Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP LỢN LAI THƯƠNG PHẨM 1/4 GIỐNG VCN-MS15
3.3.3. Chất lượng thịt ở các tổ hợp lợn lai Pietrain x F 1 (Duroc x VCN-MS15), Duroc
Chất lượng thịt được thể hiện qua các tính trạng như: pH, màu sắc, tỷ lệ mất nước, độ dai và thành phần hoá học của cơ thăn.
3.3.3.1. Các chỉ tiêu pH thịt
Các kết quả thu được đối với chỉ tiêu đánh giá về độ pH thịt của tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) thông qua mổ khảo sát được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x
F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
Du x (Pi x VCN-MS15)
(n=4)
L x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
P
pH45 6,78a 0,05 6,76a 0,04 6,13b 0,09 0,01 pH24 5,75 0,06 5,63 0,04 5,66 0,06 0,40 pH48 5,58 0,05 5,60 0,03 5,51 0,04 0,12
a,b Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả qua bảng 3.12 cho thấy pH45 cơ thăn sau giết thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) lần lượt là 6,78, 6,76 và 6,13. Có sự sai khác về các giá trị pH45 giữa lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) so với lợn Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05). pH24 và pH48 của cơ thăn ở 3 tổ hợp lai lần lượt là 5,75, 5,63, 5,66 và 5,58, 5,60, 5,51 và không có sự khác biệt giữa các tổ hợp lai khi ở cùng thời điểm (P>0,05). Giá trị pH48 giờ sau khi giết mổ không có sự
thay đổi so với giá trị pH24 giờ điều này có nghĩa là quá trình phân giải glucogen diễn ra chậm.
pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của thịt. Giá trị pH có khuynh hướng giảm dần theo thời gian, điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật và đảm bảo tính bình thường của thịt. Theo một số báo cáo, thịt được xem là bình thường khi pH45 >5,8.
Các giá trị pH45 của tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) trong nghiên cứu này cao hơn tổ hợp lai Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,01). Tuy nhiên các giá trị pH24 của các tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) là tương đương nhau và tương đương với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Theo tác giả Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) [73], cho biết pH45 của tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và Landrace x F1(Landrace x Yorkshire) là 6,13 và 6,32; pH24 tương ứng là 5,56 và 5,58. Giá trị pH45
và pH24 ở con lai Pi x F1(LY) là 6,15 và 5,90; Du x F1(LY) 6,55 và 5,98 [81]; Pi x F1(LW x L) là 6,43 và 5,56; Pi x F1(Du x L) là 6,42 và 5,53 [175]. Theo Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], pH45 và pH24 của cơ thăn ở 3 tổ hợp lợn lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire), PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) tương ứng là 6,48, 6,36, 6,59 và 5,45, 5,54, 5,45. Lê Đình Phùng và cs (2015) [63], cho biết pH45 và pH24 của cơ thăn ở 2 tổ hợp lợn lai PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) tương ứng là 6,10, 5,60 và 6,40, 5,70.
Giá trị pH45, pH24 và pH48 của ba tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) nằm trong giới hạn của thịt bình thường theo tiêu chuẩn phân loại của Warner và cs (1997) [204], và Correa và cs (2007) [112].
3.3.3.2. Các chỉ tiêu về tỷ lệ mất nước của thịt
Các kết quả về tỷ lệ mất nước của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ mất nước của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
Du x (Pi x VCN-MS15)
(n=4)
L x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
P
Tỷ lệ mất nước bảo
quản 24 giờ (%) 1,56 0,26 1,93 0,24 1,52 0,15 0,57 Tỷ lệ mất nước chế
biến 24 giờ (%) 27,59 0,65 29,23 0,67 30,47 0,96 0,07 Tỷ lệ mất nước bảo
quản 48 giờ (%) 2,09 0,31 2,81 0,31 1,96 0,17 0,10 Tỷ lệ mất nước chế
biến 48 giờ (%) 33,11 0,77 30,24 0,80 31,62 0,74 0,12
a,b Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tỷ lệ mất nước phản ánh khả năng giữ nước của thịt, tỷ lệ mất nước càng cao chứng tỏ khả năng giữ nước của thịt càng kém và ngược lại. Nếu độ mất nước của thịt cao, làm cho bề mặt thịt kém hấp dẫn (rỉ nước) và do vậy không chỉ làm giảm khối lượng thịt mà còn làm giảm giá trị của thịt được bán dưới dạng tươi cũng như làm giảm tính ngon miệng của thịt lúc chế biến. Tỷ lệ mất nước là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng thịt. Trong nghiên cứu này tỷ lệ mất nước bảo quản 24 và 48 giờ của cơ thăn ở 3 tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) lần lượt là 1,56;
1,93; 1,52 % (P>0,05) và 2,09; 2,81; 1,96% (P>0,05), có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật và biến đổi hoá sinh của thịt sau khi giết mỗ.
