Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa lý: 107034’20”- 107050’50” kinh độ Đông và 16020’13”
- 16034’30” vĩ độ Bắc. Huyện Phú Vang có ranh giới hành chính được xác định là:
Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà; Phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy;
Phía Nam giáp huyện Phú Lộc; Phía Đông giáp biển Đông.
Hình 3.1. Sơ đồ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 27.824,48 ha, chiếm 5,51% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bao gồm 20 đơn vị hành chính, trong đó gồm 02 thị trấn (Thuận An và Phú Đa) và 18 xã, bao bọc bởi biển Đông, sông Hương, sông Như Ý, sông Lợi Nông và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ngoài ra còn nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của vùng và của tỉnh như: Quốc lộ 49, 49B, Tỉnh lộ 2, 3, 10A, 10B, 10C, 10D, 18 và các tuyến trục ngang nối các Tỉnh lộ với Quốc lộ, tạo thành hệ thống giao thông thuỷ, bộ hợp lý nên huyện Phú Vang được đánh giá là một
trong những huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa trong nội bộ huyện với các vùng khác trong tỉnh.
Phú Vang cũng như các huyện khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đều chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu đại dương vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250C – 39,80C), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão. So với huyện khác đặc biệt là các huyện miền núi thì Phú Vang là huyện có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để phát triển kinh tế, kết hợp với các yếu tố khác về tài nguyên biển và ven bờ đã tạo nên những thắng cảnh
nổi tiếng rất hấp dẫn để phát triển du lịch.
Mạng lưới sông ngòi không nhiều, mật độ <1km/1km2, có 3 lưu vực sông chính là: lưu vực sông Huơng, lưu vực sông Như Ý, lưu vực sông La Ỷ - chợ Nọ, nguồn nước ngầm tương đối lớn, độ sâu từ 4-6 mét có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở sản xuất nhỏ.
Tài nguyên đất: Được hình thành nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, phân bố trên nhiều loại địa hình nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng, phong phú.
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện là: 1.338,38 ha chiếm 9,92 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. Tài nguyên rừng ở đây đơn điệu, cây trồng chủ yếu là phi lao chắn cát nên có độ che phủ khá thấp.
Tài nguyên biển và đầm phá: Có trên 35 km bờ biển và diện tích đầm phá Tam Giang rộng trên 6.975 ha, toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá. Với tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ sản, tiềm năng du lịch lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, huyện. Đây chính là tiềm năng và thế mạnh của huyện trong việc phát triển nền kinh tế toàn huyện.
Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện hiện có mỏ titan và cát thuỷ tinh, một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ. Đây là một trong những nguồn lực góp phần cho phát triển nền kinh tế về lâu dài của huyện, tỉnh.
Tài nguyên nhân văn: Tiềm năng văn hoá du lịch đầy triển vọng với các di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hiện nay đã có 6 di tích lịch sử được xếp hạng và công nhận là: trấn Hải Thành (Thị trấn Thuận An), di tích nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diễu (xã Phú Mậu), di tích đình làng An Truyền (xã Phú An), nhà thờ Nguyễn Khoa Chiêm (xã Phú Thượng), di tích đình làng Dương Nỗ và di tích nhà lưu niệm Bác Hồ (đều thuộc xã Phú Dương).
31 3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Quy mô, chất lượng, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (theo giá trị sản xuất so sánh năm 2010). Tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 3.763.135 triệu đồng, năm 2013 là 3.378.811 triệu đồng, tốc độ tăng hằng năm là 10,58%; năm 2015 là 6.607.746 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 16,78%, cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2011- 2015 (theo giá so sánh năm 2010)
Chỉ tiêu Năm 2011 (Tr.đồng)
Năm 2013 (Tr.đồng)
Năm 2015 (Tr.đồng)
Tốc độ tăng tưởng hằng năm giai đoạn
2011 -2013 (%)
Tốc độ tăng tưởng hằng năm giai đoạn
2013 -2015 (%) Tổng giá trị sản xuất 2.763.135 3.378.811 4.607.746 10,58 16,78
Nông, Lâm nghiệp -
Thuỷ sản 704.761 748.125 748.111 3,03 0,00
Công nghiệp 179.350 252.973 253.670 18,76 0,14
Xây dựng 716.262 977.502 1.527.607 16,82 25,01 Thương mại – Du lịch 1.162.762 1.400.211 2.078.358 9,74 21,83
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Vang) Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Phú Vang đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định đúng đắn, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2011 - 2013 là 3,03%, giai đoạn 2013 - 2015 là 0,0%; công nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 là 18,76%, giai đoạn 2013 - 2015 là 0,14%; xây dựng giai đoạn 2011 - 2013 là 16,82%, giai đoạn 2013 - 2015 là 25,01% thương mại - dịch vụ tăng giai đoạn 2011 - 2013 là 9,74% và giai đoạn 2013 - 2015 là 21,83%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phân tích cơ cấu kinh tế theo các nhóm ngành lớn sau đây:
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2011-2015
ĐVT: %
Năm Tổng số
Trong đó Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng Dịch vụ
2011 100 45,0 24,8 30,2
2012 100 43,3 25,1 31,6
2013 100 39,4 26,9 33,7
2014 100 37,3 26,9 35,9
2015 100 34,7 29,3 36,0
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Vang) Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp; tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ qua các năm.
