Giải pháp về phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 87 - 91)

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG RỪNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ CHO TỈNH KON TUM

3.5.3. Giải pháp về phát triển

- Để phát triển các mô hình trồng Bời lời đỏ trong vườn hộ gia đình trên địa bàn, cần phải tiến hành điều tra, quy hoạch cụ thể nhằm xác định những vùng có khả năng phát triển Bời lời đỏ, từ đó áp dụng các phương thức trồng phù hợp với các khu vực sinh thái cụ thể; cần phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp về vốn, tổ chức, quản lý, thị trường... tạo nên những hành lang pháp lý tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất Bời lời đỏ theo hướng phát triển bền vững.

3.5.3.1. Gii pháp quy hoch

- Tiến hành quy hoạch lại vùng trồng Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum gắn với sinh thái và vùng phân bố tự nhiên cụ thể loài Bời lời đỏ thích ứng tốt với khí hậu trên đại bàn các huyện bước đầu chưa được khả quan. Vì vậy cần khuyến cáo người dân trong việc lựa chọn giống cây trồng.

- Nên quy hoạch các vùng trồng gắn liền với các cơ sở thu mua, chế biến để thuận lợi cho việc tiêu thụ đầu ra sản phẩm.

- Tiến hành rà soát lại các khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hiện có, đồng thời tiến hành quy hoạch tổng thể hiện trạng sử dụng đất trên toàn xã, huyện, tỉnh.

- Tiếp tục phát triển mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó tập trung khai thác triệt để đất chưa sử dụng để trồng Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Đẩy mạnh công tác đổi thửa, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sử dụng đất của địa phương nhằm thực hiện cơ giới hóa dễ dàng, nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích.

- Tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

3.5.3.2. Giải pháp đầu tư

- Khuyến khích các hộ gia đình chủ động đầu tư phát triển kinh tế hộ theo hướng thâm canh. Chính quyền địa phương cần có các chính sách cho vay vốn dài hạn, lãi suất thấp.

- Hầu hết người dân trồng Bời lời đỏ trên các nương rẫy, với điều kiện đi lại khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đi lại, vận chuyển, khai thác vì vậy cần có sự quan tâm của Đảng và nhà nước về mặt giao thông để thuận tiện hơn.

- Đầu tư cơ sở hạn tầng, các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thu mua và chế biến nông lâm sản, trong đó có Bời lời đỏ.

3.5.3.3. Gii pháp k thut

- Công tác giống: Hiện nay giống được người dân thu mua trên thị trường trôi nổi, một số hộ gia đình tự ươm cây giống để trồng, do đó nguồn gốc giống không rõ ràng và cây giống phẩm chất kém. Cần được có những nghiên cứu, đánh giá để chọn nguồn giống có xuất xứ và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để gây trồng.

- Kỹ thuật trồng rừng còn nhiều tồn tại, trong đó kỹ thuật làm đất, bón phân và chăm sóc. Cần có những khuyến cáo thông qua các chương trình dự án, tập huấn, nâng cao nhận thức người dân về kỹ thuật trồng Bời lời đỏ.

- Mật độ trồng rừng quá cao, do vậy cần có những nghiên cứu đánh giá để xác định mật độ tối ưu trong chu kỳ kinh doanh Bời lời đỏ.

- Khai thác và xác định tuổi khai thác vẫn là một tồn tại lớn. Một số hộ gia đình có hiện tượng khai thác rừng tuổi còn non (5-6 tuổi) để bán. Cần có những nghiên cứu và khuyến cáo người dân tuổi khai thác hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Điều kin t nhiên kinh tế xã hi ca tnh Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc. Địa hình:

phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.

Về điều kiện tự kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum: có rất nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt và Kon Tum đang từng bước cải thiện điều kiện sống của người dân.

2. Hin trng phân b rng, tiêu th sn phm cây Bi lời đỏ ti tnh Kon Tum

Diện tích cây Bời lời đỏ trên toàn tỉnh Kon Tum là 17.382,5 ha, trong đó diện tích trồng tại huyện Tu Mơ Rông chiếm tỷ lệ 20,02%, cao nhất trong tổng diện tích cây Bời lời toàn tỉnh, kế đến là diện tích trồng tại huyện Đăk Glei và huyện Sa Thầy với tỷ lệ lần lượt là 19,7% và 13,15%, các huyện này có diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng (đa phần đất chưa sử dụng là đất đồi núi) lớn, thuận lợi cho phát triển diện tích cây Bời lời đỏ hơn một số địa phương khác; diện tích trồng thấp nhất tại thành phố Kon Tum với tỷ lệ 0,43 %, tương ứng với 74ha, nguyên nhân do diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn này hạn chế, Bời lời đỏ được trồng thay thế các loại cây trồng có giá trị thấp khác theo các chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.

3. Đánh giá kĩ thuật trng rng Bi lời đỏ ti khu vc tnh Kon Tum

Đề tài nghiên cứu đánh giá và lựa chọn được các kĩ thuật trồng rừng Bời lời đỏ cho tỉnh Kon Tum như sau: Về mật độ trồng từ 2000-2500 cây/ha, về thời vụ trồng tháng 8, về kích thước hố 40x40x40cm, về tuổi cây con đem trồng 6 tháng tuổi.

4. Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống Bời lời đỏ bằng hạt

Tỷ lệ nây mầm ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó cao nhất khi hạt xử lý ở nhiệt độ 50°C với 260/300 hạt nảy mầm, chiếm tỷ lệ 86,7%.

Dùng tiêu chuẩn 205 để so sánh công thức xử lý nhiệt độ có tỷ lệ nảy mầm lớn nhất và công thức nhiệt độ có tỷ lệ nảy mầm lớn nhì (50°C và 25°C). Kết quả: 2t= 14.90

>205= 3,84 (k = 1) vì vậy công thức xử lý nhiệt độ 50°C cho tỷ lệ nảy mầm của hạt bời lời đỏ lớn nhất.

5. Đề xuất hướng dn kĩ thuật trng rng và các gii pháp qun lý rng trng Bi Đề xuất được hướng dẫn kĩ thuật trồng rừng Bời lời đỏ cho tỉnh Kon Tum đồng thời đề xuất nhóm giải pháp đề quản lý và phát triển rừng trồng Bời lời đỏ bao gồm:

Giải pháp chính sách; Giải pháp về mặt xã hội; Giải pháp về tổ chức, quản lý; Giải pháp về thị trường tiêu thụ; Giải pháp về môi trường – sinh thái; Giải pháp về phát triển; Giải pháp quy hoạch; Giải pháp đầu tư; Giải pháp kỹ thuật

Kiến nghị

Cần áp dụng các kết quả nghiên cứu trên và thực tiễn sản xuất của tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung để đạt được năng suất, chất lượng rừng trồng Bời lời đỏ cao nhất. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu về các yếu tố khác tác động đến rừng trồng Bời lời đỏ để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)