Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 63)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG

3.2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang

Trong các năm vừa qua, công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nền nếp, giải quyết được một số lượng lớn các vụ việc, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều vụ việc phức tạp, gay gắt, kéo dài đã được Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện và các cấp các ngành trong huyện giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã được khôi phục góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, tình hình khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện diễn ra không bình thường, gia tăng cả về quy mô, số lượng và tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại về đất đai chiếm số lượng rất lớn so với các khiếu nại khác.

Theo kết quả điều tra tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác hàng năm của Thanh tra huyện, từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2017, tại Trụ sở tiếp công dân của huyện, các buổi tiếp công dân hàng tháng của Chủ tịch UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và tại UBND các xã, thị trấn đã tiếp 4.573 lượt với 5.215 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó lĩnh vực đất đai chiếm khoảng hơn 70% với 3.224 lượt. Nội dung công dân đến phản ánh, khiếu nại liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, TCĐĐ, thực hiện chính sách xã hội đối với người có công; các kiến nghị, phản ánh về công tác bảo vệ rừng, tình trạng ô nhiễm môi trường, phản ánh về thái độ, tác phong, lề lối làm việc của một số cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công dân...

Số lượt công dân trực tiếp đến khiếu nại, kiến nghị tại các cơ quan hành chính liên quan về lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên số lượng đơn thư gửi đến cấp huyện chỉ chiếm từ khoảng 30% - 40% do UBND các xã, thị trấn đã từng bước chú trọng đến công tác tiếp công dân, bố trí cán bộ có năng lực tuyên truyền, giải thích về các quyền, nghĩa vụ của công dân, nắm bắt kịp thời các vụ việc phát sinh ở cơ sở và có hướng xử lý, hòa giải thành, giải quyết kịp thời được một khối lượng lớn các vấn đề mà công dân còn thắc mắc, chưa rõ, không để vụ việc phát sinh khiếu kiện phức tạp do vậy hạn chế phần nào lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.

Bảng 3.12. Tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai giai đoạn từ 01/2010-06/2017

Thời gian

Số lượt tiếp công dân

Tổng số số đơn tiếp nhận tại huyện

Đơn liên quan lĩnh vực

đất đai

Chia theo thẩm quyền giải quyết Chia theo loại đơn UBND

huyện

UBND

xã Tòa án Khác Khiếu

nại Tố cáo Tranh

chấp Khác

2010 646 54 35 17 14 01 03 15 03 14 03

2011 651 71 61 14 39 06 02 32 04 23 02

2012 575 86 68 09 48 07 04 41 05 18 04

2013 662 75 46 06 32 03 05 23 02 16 05

2014 554 69 45 08 30 06 01 28 04 12 01

2015 598 54 16 03 08 02 03 07 03 03 03

2016 642 67 27 08 12 05 02 12 03 10 02

6/2017 245 35 15 03 09 02 01 08 01 05 01

Tổng

cộng 4.573 511 313 68 192 32 21 166 25 101 21

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Kinh tế - Xã hội hằng năm của UBND huyện Phú Vang; Báo cáo tổng kết hằng năm của phòng TN&MT huyện Phú Vang)

51

Qua bảng 3.12 cho thấy số lượng công dân đến khiếu nại, phản ánh với các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương biến động tăng giảm qua từng năm, một số năm tăng đột biến là do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân cơ bản sau:

- Triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương có liên qua đến giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: công trình mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 49B đoạn qua huyện trên địa bàn 2 xã Vinh Thanh, Vinh An, công trình đường cứu hộ, cứu nạn đoạn qua địa bàn huyện tại 2 xã Vinh Hà và Vinh Phú, dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng đường nội thị Phú Đa...

- Các dự án liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: dự án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính, cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hiện đại hóa hồ sơ địa giới hành chính...

- Về thực hiện các chế độ, chính sách cho các đối tượng là người có công, chính sách cho hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam...

Theo điều tra, đánh giá tại các báo cáo và tham vấn ý kiến của các chuyên gia thì mặc dù số lượng đơn thư tiếp nhận giảm nhưng số vụ đông người có xu hướng tăng và diễn biễn phức tạp. Trong các năm trước số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân rất đa dạng, phong phú, đơn, thư đề cập hầu hết các lĩnh vực của đời sống, xã hội chủ yếu là kiến nghị, phản ánh; tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng đơn, thư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường và chế độ chính sách xã hội.

Các đơn tố cáo liên quan đến cán bộ có chức quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của nhà nước; tham ô lãng phí tài sản của Nhà nước, yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, không khách quan trong quá trình giải quyết công việc.

Đơn thư chủ yếu tập trung ở các địa phương như xã Phú Thượng, xã Thuận An, các xã có Quốc lộ 49B đi qua như xã Vinh Thanh, Vinh An. Nội dung chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Tình hình công dân tái khiếu, khiếu nại vượt cấp ngày càng giảm. Tuy vậy, vẫn còn một số ít vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng công dân vẫn tiếp tục đến khiếu nại ở trụ sở tiếp công dân của tỉnh, huyện nhiều lần, nhất là các trường hợp liên quan đến việc đòi lại đất cũ sau khi nhà nước đã thực hiện các chính sách về đất.

3.2.1.1. Về nội dung khiếu nại

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng: Số đơn khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng chiếm số lượng rất lớn trong khiếu nại về đất đai (khoảng 70%). Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án.

