Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

3.1.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai và một số văn bản QUY phạm pháp luật cụ thể hoá để thực hiện tại địa phương. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện Phú Vang thời gian qua luôn được quan tâm, chú trọng và thực hiện khá tốt, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện đi vào nề nếp, giữ vững kỷ cương pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tại địa phương được ban hành phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản với hệ thống

37

pháp luật cấp trên. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện ban hành đều được triển khai thực hiện trên thực tế và có tính thực thi cao. Hệ thống văn bản này đã xác lập cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Cụ thể từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2017, UBND huyện đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực đất đai bao gồm:

- Các văn bản về thực hiện thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện tại UBND huyện Phú Vang thuộc 18 lĩnh vực được quy định tại Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 28/04/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Các quyết định về việc quy định khu vực và vị trí các loại đất của các xã trên địa bàn huyện; Ban hành nhiều chương trình hành động, kế hoạch thực hiện và hàng trăm công văn chỉ đạo, điều hành.

3.1.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính, toàn huyện đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp. Trên cơ sở đó, thực hiện Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 02/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” .Đã thực hiện nâng cấp và tăng dày, đồng thời điều chỉnh một số vị trí mốc sau khi thống nhất kết quả giải quyết giữa các đơn vị quản lý hành chính cấp xã.

Bản đồ hành chính chung của của toàn huyện tỷ lệ 1/25000, các xã tỷ lệ 1/5000.

Hồ sơ địa giới hành chính của huyện được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định của Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế đều có công văn về việc kiểm tra hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính. Phòng Nội vụ huyện Phú Vang có trách nhiệm báo cáo công tác kiểm tra với UBND huyện và Sở Nội vụ, hoàn chỉnh hồ sơ, mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương. Trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng đã kịp thời báo cáo trình lên các cấp có thẩm quyền để kịp thời sửa chữa.

Hồ sơ địa giới hành chính được phòng Nội vụ huyện Phú Vang bảo quản theo đúng quy định, do đó đã đáp ứng được công tác quản lý hành chính ở địa phương rõ ràng và chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.1.2.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất

Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Kết quả đến nay, toàn huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 20/20 xã, thị trấn, với diện tích 27.824,48 ha.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện và cấp xã đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 2000, 2005, 2010, 2015). Đặc biệt từ năm 2010 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện bằng công nghệ số.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất của cấp xã, huyện đến năm 2020.

3.1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác lập, quản lý quy hoạch: Huyện ủy, UBND huyện đã xác định nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, hạn chế sự chồng chéo, lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Huyện Phú Vang đã sớm tiến hành triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2 cấp xã, huyện từ năm 2010 cho đến nay. Kết quả đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2010 - 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 4/2014; UBND huyện phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cho 20 xã đến 2015 định hướng đến 2020.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất : Qua quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2 cấp huyện, xã đã bám sát các quan điểm, mục tiêu cơ bản và định hướng phát triển kinh tế, bố trí quỹ đất cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực đề ra trong kỳ quy hoạch phù hợp đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, xã. Các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2010-2015 của giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện đều đạt và một số vượt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng. Cụ thể là :

Đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch là 12.418,50 ha, thực hiện 13.484,72 ha vượt chỉ tiêu 8,58%. Trong đó đất trồng lúa quy hoạch 7.237,74 ha thực hiện 7.455,78 ha vượt chỉ tiêu 3,01% ; đất trồng cây lâu năm quy hoạch 242,25 ha thực hiện 1.983,15 ha vượt chỉ tiêu 818,63 %.

Đất lâm nghiệp theo quy hoạch là 1.781,29 ha, thực hiện 1.338,38 ha đạt 75,13%. Trong đó đất trồng rừng sản xuất theo quy hoạch 653,22 ha thực hiện 593,14 ha đạt 90,80 % ; Đất rừng phòng hộ theo quy hoạch là 1.042,73 ha, thực hiện 745,23 ha đạt 71,46%.

Đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch là 2.004,64 ha thực hiện 1.726,50 ha đạt 86,12 %.

Đất ở theo quy hoạch là 2.704,30 ha, thực hiện 1.614,14 ha đạt 59,68 %.

Đất chưa sử dụng theo quy hoạch là 922,25 ha thực hiện 762,28 ha vượt chỉ tiêu 120,98 %.

