Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 21 - 29)

PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY BỜI LỜI ĐỎ (Machilus Odoratissima Nees)

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công dụng của nó trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mục tài nguyên thực vật… Hầu như chưa có đi nghiên cứu chuyên sâu vào về loài cây này. Cụ thể:

- Năm 1967, trong sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một các tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng [9].

- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam” của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự [2].

- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội năm 1971 đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng.

- Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ.

- Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu.

1.3.2.2. Nghiên cu v công dng loài

Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh…

quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…” [8].

Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương… vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ,…Dầu

Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm,…” [9].

Ở Gia Lai những năm qua, cùng với việc phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các loại cây lâm nghiệp như: thông ba lá, keo, bạch đàn…, cây bời lời cũng được người dân các xã Lơ Pang, Đêr A, Đak Trôi, Kon Chiêng, Kon Thụp (huyện Mang Yang) đưa vào trồng tại các rẫy, vườn hộ mà chưa nghĩ đến giá trị kinh tế trên thị trường, vì cây bời lời tuy nhiều công dụng khác nhau như lá dùng để làm bột nhang, vỏ ép thành keo, thân bán gỗ… nhưng cũng trồng 5- 7 năm mới cho thu hoạch như các loại cây lâm nghiệp khác [21].

Theo ý tưởng nghiên cứu của anh Nguyễn Đình Hải (2011), người ta hoàn toàn có thể sản xuất dầu Diesel từ dầu của hạt cây bời lời để làm nhiên liệu sinh học phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Lượng quả dồi dào của cây bời lời đỏ, sau khi thu hoạch quả và qua sơ chế, sẽ được đưa vào máy ép tách dầu ra khỏi quả. Qua công nghệ sản xuất dầu diesel từ lượng dầu trên, những lít xăng từ cây bời lời đầu tiên ở Việt Nam sẽ ra đời.

Sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn đối với công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hóa dược, cũng có thể được dùng như dầu diesel sinh học chất lượng hoàn hảo. [7]

1.3.2.3. Mt s nghiên cu khác

Trồng rừng Bời lời đỏ xen Ngô hoặc trồng rừng thuần loài bời lời đỏ đều sinh trương tốt ở tỉnh Bắc Cạn. Sản phẩm bời lời đỏ tất cả các bộ phận của cây: Thân, vỏ, lá và đều có doanh nghiệp mua bao tiêu sản phẩm nên thu nhập ổn định [1]. Hiện nay nguồn cung cấp giống bời lời đỏ ở Gia Lai không ổn định, nguồn giống không rõ nguồn gốc, nhu cầu trồng rừng cao nhưng thiếu giống có chất lượng cao [2].

Bảo Huy, 2009, Khả năng hấp thu các bon của rừng bời lời đỏ khá cao so với các loài cây bản địa khác vì vậy loài cây này vừa có giá trị kinh tế cao vừa cải tạo môi trường, giảm thiểu được biến đổi khí hậu tốt [4]. Trong họ Lauracea có nhiều loài cây quý đang được bảo tồn nguồn gen, trong các ưu tiên bảo tồn có ưu tiên các loài cây có giá trị kinh tế -xã hội và y học cao [5,6]. Loài bời lời đỏ (Machilus odoratissima) là một trong những loài cần được bảo tồn khai thác và phát triển nguồn gen vì đáp ứng được điều kiện yêu cầu trên.

Muốn quản lý giống tốt và có hiệu quả thì cần phải có quy chế quản lý và đầu tư xây dựng các rừng giống, vườn giống được tuyển chọn từ những cây trội cây mẹ ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng để cải thiện và nâng cao năng suất chất lượng hạt giống cây rừng. Xây dựng các rừng giống, vườn giống cây rừng nói chung và cây bời lời đỏ nói riêng là một trong những giải pháp quan lý giống tốt nhất hiện nay [7,8].

Sử dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống là hướng đi đúng đắn, hiệu quả và rút ngắn được quá trình chọn giống nhờ áp dung công nghệ phân tích, nhận biết gen trội trong quá trình đánh giá chọn giống cây dài ngay (cây lâm nghiệp) [17].

Chọn loài cây trồng, chọn giống cây rừng trước hết phải căn cứ vào mục đích kinh tế, nguyên tắc dựa vào mục đích kinh doanh, sau đó là các mục đích khác và căn cứ khác như điều kiện tự nhiên, nguồn giống, cải tạo đất, sinh trưởng vv... [21, 22, 23, 24, 26].

Đỗ Tất Lợi 1967 “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này khá đầy đủ. Về giá trị sử dụng: “tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén.

Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương… vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi đầu làm cho tóc mượt.

Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà ”.

