt ngoại hình và có đặc điểm nổi trội về khả năng sinh sản: tuổi động dục lần đầu từ 108 đến
115,7 ngày, khối lượng động dục lần đầu từ 28,7 đến 32,4 kg, tuổi phối giống lần đầu từ 142,1 đến 152,2 ngày. Số con sơ sinh sống trung bình ở thế hệ thứ 3 đạt 13,7 con/ổ, tương ứng với số con cai sữa đạt 12,3 con/ổ.
1.4.2.2. Nghiên cứu và ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên các công thức lai này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có tỷ lệ máu ngoại cao với nhiều công thức khác nhau. Lê Thanh Hải và cs (2001) [29], cho biết: công thức lai (Pietrain x Móng Cái) đạt mức tăng khối lượng 509 g/con/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm từ 23,02 kg (90 ngày tuổi) đến 80,03 kg (202 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn là 3,8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng và có tỷ lệ nạc so với thịt xẻ là 44,90%.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2008) [72], kết luận lợn lai ba giống Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi thịt đạt khối lượng 82,96 kg ở thời điểm nuôi 6 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng khá cao 605,59 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,04 kg, tỷ lệ nạc so với khối lượng thịt móc hàm 49,99%.
Theo tác giả Phùng Thăng Long (2004) [43], lợn lai 3/4 máu ngoại Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái) và Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng nhanh (577,8 và 661,1 g/con/ngày trong giai đoạn từ 27-81 kg), tỷ lệ nạc cao (48,02 và 54,08%).
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) [82], công bố tổ hợp lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) cho năng suất sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt xẻ (tỷ lệ móc hàm và diện tích mắt thịt) tốt hơn so với tổ hợp lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái), trong khi đó sử dụng công thức lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) trong sản xuất sẽ có tác dụng nâng cao tỷ lệ nạc.
Lai hai, ba giống tạo con lai nuôi thịt 7/8 máu ngoại như Landrace x [Landrace x (Yorkshire x Móng Cái)] và Landrace x [Landrace x (Landrace x Móng Cái)] cho các chỉ tiêu sinh sản cao, khả năng nuôi thịt và chất lượng thịt xẻ tốt. Mức tăng khối lượng đạt 523-568 g/con/ngày, tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 48,90- 50,38% [85].
Nghiên cứu khác của Trần Văn Chính (2001) [16], đã cho biết các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, diện tích mắt thịt, độ dày mỡ lưng là tốt nhất ở tổ hợp lai (Pietrain x Yorkshire), tương ứng là 77,3%; 51,8 cm2 và 12 mm; trong khi tỷ lệ thịt nạc cao nhất được tìm thấy ở nhóm lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire).
Theo tác giả Phùng Thị Vân (2001) [93], cũng cho biết sử dụng đực thuần Duroc lai với nái (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) đều cho năng suất sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao hơn tổ hợp lai hai giống giữa hai giống Landrace và
Yorkshire. Khi sử dụng đực Duroc như đực cuối cùng, tốc độ sinh trưởng và chi phí thức ăn của tổ hợp lai thương phẩm Duroc x (Landrace x Yorkshire) cao hơn tổ hợp lai Duroc x (Yorkshire x Landrace) từ 2,12 - 4,38%.
Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], cho biết khả năng tăng khối lượng của tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 – 169 ngày tuổi là 829 gam/ngày, ở tổ hợp lai PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 – 167 ngày tuổi là 797 gam/ngày và tổ hợp lai PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) giai đoạn 60 – 164 ngày tuổi là 765 gam/ngày. Kết quả về tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire), PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) là (2,31, 2,33 và 2,38 kg thức ăn/kg tăng khối lượng). Tỷ lệ thịt nạc đạt tương ứng là 54,66; 56,32 và 59,97%, tỷ lệ thịt nạc của tổ hợp lai PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) đạt cao nhất so với hai tổ hợp còn lại. Chất lượng thịt của cả 3 tổ hợp lai như pH, màu sắc, tỷ lệ mất nước, độ cứng của thịt đều nằm trong giới hạn bình thường.