39

Nhìn chung nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2 cấp trên địa bàn huyện đều được các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm uy tín của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện nên đã tuân thủ được qui trình, qui phạm, đồng thời đã tranh thủ được sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nhờ đó nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2 cấp hoàn thành đúng theo qui định. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện, hạn chế phần nào việc chồng chéo trong quy hoạch, tạo độ tin cậy, đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua.

3.1.2.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác giao đất, thu hồi đất của huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan được thực hiện thường xuyên. Kết quả công tác giao đất cho thuê đất, thu hồi đất như sau:

Bảng 3.6. Kết quả công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án

2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giai đoạn 2011-2016 1. Giao đất

Số lượng các công

trình, dự án 9 7 2 0 0 2 20

Diện tích các công trình, dự án được giao đất (ha)

3,07 4,79 2,73 0,00 0,00 0,77 11,36 2. Thuê đất

Số lượng các công

trình, dự án 6 5 3 4 4 2 24

Diện tích các công trình, dự án được thuê đất (ha)

48,74 6,71 9,00 2,30 9,72 0,35 76,82 3. Thu hồi đất

Số lượng các công

trình, dự án 36 22 23 20 25 30 156

Diện tích đất được thu

hồi (ha) 37,49 83,46 14,85 29,05 32,58 49,63 247,06 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang)

Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật được kiểm tra xử lý thường xuyên, trên địa bàn huyện ít có dự án đã được giao đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích...

Từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện đã thu hồi 247,06 ha đất các loại để phục vụ cho mục đích công cộng và 0,57 ha đất giao không đúng đối tượng. Công tác thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công khai theo quy chế dân chủ tại cơ sở.

3.1.2.6. Việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tính đến 31/12/2016 trên địa bàn toàn huyện đã cấp được 76.719 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó: Hộ gia đình, cá nhân là 74.953 giấy, tổ chức là 1.766 giấy (không tính số giấy cấp các lần trước đã cấp đổi lại). Với tổng diện tích 10.007,90 ha.

Năm 2013 đã thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa chính theo hiện trạng sử dụng đất, thực hiện công tác cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà Phú Vang là huyện làm điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 28/8/2007 về hướng dẫn thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013 và Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đầu năm 2015 đã hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai theo Chỉ thị số 21/CT-Ttg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được triển khai khá tốt.

Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao song vẫn còn có sự sai lệch giữa số liệu, bản đồ và thực tế. Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 (tính đến ngày 31/12/2014) toàn huyện có 27.824,48 ha diện tích đất tự nhiên, chiếm 5,56% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người đạt 651 người/km2 (của toàn tỉnh là 228 người/km2).

41

Bảng 3.7. Diện tích tự nhiên các xã, thị trấn của huyện Phú Vang (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014)

STT Tên xã, thị trấn Diện tích

tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)

01 Thị trấn Phú Đa 2976,12 10,69

02 Thị trấn Thuận An 1628,52 5,85

03 Xã Vinh An 1509,12 5,42

04 Xã Vinh Thanh 1053,63 3,78

05 Xã Vinh Xuân 1851,22 6,65

06 Xã Phú Diên 1381,49 4,96

07 Xã Phú Hải 335,35 1,21

08 Xã Phú Thuận 715,05 2,56

09 Xã Phú Mậu 717,45 2,57

10 Xã Phú Dương 585,03 2,10

11 Xã Phú Mỹ 1160,30 4,17

12 Xã Phú Thượng 589,85 2,11

13 Xã Phú Lương 1787,91 6,42

14 Xã Phú Xuân 3022,64 10,86

15 Xã Phú Hồ 961,59 3,45

16 Xã Vinh Phú 736,55 2,64

17 Xã Vinh Thái 1969,99 7,08

18 Xã Vinh Hà 2941,87 10,57

19 Xã Phú Thanh 766,56 2,57

20 Xã Phú An 1130,25 4,06

Toàn huyện 27824,48 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang)

Quỹ đất tự nhiên của huyện phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính cấp xã, xã lớn nhất (xã Phú Xuân) có diện tích là 3.022,64 ha, xã nhỏ nhất (xã Phú Hải) là 335,35 ha.