Viện điều tra quy hoạch rừng 1971 “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam” tập I ; Phạm hoàng Hộ 1985, “Cây cỏ Việt Nam”; Lê Khả Kế “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II, 1971 ngoài việc mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của loài Bời lời đỏ và còn cho biết thêm một số giá trị, công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…”.Các tài liệu này mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ [26].

Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – Phần 2; đã trình bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, một số đặc điểm về phân bời lời ở trên thế giới và Việt Nam, công dụng của cây Bời lời đỏ. Chưa làm rõ được khâu tuyển chọn giống tạo cây con, kỹ thuật trồng rừng, công tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ thuật khai thác và bảo quản vỏ sau khai thác [Error!

Reference source not found.].

Trong sách “Danh mục thực vật Tây Nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu.

Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu nên các đặc điểm hình thái, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH có sử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê, xen sắn. Giá trị kinh tế của cây bời lời đỏ là cao sản phẩm bán được là vỏ, gỗ, cải

thiện dời sống kinh tế của ngừoi dân địa phương. Các kết quả này chỉ là các số liệu điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa đưa ra những mô hình được đánh giá về hiệu quả kinh tế môi trường chính xác của các hệ thống NLKH trên.

Các tnh khu vc nghiên cu a. Tại tỉnh Quảng Bình

Tại tỉnh Quảng Bình, trong quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2009, về việc quy định danh mục các loài cây mục đích, đối tượng rừng và tiêu chí áp dụng để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt triển khai trên địa bàn tỉnh đã đưa loài cây Bời lời đỏ vào danh mục loài trồng rừng kinh tế. Quyết định cũng xác định rõ loài cây thuộc nhóm gỗ IV cùng với một số loài khác như: Bời lời (Litsea laucilimba), Bời lời vàng (Litsea Vang H.Lec) [59].

b. Tại tỉnh Quảng Trị

Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình trồng rừng Bời lời năm thứ 2 trồng xen dưới vườn chuối tại thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa). Theo các hộ thực hiện mô hình, cây Bời lời đỏ rất phù hợp, với điều kiện canh tác nương rẫy của bà con nông dân, giá trị kinh tế và môi trường mang lại từ rừng trồng Bời lời khi rừng thành thục là rất lớn và có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo. Qua 3 năm thực hiện mô hình, Trung tâm KNKN đã đánh giá được các phương thức bố trí mô hình trồng rừng cây Bời lời phù hợp với các đặc điểm sinh thái, chỉ ra được các biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cao. Việc nhân rộng mô hình này sẽ đưa Bời lời đỏ không chỉ đơn thuần là cây xóa đói giảm nghèo lý tưởng cho người dân, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, mà trong tương lai sẽ trở thành loại cây làm giàu cho nông dân. Bên cạnh đó, cây Bời lời cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc [30].

Từ những năm 2004 người dân ở A Vao đã phát triển loại cây này, nhưng đa số trồng tự phát, không tập trung đến hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, tháng 8/2012, được sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm cũng như sự hỗ trợ của dự án trồng cây Bời lời đỏ do Oxfam - Hồng Kông tài trợ, xã A Vao đã triển khai dự án đầu tư mở một vườn ươm giống cây Bời lời đỏ.

Theo Đặng Thái Dương 2014- 2015, Cho thấy rừng bời lời 2 năm tuổi đã có sự phân hoá tự nhiên khá rõ rệt. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao, bề dày vỏ, thể tích cây, thể tích vỏ của cây Bời lời đỏ tái sinh chồi trong mô hình trồng thuần loài và trồng xen sắn từ tuổi 1 đến tuổi 5 đều tăng theo từng năm và tăng nhiều nhất ở tuổi 2 đến tuổi 5, điều này cho thấy đây là giai đoạn cây Bời lời đỏ sinh trưởng mạnh [18].

Dự tính trữ lượng vỏ cây Bời lời đỏ tái sinh chồi (2 chồi 1 gốc) ở tuổi 5 của mô hình trồng thuần loài có sử dụng chỉ số hình thon tự nhiên F01 = 0,5 đã đạt được 22,4m3 cao hơn 5,4m3 của mô hình Bời lời đỏ trồng xen sắn (17m3). Nguyên nhân là do mật độ trồng Bời lời đỏ trong mô hình trồng thuần loài là 2.000 gốc/ha tức 4.000 cây/ha nhiều hơn mật độ trồng Bời lời đỏ trong mô hình trồng xen sắn là 1.660 gốc/ha tức 3.320 cây/ha [19].

