Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP LỢN LAI THƯƠNG PHẨM 1/4 GIỐNG VCN-MS15
3.3.1. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai
Kết quả sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) được trình bày ở bảng 3.10.
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy mặc dù khối lượng của lợn ở cả ba tổ hợp lai lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau dao động từ 18 - 18,55 kg/con (P>0,05) nhưng sau 100 ngày nuôi, có sự vượt trội có ý nghĩa thống kê về khối lượng và tăng khối lượng của lợn ở tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) so với tổ hợp lai Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05). Tăng khối lượng trung bình cao nhất là ở tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) đạt 755,5 g/con/ngày, tiếp đến là tổ hợp lai Duroc x F1(Pietrain x VCN- MS15) 722,0 g/con/ngày và thấp nhất là ở tổ hợp lai Landrace x F1(Duroc x VCN- MS15) 620,0 g/con/ngày.
Bảng 3.10. Sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-
MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Pi x F1(Du x VCN-MS15)
(n=10)
Du x F1(Pi x VCN-MS15)
(n=10)
L x F1(Du x VCN-MS15)
(n=10)
P
Khối lượng lợn lúc 60
ngày tuổi (kg/con) 18,55 0,16 18,00 0,45 18,00 0,65 0,63 Khối lượng lợn lúc 160
ngày tuổi (kg/con) 94,10a 1,49 90,20a 1,63 80,00b 2,65 <0,01 Tăng khối lượng trung
bình (g/con/ngày) 755,5a 15,10 722,0a 17,10 620,0b 25,10 <0,01 Lượng thức ăn ăn vào
(kg/con/ngày) 2,01a 0,05 1,90a 0,03 1,67b 0,05 <0,01 Tiêu tốn thức ăn (kg thức
ăn/kg tăng khối lượng) 2,56 0,05 2,60 0,04 2,63 0,05 0,56
a, b
Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
So sánh với các tổ hợp lợn lai nuôi thịt phổ biến hiện nay cho thấy tổ hợp lợn lai Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) trong nghiên cứu này mặc dù có khả năng tăng khối lượng thấp nhất nhưng cũng cao hơn kết quả 589,9 g/con/ngày ở lợn lai (Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) [44]. Hai tổ hợp lai còn lại Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) có khả năng tăng khối lượng cao hơn lợn lai Duroc x F1(Pietrain x Móng Cái) với 670,6 g/con/ngày [46], và cũng cao hơn lợn Landrace (710 g/con/ngày), lợn Yorkshire (664 g/con/ngày) và lợn lai F1(Landrace x Yorkshire) (685 g/con/ngày) [33]; tương đương với tăng khối lượng tuyệt đối 749 gam/con/ngày [34]; với 735 g/con/ngày ở lợn lai F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire) [84], và thấp hơn tăng khối lượng của lợn lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire) với 829 g/con/ngày, tổ hợp lai PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) với 797 g/con/ngày và tổ hợp lai PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) là 765 g/con/ngày [24];
thấp hơn mức tăng khối lượng của lợn lai PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) với 786 và 845 g/con/ngày [63]. Kết quả trên cho thấy các tổ hợp lợn lai 1/4 giống VCN-MS15 nuôi ở Thừa Thiên Huế có tốc độ sinh trưởng nhanh.
Về khả năng ăn vào giữa 3 tổ hợp lai, lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) có khả năng ăn vào tương đương nhau (2,01 và 1,90 kg/con/ngày) (P >0,05), lợn Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) có khả năng ăn vào thấp hơn (1,67 kg/con/ngày) (P <0,05). Tuy vậy, so sánh về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa 3 tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), kết quả lần lượt là 2,56, 2,60 và 2,63 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể gia súc, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Trong nghiên cứu này tiêu tốn thức ăn ở 3 tổ hợp lai thấp hơn so với kết quả được công bố bởi một số tác giả khác. Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) [54], cho biết lợn lai 2 giống Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace, 3 giống Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và lợn 4 giống F1(Pi x Du) x F1(Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tương ứng là 2,84, 2,73 và 2,64 kg. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) [73], cho biết lợn Duroc x (Landrace x Yorkshire) nuôi thịt từ 60 ngày tuổi đến 152 ngày tuổi tiêu tốn 2,72 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn ở 3 tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với báo cáo của Lê Đình Phùng và cs (2015) [63], trên lợn lai PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC399 x F1(Landrace x Yorkshire) là 2,6 và 2,5 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Các kết quả trên cho thấy mặc dù tổ hợp lợn lai Landrace x F1(Duroc x VCN- MS15) có tốc độ sinh trưởng chậm hơn lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15), nhưng nhìn chung các tổ hợp lai nghiên cứu đều thích ứng tốt với điều kiện sinh thái miền Trung, có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, đặc biệt 2 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN- MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp hơn, là các tổ hợp lai có nhiều triển vọng để phát triển.