Bảng 3.8. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Vang (tính đến ngày 31/12/2015)

STT Mục đích sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 27824,48 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 13484,72 48,46

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10373,16 37,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8390,02 30,15

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7455,78 26,80

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 934,24 3,36

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1983,15 7,13

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1338,38 4,81

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 593,14 2,13

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 745,23 2,68

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1726,50 6,20

1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 46,68 0,17

2 Đất phi nông nghiệp PNN 13577,48 48,80

2.1 Đất ở OTC 1614,14 5,80

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1325,33 4,76

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 288,81 1,04

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2588,49 9,30

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,31 0,04

43

STT Mục đích sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 45,69 0,16

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,86 0,01

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 192,20 0,69 2.2.5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 128,38 0,46 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2207,04 7,93

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 29,50 0,11

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 216,32 0,78

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 2365,41 8,50

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 608,63 5,05 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 6154,53 22,12

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,47 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 762,28 2,74

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 762,28 2,74

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,00 0,00

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,00 0,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang) a) Phân theo đối tượng sử dụng đất:

Các đối tượng sử dụng: 16.913,83 ha, chiếm 60,79% diện tích tự nhiên. (Trong đó: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 12.320,58 ha;; Tổ chức kinh tế: 216,71 ha; Cơ quan, đơn vị của Nhà nước: 3.984,82 ha; Tổ chức sự nghiệp công lập: 145,91 ha.

Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo: 245,82) ;

Các đối tượng quản lý: 10.910,65 ha, chiếm 39,21% tổng diện tích tự nhiên.

(Trong đó: UBND cấp xã quản lý: 3.960,53 ha; Tổ chức phát triển quỹ đất: 1,72 ha;

Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý: 6.948,40ha).

Đất phi nông nghiệp 48.8

0.49

Đất chưa sử dụng 2.74

Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng b) Phân theo mục đích sử dụng đất: Trong 27.824,48 ha diện tích đất tự nhiên toàn huyện, bao gồm:

Diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích có 27.062,20 ha (chiếm 97,26%

diện tích đất tự nhiên). Trong đó: - Diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp có 13.484,72 ha (chiếm 48,46% diện tích đất tự nhiên); - Diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp có 13.577,48 ha (chiếm 48,80% diện tích đất tự nhiên).

Diện tích đất chưa sử dụng có 762,28 ha (chiếm 2,74% diện tích đất tự nhiên).

c) Cơ cấu sử dụng đất của các nhóm đất chính

Đất nông nghiệp: Hiện trạng năm 2015, toàn huyện có 13.484,72 ha (chiếm 48,46% diện tích đất tự nhiên); trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Có 10.373,16 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 76,93% diện tích đất nông nghiệp và 37,28% diện tích đất tự nhiên.

- Đất trồng cây hàng năm: Có 8.390,02ha, chiếm 62,22% diện tích đất nông nghiệp.

Đất trồng cây hàng năm chính như lúa, ngô, rau, đậu, khoai lang, sắn... Cây trồng hàng năm được phát triển trên các nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen tầng đá nông, đất đỏ tầng đá nông và được phân bố ở tất cả các địa bàn song tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Lương, Phú Xuân, Vinh Hà, Phú Mậu…

+ Đất trồng lúa: Có 7.455,78 ha, chiếm 55,29% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích lúa tập trung nhiều nhất trên địa bàn các xã Phú Lương, Phú Hồ, Vinh Hà, Vinh Thái…

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Có 934,24 ha, chiếm 6,93% diện tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Phú Lương, Phú Hồ, Phú Thanh...

- Đất trồng cây lâu năm: Có 1.983,15 ha, chiếm 14,70% diện tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Phú Đa, Vinh Phú...

Đất chưa sử dụng 2.74%

Đất nông nghiệp 48.46%

Đất phi nông nghiệp 48.8%

45

- Đất lâm nghiệp: Có 1.338,38 ha, chiếm 9,93% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 4,81% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Xuân...; Trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: Có 593,14 ha, chiếm 4,39% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất có rừng phòng hộ: Có 745,23 ha, chiếm 5,52% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có 1.726,50 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 12,80%

diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp khác: Có 46,68 ha, chiếm 0,03% đất nông nghiệp.

Bảng 3.9. Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp chính năm 2015

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.373,16 76,93

1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.390,02 62,22

1.1.1 Đất trồng lúa 7.455,78 55,29

1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác 934,24 6,93

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.983,15 14,70

2 Đất lâm nghiệp 1.338,38 9,93

2.1 Đất rừng sản xuất 593,14 4,39

2.2 Đất rừng phòng hộ 745,23 5,52

3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.726,50 21,80

4 Đất làm muối 0,00 0,00

5 Đất nông nghiệp khác 46,68 0,03

Tổng 13.484,72 100,00

Đất phi nông nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 (tính đến ngày 01/01/2016) toàn huyện hiện có 13.577,48 ha, chiếm 48,80% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích và cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp được thể hiện ở bảng 3.10.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)