ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 29 - 32)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Rừng trồng Bời lời đỏ các độ tuổi 4, 5 ở địa bàn tỉnh Kon Tum với các kĩ thuật trồng rừng khác nhau (về mật độ, kích thước hố, thời vụ trồng và tuổi cây con đem trồng).

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum

2.2.2. Đánh giá hiện trạng phân bố rừng trồngvà quảnlý rừngtrồngcủatỉnhKon Tum

2.2.3. Đánh giá kĩ thuật trồng rừng Bời lời đỏ ở tỉnh Kon Tum 2.2.4. Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống Bời lời đỏ bằng hạt

2.2.5. Đề xuất hướng dẫn kĩ thuật trồng rừng và các giải pháp quản lý rừng trồng Bời lời đỏ cho tỉnh Kon Tum.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra và lp ô tiêu chun

Điều tra thu thập số liệu thứ cấp về diện tích, phân bố, năm trồng, tuổi rừng của các tỉnh và khu vực nghiên cứu từ đó xác định vùng phân bố tập trung loài bời lời đỏ.

Tìm hiểu các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng của từng dự án.Điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, các tổ chức trồng rừng để xác định kỹ thuật trồng đã áp dụng cho đối tượng rừng điều tra.

Ở mỗi huyện, ở mỗi công thức kĩ thuật của mỗi biện pháp kỹ thuật (làm đất, mật độ trồng, thời vụ trồng và tuổi cây con đem trồng) tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trên 3 lâm phần của 3 vùng đã trồng rừng theo biện pháp kĩ thuật đó. Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 (20m x 25m).

* Kĩ thuật làm đất:

+ Công thức 1: Kích thước hố 20x20x20 cm + Công thức 2: Kích thước hố 30x30x30 cm + Công thức 3: Kích thước hố 40x40x40 cm).

* Mật độ trồng rừng:

+ Công thức 1: Mật độ 1.650 cây/ha + Công thức 2: Mật độ 2.000 cây/ha + Công thức 3: Mật độ 2.500 cây/ha

+ Công thức 4: Mật độ 3.300 cây/ha

* Tuổi cây con đem trồng:

+ Công thức 1: 4 Tháng tuổi + Công thức 2: 6 Tháng tuổi + Công thức 3: 8 Tháng tuổi

* Thời vụ trồng rừng:

+ Công thức 1: Tháng 4 + Công thức 2: Tháng 8 + Công thức 3: Tháng 11 Đo điếm thu thập số liệu

Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng sào đo cao hoặc thước Blumleiss;

Đo đường kính (D13) bằng thước kẹp kính hoặc đo chu vi bằng thước dây sau đó qui đổi ra đường kính:

. = .

, (3,1416 là giá trị gần đúng của )

Đo đường kính tán Dt bằng cách đo hình chiếu tán cây theo 2 chiều Đông – Tây;

Nam – Bắc và lấy giá trị trung bình theo công thức:

2 NB Dt ĐT

Trong đó: ĐT: Đường kính tán đo theo hướng Đông - Tây.

NB: Đường kính tán đo theo hướng Nam - Bắc.

Xử lý số liệu:

- Lấy số trung bình của 3 ô tiêu chuẩn ở lâm phần vùng 1; 3 ô tiêu chuẩn của lâm phần vùng 2; 3 ô tiêu chuẩn của lâm phần vùng 3 của cùng 1 công thức trồng của cùng 1 biện pháp kĩ thuật trồng như: làm đất, mật độ trồng, tuổi cây con đem trồng, thời vụ trồng. Tổng hợp thành bảng biểu để phân tích thống kê.

- Thể tích thân cây được tính bằng công thức: V = G.H.f Trong đó: = .

G là tiết diện ngang ở vị trí 1.3m của thân cây;

H là chiều cao vút ngọn;

f là hình số thân cây (f = 0,5 theo Quyết định 689/QĐ-TCLN-KL);

D1,3 là đường kính thân cây ở vị trí chiều cao thân cây 1,3 mét.

+ Trữ lượng rừng trên 01 ha được tính bằng công thức: M = Vbq x n Trong đó: M là trữ lượng (m3/ha);

Vbq là thể tích bình quân của cây;

n là số cây trên ha.

- Đánh giá so sánh sinh trưởng ở các vùng: Sử dụng phần mềm Excel 2007 và dùng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố để xác định mức độ biến động giữa các vùng trồng Bời lời đỏ và các biện pháp kĩ thuật. Sử dụng tiêu chuẩn t Student để lựa chọn vùng/tỉnh có sinh trưởng tốt nhất và biện pháp kĩ thuật tốt nhất.

* Thí nghiệm về xử lý hạt giống

Sử dụng 300 hạt chắc cho mỗi công thức gồm 3 lần lặp, mỗi lần lặp 100 hạt. Xử lý số liệu bằng phương pháp so sánh các mẫu về chất. CT1: Hạt ngâm trong nước 1000C; CT2: Hạt ngâm trong nước 75 0C; CT3: Hạt ngâm trong nước 500C; CT3: Hạt ngâm trong nước 250C.

Cách 1: Hạt sau khi xử lý, ủ trong túi vải, tiến hành rửa chua hạt bằng nước lã hằng ngày, đếm số hạt nảy mầm.

Cách 2: Sau xử lý, trộn hạt với cát ẩm, hàng ngày cung cấp nước cho cát và đếm số hạt nảy mầm.

- Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel

- So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ205 để so sánh đánh giá và chọn ra công thức có tỷ lệ ra rễ tốt nhất

2 =  

 qiTiTST T

T

TS q

v q

2 2 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật gây trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh kon tum (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)