ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 38)

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp liên quan đến đất đai.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên toàn địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2017.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đánh giá tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 01/2010 đến 06/2017.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập thập số liệu thứ cấp

Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai và khiếu nại, tố cáo như: Luật Đất đai năm 1993, 2003 và 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 và 2001, Luật Khiếu nại, tố cáo các năm 1998, 2004, 2005, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố tụng hành chính các năm 2010, 2015, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan và các văn bản do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành trong lĩnh vực đất đai.

Thu thập, tổng hợp các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai tại UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện, Ban tiếp công dân huyện từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 06 năm 2017, cụ thể:

27

- Các báo cáo về công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các báo cáo chuyên đề về sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Các báo cáo chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang;

- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại phòng Tài nguyên và Môi trường, bộ phận tiếp công dân huyện, Thanh tra huyện, UBND huyện và UBND các xã từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 06 năm 2017.

- Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả: tham khảo trên Internet, thư viện và các nguồn khác;

- Thu thập và tham khảo các tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Xây dựng bảng hỏi điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan đến đề tài Tiến hành lập bảng hỏi điều tra phỏng vấn. Bảng hỏi được thiết kế gồm bảng hỏi mở và bảng hỏi phỏng vấn sâu:

- Bảng hỏi mở: dùng để phỏng vấn các đối tượng có đơn khiếu nại tố cáo và yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thông tin cấu trúc bảng hỏi mở gồm các nội dung: hỏi về các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; nội dung khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, thời điểm xảy ra tranh chấp; yêu cầu, nguyện vọng giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai, đánh giá về thái độ và cách giải quyết, mức độ thoả mãn, hài lòng đối với quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai....

- Bảng hỏi phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn các cán bộ, công chức, thanh tra viên tham gia công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thông tin cấu trúc nội dung bảng hỏi gồm các nội dung: các dạng khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai thường gặp; các câu hỏi đánh giá về trình tự, thủ tục giải quyết, đánh giá công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai; yêu cầu, điều kiện để thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai, một số kiến nghị đề xuất nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai...

2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên một số đối tượng có đơn khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trong các phiên tiếp công dân định kỳ tại Bộ phận tiếp công dân của UBND huyện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 06 năm 2017.

Lựa chọn các nhóm đối tượng để phỏng vấn: đối tượng khiếu nại, đối tượng tố cáo, đối tượng yêu cầu giải quyết tranh chấp, đối tượng có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án và các đối tượng có kiến nghị khác trong lĩnh vực đất đai.

Phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ tham gia tiếp công dân, trực tiếp giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai tại các cơ quan hành chính nhà nước. Lựa chọn các nhóm đối tượng: cán bộ trực tiếp tiếp công dân; chuyên viên, thanh tra viên trực tiếp tham gia giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai; Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường và Trưởng các Đoàn Thanh tra giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai.

Đối với các hòa giải viên cơ sở, tác giả phỏng vấn công chức địa chính 20 xã, thị trấn và đại diện các hòa giải viên khác tại các xã, thị trấn có tỷ lệ các trường hợp hòa giải thành công cao và thấp nhất.

2.3.3. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan liên quan

Tham vấn ý kiến các chuyên gia và các cơ quan liên quan, cụ thể là các cán bộ lãnh đạo của UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện, Trưởng đoàn Thanh tra trực tiếp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai do UBND huyện thành lập.

2.3.4. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu

Thực hiện soạn thảo các tập tin bảng hỏi và nhập số liệu vào máy tính, qua đó kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập, sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện thống kê, mô tả, tạo thành các bảng và biểu đồ.

29

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)