PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ RỪNG, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY BỜI LỜI ĐỎ TẠI TỈNH KON TUM
3.2.1. Hiện trạng diện tích và phân bố rừng trồng Bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum
Đặc biệt, Kon Tum là tỉnh có địa hình đồi núi chia cắt, dân cư có diện tích canh tác ít.
Bời lời đỏ tuy là loài cây bản địa nhưng mới được người dân ươm trồng trong thời gian gần đây, hiệu quả kinh tế mang lại cao nên người dân thử nghiệm trồng với diện tích nhỏ hoặc trồng rải rác quanh vườn nhà, các loại cây chủ lực vẫn là Khoai mì, Cao su, Cà phê,… do đó diện tích cây Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu trồng phân tán theo quy mô hộ gia đình quanh vườn nhà, trên nương rẫy cũ hoặc có một số ít diện tích trồng tập trung do các chương trình, dự ánFLITCH(dự án Flitch) của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện. Bời lời được trồng trên quy mô hộ gia đình được ghi nhận tại tỉnh Kon Tum.Rừng Bời lời trồng với quy mô lớn được xác định dưới 20% tổng diện tích Bời lời toàn tỉnh. Tuy nhiên nhóm canh tác Bời lời đỏ diện tích lớn không điển hình do với diện tích từ 3 - 5 ha được ghi nhận là kết quả đầu tư của các dự án xóa đói giảm nghèo và nâng cao năng lực thích ứng của người dân địa phương và phần lớn rừng trồng Bời Lời trên diện tích lớn là thuộc cộng đồng quản lý.
Thông thường người dân địa phương có khuynh hướng chăm sóc và đầu tư cho diện tích cấp hộ với diện tích nhỏ dễ chăm sóc, nuôi dưỡng và đầu tư.
Để nắm được tình hình diễn biến diện tích câyBời lời đỏ của tỉnh Kon Tum qua các năm trở lại đây, chúng ta có thể tham khảo ở bảng sau:
Bảng 3.5. Diện tích cây Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đơn
vị Tổng số TP Kon Tum
Đăk Hà
Sa Thầy
Đăk Tô
Ngọc Hồi
Đăk Glei
Tu Mơ Rông
Kon Rẫy
Kon Plông
Ha 17.382,5 95 2103 2286 1360 1499 3425 3480,7 1663 1491
% 100 0,43 12,1 13,15 7,82 8,62 19,7 20,02 9,57 8,58 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,an ninh - quốc phòng năm 2015 và kế hoạch năm 2016 của các huyện, thành phố Kon Tum)
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ (%) diện tích cây Bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum Từ Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.2 cho thấy, diện tích cây Bời lời đỏ trên toàn tỉnh Kon Tum là 17.382,5 ha, trong đó diện tích trồng tại huyện Tu Mơ Rông chiếm tỷ lệ 20,02%, cao nhất trong tổng diện tích cây Bời lời toàn tỉnh, kế đến là diện tích trồng tại huyện Đăk Glei và huyện Sa Thầy với tỷ lệ lần lượt là 19,7% và 13,15%, các huyện này có diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng (đa phần đất chưa sử dụng là đất đồi núi) lớn, thuận lợi cho phát triển diện tích cây Bời lời đỏ hơn một số địa phương khác; diện tích trồng thấp nhất tại thành phố Kon Tum với tỷ lệ 0,43 %, tương ứng với 74ha, nguyên nhân do diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn này hạn chế, Bời lời đỏ được trồng thay thế các loại cây trồng có giá trị thấp khác theo các chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.
Hình 3.2. Bản đồ phân bố Bời lời đỏ theo diện tích của các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017
Kết quả điều tra tại các huyện Kon Plông, Đăk Hà, Sa Thầy và Ngọc Hồi cho thấy quỹ đất hộ gia đình của cư dân địa phương được chia thành các nhóm sử dụng đất như: Đất trồng Cao su, đất trồng keo, đất canh tác nương rẫy cho nhu cầu tự cung tự cấp gia đình, đất ao hồ, đất chuồng trại, chăn nuôi,… quỹ đất trống còn lại quanh vườn nhà hoặc đất nương rẫy cũ được nông hộ tận dụng, cải tạo để trồng cây Bời lời đỏ, đồng thời mục đích này nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt ngắn hạn so với thời gian canh tác Cao su vốn khá dài hạn và phụ thuộc nhiều công lao động, thị trường.
Bảng 3.6. Diện tích trồng Bời lời đỏ và một số cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Đơn vị tính: Ha
Địa Phương
Tổng diệntích tự nhiên
Trong đó Tỷ lệ (%) diện tích trồng Bời lời đỏ
Đất sản xuất nông
nghiệp
Diện tích trồng Bời
lời đỏ
So với tổng diệntích tự nhiên
So với diện tích đất sản xuất nông
nghiệp
Tổng số 968.960 215.356 17.382 1,79 8,07
TP Kon Tum 43.212 26.293 74 0,17 0,28
H. Đắk Glei 149.526 23.884 3.425 2,29 14,34
H. Ngọc Hồi 84.453 30.053 1.498 1,77 4,99
H. Đắk Tô 50.640 20.671 1.360 2,69 6,58
H. Kon Plông 138.115 10.541 1.491 1,08 14,15
H. Kon Rẫy 91.134 9.379 1.663 1,83 17,74
H.Đắk Hà 84.572 32.090 2.102 2,49 6,55
H..Sa Thầy 241.535 51.324 2.286 0,95 4,45
H.TuMơRông 85.768 11.117 3.480 4,06 31,31
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum năm 2017 và Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,an ninh - quốc phòng năm 2017 và kế hoạch năm 2017 của các huyện, thành phố Kon Tum.
Từ Bảng 3.6 có thể nhận thấy rõ diện tích cây Bời lời đỏ chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đất sản xuất và diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, cụ thể diện tích trồng Bời lời đỏ chiếm 8,07% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 1,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số 09 huyện thành phố, địa bàn huyện Tu Mơ Rông có diện tích trồng Bời lời đỏ chiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (31,31%); kế đến là huyện Kon Rẫy, diện tích Bời lời đỏ chiếm 17,74% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện; huyện Sa Thầy và
thành phố Kon Tum có tỷ lệ diện tích trồng Bời lời đỏ thấp nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp của địa phương lần lượt là 4,45% và 0,28%.