Các kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2008) [72], trên đối tượng lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi trong điều kiện nông hộ. Theo tác giả thì tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ của thịt ở là 1,45 %. Theo
báo cáo của Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) [35], rằng tỷ lệ mất nước bảo quản 24 h của thịt ở tổ hợp lai Omega x F1(Landrace x Yorkshire) là 2,83%; ở tổ hợp lai F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire) là 2,84%; tỷ lệ mất nước bảo quản của thịt 24 và 48 giờ ở ba tổ hợp lai giữa đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 với nái F1(Landrace x Yorkshire) tương ứng là 2,10, 1,83, 1,87% và 2,77, 2,57, 2,71% [24].
Kết quả mất nước bảo quản 24 và 48 giờ trong nghiên cứu này là thấp hơn một số kết quả công bố trước đây. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Vũ Công Oánh (2010b) [74], thì tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ của thịt ở tổ hợp lai Duroc x (Yorkshire x Móng Cái); Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) và (Landrace x Yorkshire) x Yorkshire x Móng Cái) lần lượt là: 2,29; 2,92 và 2,32. Theo báo cáo của Lê Đình Phùng và cs (2015) [63], trên 2 tổ hợp lai PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt là 8,40, 4,80%, và 12,00, 5,50%; tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 3,78% ở tổ hợp lai 3 giống Pietrain x (Landrace x Yorkshire) và 3,53% ở Pietrain x (Landrace x Yorkshire) [83]; 3,61% ở Landrace và 3,14% ở Yorkshire [33]; 2,88% ở Duroc x (Landrace x Yorkshire) và 3,80% ở Pietrain x (Landrace x Yorkshire) [118].
Tỷ lệ mất nước chế biến 24 và 48 giờ lần lượt là 27,59; 29,30; 30,47% (P>0,05) và 33,11; 30,24; 31,62% (P>0,05). Kết quả mất nước chế biến 24 giờ trong nghiên cứu này là tương đương với các tổ hợp lợn lai giữa đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 với nái F1(Landrace x Yorkshire) tương ứng là 27,46%, 26,23% và 29,79% [24]. Phù hợp với kết quả công bố ở tổ hợp lai 3 giống Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 28,63%; ở Pietrain x F1(Landrace x Yorkshire) là 29,23% [118]; ở Pietrain x F1(LW x Landrace) là 29,79% và ở Pietrain x F1(Durroc x Landrace) là 29,25% [175].
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại cao hơn so với một số kết quả công bố của Phan Xuân Hảo và cs (2009) [34], ở lợn (PiDu x Y) và (PiDu x L) lần lượt là 22,28% và 22,62%; Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) [35], ở lợn Omega x F1(L x Y) và PiDu x F1(L x Y) lần lượt là 24,96% và 24,40%.
Theo cách phân loại chất lượng thịt dựa vào tỷ lệ mất nước thì 3 tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) có chất lượng thịt bình thường vì có tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24 và 48 giờ <5%.
3.3.3.3. Các chỉ tiêu về độ dai của thịt
Độ dai/mềm của thịt là một chỉ tiêu quan trọng được người tiêu dùng quan tâm.
Lực cắt là chỉ tiêu được dùng để đánh giá độ dai của thịt. Kết quả lực cắt đo ở cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt của 3 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) được thể hiện qua bảng 3.14.
Bảng 3.14. Độ dai của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
Du x (Pi x VCN-MS15)
(n=4)
L x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
P
Lực cắt (độ dai của thịt)
24 giờ (N) 40,27 7,61 40,01 8,06 38,19 2,06 0,88 Lực cắt (độ dai của thịt)
48 giờ (N) 46,49 6,94 38,95 4,02 36,21 1,78 0,36
a,b Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua bảng 3.14. cho thấy, kết quả lực cắt đo ở cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt của 3 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN- MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) lần lượt là 40,27 N, 40,01 N và 38,19 N (P>0,05). Ở 48 giờ sau khi giết thịt là 46,49 N, 38,95 N và 36,21 N (P>0,05).
Kết quả này trong nghiên của chúng tôi thấp hơn giá trị ở các lợn lai giữa đực PiDu với nái Yorkshire, Landrace và F1(Landrace x Yorkshire) tương ứng là 42,90, 42,28, 42,26 [34]; thấp hơn ở lợn lai Omega x F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt với giá trị là 48,8 và 50,6 N [35]; thấp hơn kết quả trong báo cáo của Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], cho biết độ dai của thịt 24 giờ sau khi giết thịt của 3 tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire), PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt là 47,16;
47,47 và 46,49 N, và cũng thấp hơn đáng kể so với giá trị ở 2 tổ hợp lai PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt là 57,5 N, 44,7 N và 63 N, 45,9 N [63].