Tác giả Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) [59], cho biết lợn thịt 3 giống ngoại (Duroc x Landrace) x (Yorkshire x Landrace) có lượng ăn vào bình quân là 1,91kg thức ăn/con/ngày, tăng khối lượng tuyệt đối là 742 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,55 kg/kg, tỷ lệ nạc là 59,3%, độ dày mỡ lưng tại điểm P2 là 1,01 con.
Theo công bố của tác giả Lê Thanh Hải và cs (2007) [30], khi nghiên cứu trên con lai 4 giống C22 x (Pietrain x Yorkshire) có tỷ lệ nạc trong thân thịt đạt mức 66,2%
và con lai 5 giống CA x (Pietrain x Yorkshire) có tỷ lệ nạc là 64,9%
Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) [54], cho biết lợn thương phẩm 3 giống Duroc x (Landrace x Yorkshire) và 4 giống VCN23 x (Landrace x Yorkshire) nuôi tại các trang trại ở Quảng Bình trong giai đoạn từ 23 - 90kg có tăng khối lượng cao và tiêu tốn thức ăn thấp, đồng thời chúng cũng thể hiện ưu thế rõ rệt về mức tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn đối với lợn thương phẩm 2 giống (Landrace x Yorkshire).
Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) [35], công bố thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1(L x Y) phối với đực lai Omega (Landrace x Duroc) và Pietrain x Duroc (PiDu). Tổ hợp lợn lai Omega x F1(L x Y) đạt các tỷ lệ: thịt móc hàm (81,28%), xương (14,28%) và da (6,99%) đạt tương đương so với PiDu x F1(L x Y) và tương ứng lần lượt là 80,64; 14,99 và 6,87%. Cả hai tổ hợp lợn lai Omega x F1(L x Y) và PiDu x F1(L x Y) đều cho tỷ lệ thịt nạc cao và tỷ lệ mỡ thấp. Tổ hợp lai Omega x F1(L x Y) có tỷ lệ thịt nạc 61,54% và tỷ lệ mỡ 14,66%, ở PiDu x F1(L x Y) tương ứng là 57,09 và 18,45%. Mặt khác, tổ hợp lai Omega x F1(L x Y) có diện tích cơ thăn là 56,25 cm2, dày mỡ lưng là 10,56 mm so với PiDu x F1(L x Y) có giá trị tương ứng là 49,71 cm2 và 17,60 mm với sự sai khác tương ứng là P <
0,01 và P < 0,001. Thông qua các chỉ tiêu chất lượng thịt như giá trị pH45, pH24, màu sáng thịt (L*) và tỷ lệ mất nước bảo quản cho thấy thịt ở cả hai tổ hợp lai đảm bảo chất
lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng đực lai Omega và PiDu phối với nái lai F1(L x Y) có thể nâng cao được tỷ lệ thịt nạc và vẫn đảm bảo được chất lượng thịt tốt.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Phùng và cs (2015) [63], cho thấy 2 tổ hợp lai PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 - 150 ngày tuổi có khả năng sinh trưởng và năng suất thịt cao, lần lượt có tăng khối lượng trung bình 765 và 879 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,74 và 2,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ 70 và 69%, dày mỡ lưng vị trí xương sườn 10 - 11 là 21,7 và 20,7 mm.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường về thịt lợn có chất lượng cao ngày càng tăng, nên hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng thịt đang được quan tâm [180]. Các tính trạng thuộc năng suất và chất lượng thịt lợn phụ thuộc vào các tổ hợp lai [147], do vậy, lai giống vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn.
Ở Việt Nam, từ năm 1997 trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp (Ninh Bình) đã sử dụng dòng lợn cái tổng hợp L95 có máu Meishan có nguồn gốc từ PIC để lai với lợn đực Landrace tạo ra dòng ông bà C1230 và cho lai với lợn đực tổng hợp dòng L19 tạo ra lợn cái bố mẹ CA để sản xuất lợn thương phẩm 5 máu có năng suất cao và chất lượng thịt tốt được người chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung ưa dùng. Theo Lê Đình Phùng và cs (2012) [62], thì lợn lai Duroc x CA có khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt tốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Cụ thể là tăng khối lượng từ 60-150 ngày tuổi là 830 g/con/ngày; tỷ lệ nạc là 62,9%.