Năm 2011, tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm 45,0%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,8%, thương mại - dịch vụ chiếm 30,2%; năm 2013, tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 39,4%, công nghiệp - xây dựng tăng lên chiếm 26,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 33,7%; năm 2015, tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục giảm xuống còn 34,7%, công nghiệp - xây dựng tăng lên 29,3% và thương mại - dịch vụ là 36,0%.
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2011- 2015
33
Nhân tố chủ yếu tạo ra sự chuyển biến cơ cấu này là thành quả của công cuộc đổi mới những năm qua, mặc dù công nghiệp, thương mại chưa được đầu tư đáng kể từ ngân sách nhà nước nhưng đã có sự tăng trưởng nhanh nhờ sự đầu tư phát triển của một bộ phận nhân dân và quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.
Khu vực kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự phát triển không đều giữa các lĩnh vực thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2011 – 2015
Chỉ tiêu
Năm 2011 (Tr.đồng)
Năm 2013 (Tr.đồng)
Năm 2015 (Tr.đồng)
Tốc độ tăng tưởng hằng
năm giai đoạn năm 2011-2013
(%)
Tốc độ tăng tưởng
hằng năm giai đoạn 2013-2015
(%)
1. Nông nghiệp 704.761 748.125 748.111 3,03 0,00
1.1. Trồng trọt 460.666 507.815 525.180 4,99 1,70
1.2. Chăn nuôi 211.665 189.729 50.581 -5,32 -48,37
1.3. Dịch vụ 32.430 50.581 54.181 24,89 3,50
2. Lâm nghiệp 10.387 5.209 6.186 -29,18 8,98
1.1. Trồng và chăm sóc rừng 1.327 560 264 -35,04 -31,34 1.2. Khai thác gỗ và lâm sản
khác 9.060 5.153 5.922 -24,58 7,20
1.3. Dịch vụ lâm nghiệp 0 0 0 0,00 0,00
3. Thuỷ sản 646.055 774.061 830.451 9,46 3,58
3.1. Nuôi trồng 150.701 210.830 243.699 18,07 7,70
3.2. Khai thác 495.354 563.231 586.752 6,63 2,07
Qua bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hằng năm (theo giá cố định năm 2010) của ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 là 3,03%; ngành lâm nghiệp là -29,18% và ngành thuỷ sản là 9,46%. Giai đoạn 2013 –
2015, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hăng năm (theo giá cố định 2010) của ngành nông nghiệp là 0%, ngành lâm nghiệp là 8,98% và thủy sản 3,58%.
Hình thái tổ chức quản lý sản xuất phổ biến nhất trong nông - lâm - thuỷ sản là hợp tác xã, nhưng hợp tác xã theo loại hình sản xuất tập trung bao cấp đã không còn phù hợp từ nhiều năm trước, thay vào đó là hình thức hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật hợp tác xã. Tuy nhiên, loại hình hợp tác xã kiểu mới này vẫn chưa hoạt động thực sự có hiệu quả, cần chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; giải tán các hợp tác xã sản xuất không có hiệu quả, các hợp tác xã nợ đọng kéo dài.