Lực cắt cơ thăn phản ánh độ dai của thịt. Kết quả lực cắt 24 và 48 giờ sau khi giết thịt ở 3 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN- MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) trong nghiên cứu này thấp cho thấy thịt của chúng mềm.
Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], nghiên cứu trên 3 tổ hợp lai lai giữa PiDu với tỷ lệ Pietrain khác nhau 25, 50 và 75% với nái (L x Y) cho biết lần lượt độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau khi giết thịt tương ứng là 47,16; 47,47 và 46,49 N. Phan Xuân Hảo và cs (2009) [34], cho biết các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái L, Y và (L x Y) có độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt tương ứng là 42,90; 42,28 và 42,26 N.
3.3.3.4. Các chỉ tiêu màu sắc của thịt
Các kết quả thu được đối với chỉ tiêu đánh giá về màu sắc của thịt thông qua mổ khảo sát được trình bày ở bảng 3.15
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu màu sắc của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
Du x (Pi x VCN-MS15)
(n=4)
L x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
P
L* 24 giờ 55,34 1,37 58,34 0,64 55,35 1,37 0,20 a* 24 giờ 16,59a 0,48 13,77b 0,25 15,34ab 0,51 <0,01 b* 24 giờ 7,93 0,83 7,29 0,32 6,50 0,32 0,25 L* 48 giờ 56,16 1,25 58,37 0,55 54,98 1,45 0,20 a* 48 giờ 17,01a 0,32 13,92b 0,20 15,81a 0,67 0,01 b* 48 giờ 9,08a 0,64 7,22ab 0,28 7,06b 0,51 0,04
a,b Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Màu sắc thịt là chỉ tiêu phản ánh giá trị cảm quan của thịt bởi người tiêu dùng.
Thịt lợn có giá trị L* càng lớn thì thịt càng nhợt nhạt, giá trị L* bé thì thịt có màu tối, L* được dùng làm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và phân loại chất lượng thịt, trong khi đó giá trị a* chỉ phản ánh sắc đỏ của cơ còn b* phản ánh màu vàng của cơ. Sự thay đổi giá trị pH sau giết thịt có ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc thịt, nó thông qua tác động đến cấu trúc bề mặt thịt và thông qua mức độ chiếu ánh sáng.
Về màu sắc thịt, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị L* (màu sáng), a* (màu đỏ), b* (màu vàng) của cơ thăn ở 24 giờ sau khi giết thịt trên 3 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) lần lượt là 55,34, 16,59, 7,93; 58,34, 13,77, 7,29 và 55,35, 15,34, 6,50.
Các giá trị tương ứng ở 48 giờ sau giết thịt của 3 tổ hợp lai thứ tự là 56,16, 17,01, 9,08;
58,37, 13,92, 7,22 và 54,98, 15,81, 7,06. Khi so sánh kết quả giữa 3 tổ hợp lai nghiên cứu thấy không có sự sai khác về giá trị L* của cơ thăn ở 24 và 48 giờ sau giết thịt (P>0,05), nhưng có sự sai khác về giá trị a* giữa tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) ở 24 giờ (P<0,05), và giữa 3 tổ hợp lai ở 48 giờ sau giết thịt (P<0,05). Giá trị b* ở 48 giờ sau giết thịt ở tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) cao hơn so với tổ hợp lai Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05). Kết quả phân tích về màu sắc thịt cho thấy các giá trị L*, a*, b* của cơ thăn đều nằm trong giá trị cho phép.
Theo công bố của Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], giá trị L*24 và L*48 của cơ thăn ở tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire) là 55,04 và 54,71, ở tổ hợp lai PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) là 53,89 và 53,94, ở tổ hợp lai PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) là 56,09 và 55,78. Tương tự, giá trị a*24 và a*48 của cơ thăn 3 tổ hợp lai lần lượt là 15,58, 16,40, 14,10 và 16,19, 16,06, 14,65, và giá trị b*24 và b*48 lần lượt là 8,25, 8,16, 8,58 và 8,79, 8,24, 9,33.
3.3.3.5. Thành phần hóa học của thịt
Thành phần hóa học của thịt lợn phản ánh chất lượng dinh dưỡng. Cơ thăn đại diện cho sự tích luỹ thịt nạc trong cơ thể và có thành phần hoá học khá ổn định đặc trưng cho phẩm giống.
