Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 (thí nghiệm 1)
2.3.1.1. Động vật thí nghiệm và quản lý
Nghiên cứu được tiến hành trên 15 lợn nái VCN-MS15, 18 lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 gồm 9 lợn nái F1(Pietrain x VCN-MS15) và 9 lợn nái F1(Duroc x VCN- MS15). Lợn ở mỗi nhóm khi đưa vào thí nghiệm đảm bảo tính đồng đều. Giai đoạn hậu bị, lợn được nuôi 4-5 con/ô chuồng, cho ăn tự do thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, nuôi trong chuồng hở thiết kế theo kiểu chuồng công nghiệp đến khi động dục lần đầu.
Sau đó, lợn được nuôi cá thể đến khi phối giống. Đến thời điểm phối giống, mỗi một nhóm 5 lợn nái VCN-MS15 (3 nhóm) được phối giống nhân tạo bằng tinh dịch của lợn đực giống Duroc, Pietrain hoặc Landrace. 6 lợn nái F1(Pietrain x VCN-MS15) được phối giống nhân tạo bằng tinh dịch của đực giống Duroc, 6 lợn nái F1(Duroc x VCN- MS15) được phối giống bằng tinh dịch của đực giống Pietrain và số còn lại được phối bằng tinh dịch của lợn đực giống Landrace. Khi lợn động dục, lợn nái được phối giống 2 lần, lần sau cách lần đầu 12 giờ. Trong giai đoạn mang thai, lợn tiếp tục được nuôi
cá thể trong các ô chuồng kích thước (0,6 x 2,2) m2/con. Trước khi đẻ 1 tuần và trong quá trình nuôi con (30 ngày) lợn mẹ được nuôi trên ô lồng đẻ có kích thước (1,8 x 2,2) m2/con.
Lợn con sau cai sữa giai đoạn từ cai sữa (31 ngày tuổi) – 60 ngày tuổi được nuôi bầy đàn trong ô chuồng lồng có kích thước (1,65 x 2,4)m2/đàn.
2.3.1.2. Thức ăn
Thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này là các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh của công ty Cargill (Bảng 2.1). Lợn thí nghiệm VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 được nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản [8]. Nước uống được cung cấp cho lợn đầy đủ qua hệ thống các núm uống đặt trong chuồng nuôi.
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho lợn nái và lợn con (Theo công bố của nhà sản xuất)
Loại thức ăn Thành phần
dinh dưỡng
Thức ăn cho nái mang thai (Mã số thức ăn
1042)
Thức ăn cho nái đẻ (Mã số thức ăn
1052)
Thức ăn cho lợn con tập ăn (Mã số thức ăn
1012)
Thức ăn cho lợn con từ 8-15kg (Mã số thức ăn
8002) Protein thô
(%) 14 16 21 20
Năng lượng trao đổi
tối thiểu Kcal/kg 2800 3000 3200 3200
Xơ thô (%)
max 9 9 6 6
Độ ẩm (%)
max 14 14 14 14
P tổng số (%)
min-max 0,4-1,4 0,4-1,5 0,4-1,5 0,4-1,5
Ca (%)
min-max 0,5-1,8 0,5-1,8 0,5-1,8 0,5-1,8
Lysine tổng số (%)
min 0,5 0,5 1,2 1,2
Methionine+Cystine
(%) 0,4 0,5 0,9 0,6
Bảng 2.2. Lượng thức ăn/ngày cho từng loại lợn
Đối tượng
Giai đoạn (ngày)
Lượng thức ăn (kg/con/ngày)
Lợn nái chửa
1 - 80 1,4 - 1,8
81- 110 1,8 - 2,4
111 - 112 1,5
113 0,5
Ngày cắn ổ đẻ 0
Lợn nái nuôi con
Ngày thứ nhất sau đẻ 1,0 Ngày thứ hai sau đẻ 2,0 Ngày thứ ba sau đẻ 3,0 Ngày thứ tư sau đẻ - cai sữa Tự do
Ngày cai sữa Không cho ăn
Lợn con theo mẹ
Lúc tập ăn (7 ngày tuổi) -
đến cai sữa Tự do
Ngày cai sữa Giảm 1/2 lượng thức ăn Lợn con sau cai sữa 31 – 60 ngày tuổi Tự do
2.3.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu - Các chỉ tiêu nghiên cứu
Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 được theo dõi qua một số chỉ tiêu:
Số vú lợn cái (cái)
Tuổi động dục lần đầu (ngày)
Khối lượng lúc động dục lần đầu (kg)
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Khối lượng lúc phối giống lần đầu (kg)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15 được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản:
Thời gian mang thai (ngày)
Số lợn con sơ sinh (con/ổ)
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ)
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con)
Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi (con/ổ)
Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi (kg/con)
Số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày tuổi) (con/ổ)
Khối lượng lợn con lúc cai sữa (kg/con)
Tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%)
Thời gian động dục trở lại của lợn mẹ sau khi cai sữa (ngày)
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)
Khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm (kg)
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa
Thức ăn cho lợn nái chờ phối (kg/nái/lứa)
Thức ăn cho lợn nái chửa (kg/nái/lứa)
Thức ăn cho lợn nái nuôi con (kg/nái/lứa)
Thức ăn tập ăn cho lợn con (kg/nái/lứa)
Tổng thức ăn cho một nái/lứa (kg/nái/lứa)
Tiêu tốn TĂ/kg lợn con cai sữa (kg thức ăn/kg tăng khối lượng)
Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn sau cai sữa giai đoạn 31-60 ngày tuổi
Thời gian cai sữa (ngày)
Khối lượng lợn con khi cai sữa (kg/con)
Thời gian từ cai sữa- 60 ngày tuổi (ngày)
Khối lượng lợn con 60 ngày tuổi (kg/con)
Tăng khối lượng lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (g/con/ngày)
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn cái
Số vú: Sử dụng phương pháp đếm trực tiếp trên từng các thể lợn cái hậu bị
Tuổi động dục lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến khi động dục lần đầu. Theo dõi lợn xuất hiện động dục 2 lần vào buổi sáng và chiều trong ngày, khi lợn nái hậu bị ở giai đoạn từ 3-5 tháng tuổi.
Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến thời điểm lợn được phối giống lần đầu.
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến thời điểm khi lợn đẻ lứa đầu.
Khối lượng động dục lần đầu (kg): Là khối lượng lợn nái lúc có các biểu hiện động dục lần đầu, được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 150 kg với phân độ nhỏ nhất là 200 gram.
Khối lượng phối giống lần đầu (kg): Là khối lượng lợn được xác định khi lợn nái được phối giống lần đầu có kết quả, được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 150 kg với phân độ nhỏ nhất là 200 gram.
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
Thời gian mang thai (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn được phối giống có chữa đến khi đẻ.
Số lợn con sơ sinh (con/ổ): Là số con khi đẻ xong kể cả những con chết và được xác định bằng cách đếm tổng toàn bộ lợn con được sinh ra tính thời điểm lợn đẻ xong con cuối cùng.
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống từ lúc sinh xong đến lúc 24 giờ.
Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi/lứa (con/ổ): Được xác định bằng cách đếm số lợn con sống trong tại thời điểm 21 ngày tuổi kể từ ngày đẻ.
Số lợn con sống đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống trong tại thời điểm 30 ngày tuổi kể từ ngày đẻ.
Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%) được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ nuôi sống
(%) =
Số lợn con sống đến lúc cai sữa 30 ngày tuổi/ổ
× 100 Số lợn con để nuôi/ổ
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định ngay sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu.
Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 2 kg với phân độ nhỏ nhất là 10 gram, cân khối lượng từng con. Lợn thí nghiệm đều được bấm tai vào thời điểm khi sinh.
Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định lúc 21 ngày tuổi. Được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân khối lượng từng con.
Khối lượng lợn con lúc cai sữa (30 ngày tuổi) (kg/con): Là khối lượng lợn con lúc 30 ngày tuổi. Được xác định bằng cân đĩa có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 gram, cân khối lượng từng con.
Tỷ lệ hao mòn lợn mẹ (%) (TLHM) được xác định như sau:
TLHM (%) =
Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24 giờ - Khối lượng lợn mẹ khi cai sữa
× 100 Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24 giờ
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Xác định khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến lúc lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại.
Số lứa đẻ/năm (lứa): Được xác định như sau:
Số lứa đẻ/năm
(lứa) =
365 ngày
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) Trong đó:
365 là số ngày của một năm
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) là khoảng thời thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo.
Số kg lợn con cai sữa/nái/năm: Được xác định như sau:
Số kg lợn con cai sữa/nái/năm (kg) = Số lứa đẻ/năm x trung bình tổng khối lượng lợn con cai sữa/ổ/nái.
- Phương pháp xác định chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa.
Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn cai sữa được xác định theo công thức:
Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa =
Lượng thức ăn tiêu thụ (kg)
Tổng khối lượng lợn con cai sữa/ổ (kg)
Trong đó: Lượng thức ăn tiêu thụ = (lượng thức ăn cho nái chờ phối + lượng thức ăn cho nái mang thai + lượng thức ăn cho nái nuôi con + lượng thức ăn cho lợn con tập ăn/ổ).
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi
+ Cân khối lượng lợn con khi cai sữa bằng cân đồng hồ 10 kg với phân độ nhỏ nhất 20g. Cân khối lượng khi 60 ngày tuổi bằng cân đồng hồ loại 30 kg, phân độ nhỏ nhất 100 g, theo phương pháp cân từng cá thể.
- Tăng khối lượng lợn con trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi: dựa trên khối lượng lợn con khi cai sữa và lúc 60 ngày tuổi và số ngày nuôi thí nghiệm để tính toán.
Tăng khối lượng (g/con/ngày)
=
Khối lượng 60 ngày tuổi (kg) - Khối lượng cai sữa (kg)
x 1000 Số ngày nuôi (ngày)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: dựa trên tổng khối lượng thức ăn và tăng khối lượng trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi để tính toán. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng được xác định theo công thức:
TTTĂ (kg TĂ/kg TKL)
=