Kinh doanh trồng rừng Bời lời đỏ theo hai mô hình trồng thuần loài và trồng xen sắn tại tỉnh Quảng Trị đều đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Bời lời đỏ của mô hình trồng Bời lời đỏ thuần loài chu kỳ kinh doanh 5 năm gồm 3 luân kỳ 5 năm liên tiếp: NPV = 55.015.000 đ/ha, NPV/năm = 3.668.000 đ/ha thấp hơn mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn NPV = 78.289.000đ, NPV/năm = 5.219.000 đ/ha, nhưng chỉ tiêu BCR = 4,98 và IRR = 25,35% lại cao hơn mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn BCR = 3,7 và IRR = 24,38%. Mặt dù chỉ tiêu BCR và IRR của mô hình trồng Bời lời đỏ thuần loài cao hơn mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn, nhưng sự chênh lệch không đáng kể, đồng thời các chỉ tiêu còn lại thấp hơn nên mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn với chu kỳ 5 năm được ưu tiên lựa chọn [32].

Bời lời đỏ là loài cây có giá trị kinh tế cao chính vì vậy cần có những biện pháp bảo tồn loài cây này, nhằm hướng đến phát triển một hệ thống bền vững từ khâu chọn giống cây trồng đến tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng.

c. Tại Thừa Thiên Huế

Theo Đặng Thái Dương 2014, kết quả thí nghiệm giâm hom Bời lời đỏ:

+ Giá thể, nồng độ chất kích thích khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ.

+ Kết quả nghiên cứu về khả năng tạo rễ: 2 công thức giá thể cho tỷ lệ ra rễ nhiều nhất (52,22%). Nồng độ IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (57,66%).

+ Kết quả nghiên cứu về chiều dài rễ: 2 công thức giá thể cho chiều dài rễ dài nhất (2,91cm và 3,25 cm). Nồng độ IBA cho chiều dài rễ dài nhất (2,875cm và 3,313 cm).

+ Kết quả nghiên cứu về đường kính cổ rễ: Nhân tố giá thể và nồng độ tác động đồng đều đến đường kính cổ rễ.

Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu này mới chỉ là thử nghiệm vì vậy cần phải thí nghiệm bài bản mới có kết luận chắc chắn và nâng cao tỷ lệ ra rễ có ý nghĩa về kinh tế.

d. Tại Quảng Nam

Trong quyết định Số: 1518/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng phòng hộ, sản xuất chuyển mục đích sử dụng để xây dựng công trình thủy điện Sông Bung 2 có nêu rõ chọn cây bời lời đỏ trồng thay thế một số

loài cây trồng ít có giá trị khác để trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế/rừng sản xuất, mật độ trồng: 1.333 cây/ha, phương thức trồng hỗn loài.

Trong đánh giá giữa kỳ về việc thực hiện dự án BCC, huyện Tây Giang tổ chức hỗ trợ 120 ngàn cây giống Bời lời đỏ cho người dân các thôn trên địa bàn xã Tr’Hy. Các thôn Voòng, A banh 2; thôn Dầm 1; thôn A riêu, A chua, Dầm 2; A banh 1.

e. Tây Nguyên

Ở Gia Lai trước đây cùng với việc phủ xanh đất trống đồi trọc bằng các loại cây lâm nghiệp như: thông ba lá, keo, bạch đàn… cây Bời lời cũng được người dân các xã Lơ Pang, Đêr A, Đak Trôi, Kon Chiêng, Kon Thụp (huyện Mang Yang) đưa vào trồng tại các rẫy, tuy nhiên giống cây trồng còn xô bồ chưa có sự tuyển chọn [Error!

Reference source not found.].

Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sư Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai, 1991, đã giới thiệu một số nét cơ bản về trồng rừng Bời lời đỏ. Song những kết quả đánh giá này chưa có bố trí thí nghiệm đầy đủ và hệ thống nên mới là tài liệu phổ biến trước mắt để xác định quy trình kỹ thuật phù hợp nhất cho từng vùng miền Trung và Tây Nguyên cần phải có các nghiên cưu bày bản, chuyên sâu hơn [Error! Reference source not found.].

Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường đại học Tây Nguyên đã xác định được một số đặc điểm: mô tả thân, cành, lá, rễ bời lời đỏ và đánh gía sinh trưởng của cây trồng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.. Tuy nhiên các chỉ tiêu đo đếm về sinh trưởng mới chỉ là tạm thời chưa đưa ra được sản lượng chính xác trên cơ sở xác định hàm tương quan về mối quan hệ giữa sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng, sinh khối, sinh trưởng D1.3 của cây.

Mai Minh Tuấn – Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số huyện ở Gia Lai.

Trần Văn Con (2001) trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về đề tài Xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng sản xuất vùng bắc Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng lập địa chính là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm và đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng. Phương thức trồng: Trồng theo phương thức hỗn giao, nông lâm kết hợp. Tỷ lệ hỗn giao 60% Bời lời và 40% cây ăn quả hoặc Cà phê, với phương pháp hỗn giao theo hàng hoặc theo đám. Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m [63].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)