Kết quả về các chỉ tiêu tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit thô và chất khoáng tổng số trong cơ thăn được trình bày ở bảng 3.16.
Kết quả cho thấy tỷ lệ vật chất khô cơ thăn ở tổ hợp lai Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) là cao nhất 27,78%, cao hợn ở tổ hợp lai Landrace x F1(Duroc x VCN- MS15) với 25,26 % (P<0,05), và thấp nhất là ở tổ hợp lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15) là 23,98% (P<0,05).
Tỷ lệ Protein thô ở 2 tổ hợp lai Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) là tương đương nhau, lần lượt là 23,90% và 23,44%
(P>0,05), và cao hơn so với kết quả 21,17% ở lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05).
Tỷ lệ Lipit thô ở tổ hợp lai Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) là 2,53%, cao hơn ở lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) 1,64% (P>0,05), và cao hơn so với giá trị 1,18% ở lợn Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05). Tỷ lệ khoáng tổng số ở lợn Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) là 1,55%, tương đương với kết quả ở lợn
Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) là 1,47% (P>0,05), và cao hơn so với kết quả 1,35% ở Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) (P<0,05). Ngoài trừ tỷ lệ vật chất khô và Protein thô ở tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15).
Bảng 3.16. Thành phần hóa học cơ thăn của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
Du x (Pi x VCN-MS15)
(n=4)
L x (Du x VCN-MS15)
(n=4)
P
Vật chất khô (%) 23,98c 0,25 27,78a 0,39 25,26b 0,21 0,01 Protein thô (%) 21,17b 0,25 23,90a 0,21 23,44a 0,15 0,01 Lipit thô (%) 1,64ab 0,19 2,53a 0,48 1,18b 0,13 0,05 Khoáng tổng số (%) 1,47ab 0,04 1,35b 0,05 1,55a 0,02 0,01
a,b Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Các kết quả khác về tỷ lệ vật chất khô, Protein thô, Lipit thô, Khoáng tổng số ở 3 tổ hợp lợn lai nghiên cứu đều cao hơn hoặc tương đương so với các kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Bộ và cs (2013) [12], trên lợn Pietrain kháng stress mang kiểu gen CC và CT thứ tự là 26,29%, 23,51%, 1,04% và 1,26%, và 25,88%, 23,24%, 0,90% và 1,26% và kết quả của Phạm Thị Đào và cs (2013) [24], trên 3 tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire), PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt là 26,23; 21,53; 2,02; 1,39%, 26,30; 22,18; 2,02;
1,44% và 26,30; 22,63; 2,06; 1,63%. Khi phân tích thành phần hoá học của thịt ở cơ thăn với khối lượng móc hàm khoảng 80-90kg, Sieczkowska và cs (2009) [196], cho tổ hợp lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire), (Duroc x Pietrain) x (Landrace x Yorkshire) thì chỉ tiêu tỷ lệ vật chất khô là: 25,38; 22,76% và tỷ lệ protein thô là:
22,64; 22,54% và tỷ lệ mỡ thô tương ứng là: 2,08; 1,44. Kortz và cs (2005) [150], cho biết ở lợn thuần (Yorkshire x Yorkshire) các chỉ tiêu tỷ lệ vật chất khô, protein thô và mỡ thô tương ứng là 25,71; 21,32; 3,20% và ở lợn lai (Yorkshire x Polish White Large) tương ứng là 25,64; 22,03; 2,37%. Tỷ lệ mỡ thô trong thịt thăn của tổ hợp lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) là 2,08%; ở tổ hợp lai Pietrain x (Landrace x
Yorkshire) là 2,40% [171]. Theo Kosovac và cs (2009) [151], tỷ lệ mỡ trong cơ của tổ hợp lai Pietrain x (Landrace x Yorkshire) thấp hơn so với tổ hợp lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) (1,23 so với 1,67%), với khối lượng giết mổ ở 111,60 kg và mẫu là cơ thăn. Okrouhla và cs (2008) [184], cho biết thịt có mức tỷ lệ nạc khác nhau thì có thành phần khác nhau. Cụ thể, ở mức tỷ lệ nạc ≥ 60% tỷ lệ mỡ thô, protein thô và khoáng tổng số đạt tương ứng 1,56; 23,28; 1,40% và ở ở mức tỷ lệ nạc 55,00 -59,90%
tỷ lệ mỡ thô, protein thô và khoáng tổng số tương ứng là 1,61; 23,20; 1,39%.%. Kết quả thành phần hóa học cho thấy thịt của các tổ hợp lợn lai nghiên cứu có chất lượng dinh dưỡng cao.
Chương 4