Khu vực kinh tế công nghiệp: Có sự thay đổi khác biệt giữa các loại hình kinh tế. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tập trung chủ yếu ở loại hình kinh tế tư nhân và cá thể, kinh tế tập thể gần như triệt tiêu từ năm 2013.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2011 – 2015
Loại hình Năm 2011 (Tr.đồng)
Năm 2013 (Tr.đồng)
Năm 2015 (Tr.đồng)
Tốc độ tăng tưởng hằng năm giai đoạn
2011 – 2013 (%)
Tốc độ tăng tưởng hằng năm giai đoạn
2013 - 2015 (%)
Tổng 179.350 252.973 253.690 18,76 0,14
Tập thể 115 0 0 -100,00 0,00
Tư nhân 72.701 126.207 127.367 31,76 0,46
Cá thể 106.534 126.766 126.323 9,08 -0,17
Đây là nhóm ngành có xuất phát điểm thấp nhưng có nhịp độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên không ổn định do mất đi thành phần kinh tế tập thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm (theo giá cố định 2010) giai đoạn 2011 - 2013 đạt 18,76%, giai đoạn 2013 - 2015 đạt 0,14%. Trong đó:
Khu vực kinh tế dịch vụ: Trong những năm qua ngành thương mại - dịch vụ phát triển phong phú và đa dạng, bao gồm: Thương mại thuần tuý, dịch vụ du lịch nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, tài chính, bưu điện, giao thông vận tải, dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp... Trong đó:
- Thương mại thuần tuý có điểm xuất phát sớm nhưng phát triển chậm, nhiều hộ thương mại đã chuyển hướng sang sản xuất hoặc dịch vụ khác.
35
- Giao thông vận tải phát triển mạnh nhưng tổ chức quản lý chưa tốt. Với hệ thống đường bộ về tận các thôn, xóm và lực lượng vận tải gồm hơn: 450 ô tô, máy kéo, 40 thuyền gắn máy, phần lớn người điều khiển giao thông vận tải đã được đào tạo cơ bản nhưng việc phân luồng, phân tuyến chưa hợp lý, chất lượng phương tiện chưa tốt; trong mùa mưa bão, giao thông còn gặp nhiều trở ngại.
- Các ngành nghề dịch vụ nông - lâm nghiệp phát triển nhanh và rộng hơn cả:
Trong toàn huyện hàng trăm máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp....bảo đảm đủ năng lực san ủi, cày bừa, tuốt lúa, vận tải nội đồng. Tuy nhiên, đây là ngành nghề phát triển tự phát, phần lớn do các hộ nông dân tự đầu tư, vừa để tự túc dịch vụ vừa để cung cấp dịch vụ hàng hoá, nên không có sự phân bố theo vùng và không hình thành được các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết.
- Bưu điện là ngành phát triển nhanh, hiện đã có 6 trạm tổng đài với gần 5.900 máy điện thoại, bình quân 6,4 máy/100 dân, doanh thu bưu điện 10.000 triệu đồng năm; 20/20 xã, thị trấn trên địa bàn đã được phủ sóng điện thoại di động.
Dân số, lao động, việc làm và thu nhập: Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn huyện năm 2015 là 182.141 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,1%. Mật độ dân số trung bình là 655 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều giữa các xã, dân cư tập trung đông nhất là ở thị trấn Thuận An, xã Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú Diên;
thấp nhất là ở Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ.
Bảng 3.5. Dân số, mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2013 2015
1. Dân số trung bình Người 176.062 180.703 182.141 2. Phân theo giới tính
- Nam " 88.709 90.009 91.754
- Nữ " 87.353 90.694 90.387
3. Phân theo khu vực
- Thành thị " 32.268 33.097 33.601
- Nông thôn " 143.794 147.606 148.540
4. Mật độ dân số Ng/Km2 632,7 649,4 651,0
5. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,07 1,12 1,02
Nhìn vào biểu số liệu cho thấy, tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm ở giai đoạn 2013 -2015 thể hiện việc thực hiện tốt các chính sách, biện pháp kế hoạch hoá dân số; mức chênh lệch nam nữ không đáng kể; cơ cấu theo khu vực thành thị và nông thôn theo tổ chức hành chính, có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tình hình tăng giảm cơ học diễn ra ở tốc độ cao, đồng thời có sự di chuyển dân số nội huyện, trong đó một số bộ phận do di dân tự do.
Hiện nay, lao động trên địa bàn huyện có khoảng 83.710 người chiếm 45,9%
dân số của huyện. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 1,1 %. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện Phú Vang rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp.
Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn: Tranh thủ nguồn vốn của tỉnh; các chương trình mục tiêu và ngân sách huyện để đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở Phú Thượng, thị trấn Thuận An, trung tâm huyện lỵ Phú Đa, Vinh Thanh….phát triển mạnh các dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế nông thôn. Vùng trung tâm huyện lỵ được ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Hình thái phân bố dân cư theo thôn, dân cư chủ yếu tập trung hai bên các trục đường quốc lộ, liên xã, liên thôn. Nhìn chung trong những năm qua cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn đã được cải thiện và phát triển thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Vùng các xã nông nghiệp đã tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng trạm bơm và kiên cố hoá kênh mương, đê bao; thực hiện tốt các chương trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa; nhựa hoá tỉnh lộ, bê tông hoá cơ bản đường giao thông nông thôn, chương trình nước máy và nước sạch.