Quá trình thực hiện dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49B, đoạn qua địa bàn huyện Phú Vang gặp không ít khó khăn trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng do người dân khiếu nại về giá đất nông nghiệp đền bù thấp, quy định về khu vực, vị trí để tính giá trị quyền sử dụng đất ở nông thôn chưa phù hợp.

Việc giải quyết các trường hợp này thường mất nhiều thời gian, người khiếu nại không chấp hành đầy đủ các quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan nhà nước, chậm di dời, dẫn đến chậm trễ trong thời gian triển khai các dự án sử dụng đất, gây áp lực cho cơ quan chức năng. Một số trường hợp chủ đầu tư các dự án không tính toán mức độ ảnh hưởng của dự án đến đời sống nhân dân nên khi dự án đi vào hoạt động, nhân dân dù không bị thu hồi đất nhưng vẫn khiếu kiện đòi bồi thường do bị ảnh hưởng bởi dự án.

Đòi lại đất cũ: Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp nay đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác như trường hợp đòi lại đất của ông Phạm Văn Tuyệt ở xã Vinh Xuân.

Khiếu nại liên quan đến các thủ tục hành chính về đất đai: Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như: Không công nhận quyền sử dụng đất, cấp sai vị trí, diện tích, loại đất; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng, khiếu nại về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND cấp huyện như vụ việc của ông Trương Tự Nhiên ở xã Vinh An, các trường hợp cấp giấy do giao đất trái thẩm quyền ở xã Phú Hồ.

Khiếu nại do quy hoạch treo mà người dân không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được đầu tư xây dựng mới trên đất đã được cấp giấy: như trường hợp của các hộ dân ở khu đô thị Mỹ Thượng.

Ngoài ra, còn có một số khiếu nại khác như: khiếu nại về việc không giao đất cho nhân dân sản xuất, khiếu nại về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND cấp huyện, về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm giải quyết khiếu nại của công dân, khiếu nại về bản án trong lĩnh vực đất đai, kiến nghị đòi thực hiện các chính sách về đất đai như đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất; khiếu nại về quyết định xử

53

phạt hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai; kiến nghị xác định lại ranh giới, mốc giới sử dụng đất…

3.2.1.2. Về nội dung, đối tượng bị tố cáo

Tập trung vào việc tố cáo cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, như: giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng QSDĐ; cấp giấy chứng nhận QSDĐ; không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng đất tại địa phương; trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương án quy hoạch đất dân cư đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn; thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo;

tố cáo UBND xã giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất công ích không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích (5%) trái quy định của pháp luật. Tố cáo hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai. Điển hình có các vụ tố cáo ở xã Phú Lương, xã Phú Hồ, thị trấn Phú Đa.

3.2.1.3. Về nội dung tranh chấp đất đai

Đơn thư có nội dung tranh chấp chiếm khoảng 35% so với tổng số đơn tiếp nhận. Về TCĐĐ phát sinh ở nhiều dạng, đa dạng và phức tạp, tập trung vào các vụ việc như:

- Tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã Phú Xuân, Phú Lương do trước đây vùng đất tranh chấp thuộc địa giới hành chính các xã nói trên là vùng cát trắng không thể sản xuất, canh tác được nên việc quản lý buông lỏng. Tranh chấp giữa xã Phú Thuận và Thuận An do lợi ích kinh tế khai thác từ dịch vụ tắm biển đối với đường bờ biển chạy dọc 2 xã.

- Tranh chấp ranh giới giữa các chủ sử dụng đất liền kề: dạng tranh chấp này chiếm số lượng nhiều và tập trung ở những vùng có đất trồng rừng sản xuất, đất vùng gò đồi trước đây nay đưa vào sử dụng trồng cây lâu năm, ngoài ra có các vụ việc tranh chấp như tranh chấp ranh giới thửa đất ở, đất nuôi trồng thủy sản; xây dựng nhà cửa lấn không gian, tranh chấp đường đi… Nguyên nhân chủ yếu là do ranh giới giữa những người SDĐ liền kề không rõ ràng, có thể do sang nhượng nhiều lần, bàn giao không chính xác hoặc do lỗi của các cơ quan Nhà nước khi cấp đất có ghi diện tích nhưng không đo đạc cụ thể, khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của các đối tượng hoặc do một người SDĐ nào đó tự ý lấn, chiếm đất của người khác để sử dụng.

- Tranh chấp quyền thừa kế QSDĐ, thừa kế tài sản gắn liền với QSDĐ: Dạng tranh chấp này phát sinh do người có QSDĐ chết không để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không tự thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế. Bên cạnh đó, có trường hợp di chúc do người SDĐ lập không hợp pháp hoặc không rõ

ràng, dẫn đến tranh chấp giữa các đối tượng được nhận thừa kế QSDĐ, thừa kế tài sản gắn liền với đất.

- Tranh chấp QSDĐ khi vợ chồng ly hôn, khi ly hôn, vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc phân chia QSDĐ dẫn đến tranh chấp, QSDĐ trong trường hợp này có thể có trước hoặc sau khi kết hôn.

Các dạng tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý đất đai có số lượng lớn, phát sinh khi các bên có bất đồng, mâu thuẫn không giải quyết được trong quá trình SDĐ, một bên cố ý lấn đất hoặc có những hành vi ảnh hưởng đến QSDĐ dẫn đến phát sinh tranh chấp. Phần lớn đất đang tranh chấp ranh giới thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng TNMT không có các loại giấy tờ chứng minh QSDĐ, do đó việc xác định nguồn gốc đất đai mất khá nhiều thời gian. Một số trường hợp Phòng chưa giải quyết kịp dẫn đến tồn đọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)