Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)

Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở VIỆT NAM

1.2.3. Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam

Cao su tiểu điền là hình thức trong đó người nông dân tự bỏ vốn hoặc do các Tổ chức thay người dân vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất cao su nhân dân. Cao su tiểu điền là vườn cây có diện tích không tập trung nằm rãi rác xung quanh địa bàn sinh sống của khu dân cư. Cây cao su được xem là cây phù hợp với khả năng hộ gia đình, nó cũng đáp ứng yêu cầu là một cây công nghiệp lâu năm có khả năng giúp địa phương đa dạng hóa nền nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân. Trên thế giới có nhiều quốc gia trồng cao su với nhiều hình thức: Đại điền, trung điền và tiểu điền nhưng nhìn chung cao su tiểu điền thường chiếm tỷ lệ lớn từ 80 - 90%. So với các mô hình cao su khác thì cao su tiểu điền có ưu thế hơn, vì cao su tiểu điền cần vốn đầu tư nhỏ, cơ sở hạ tầng đầu tư không tốn kém nhiều.

Theo Tổng cục thống kê (1999), cao su tiểu điền đã trồng được 107.468 ha, chiếm tỷ lệ 37,5% so với quốc doanh, chia ra 84.000 ha ở miền Đông Nam Bộ, 5.158 ha ở Tây Nguyên, 14.048 ha ở các tỉnh miền Bắc và 450ha ở các tỉnh ven biển miền Trung, trên tổng số diện tích cao su toàn quốc năm đó là 394.000 ha. Các công ty quốc doanh chiếm 286.532 ha .

Năm 2003, tổng diện tích là 440.791ha. Tuy nhiên, diện tích các Công ty quốc doanh hầu như dậm chân tại chỗ, chỉ còn 285.382ha, do không còn đất để mở rộng diện tích trồng mới. Trong khi đó người dân ở nhiều địa phương trong nước đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân 2%/năm và diện tích cao su tiểu điền tăng mạnh, đạt 155.409ha. Năm 2004, diện tích tiểu điền tiếp tục tăng mạnh, lên đến 169.000ha, chiếm 37,23% diện tích cao su cả nước, trong khi diện tích cao su Công ty quốc doanh có phần giảm, còn 284.995ha. Năm 2010 diện tích tiểu điền đạt 312.000 ha; năm 2015 diện tích tiểu điền đạt 471.000 ha chiếm 48% diện tích cao su cả nước.

Năm 2006, diện tích cao su tiểu điền trong cả nước chiếm khoảng 195.000ha. Tuy chiếm 40,7% tổng diện tích, nhưng sản lượng của các vườn cao su tiểu điền đạt năng suất thấp, chỉ chiếm 13,9% sản lượng cao su của cả nước. Năng suất các vườn cao su tiểu điền đã đi vào thu hoạch ước chỉ đạt bình quân 820 kg/ha trong khi các vườn đại điền quốc doanh đạt hơn gấp đôi, bình quân 1.715 kg/ha [Niên giámThống Kê, 2007].

Bảng 1.9. Diện tích cao su tiểu điền và quốc doanh của Việt Nam qua các năm

Năm

Diện tích (ha)

Tổng Quốc doanh Tiểu điền % tiểu điền

2000 393.991 286.532 107.468 27,28

2001 411.990 277.285 134.705 32,69

2002 415.783 274.748 141.035 33,92

2003 428.794 281.159 147.635 34,43

2004 440.791 285.382 155.409 35,26

2005 453.995 284.995 169.000 37,23

2006 464.875 284.336 180.539 38,83

2007 479.115 284.115 195.000 40,70

2009 516.000 297.000 219.000 42,44

2010 748.700 376.540 372.160 48,10

2011 801.600 426.700 374.900 46,76

2012 910.000 481.000 429.000 47,14

2015 981.000 510.000 471.000 48,00

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2015

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

2000 2001

2002 2003

2004 2005

2006 2007

2009 2010

2015 Tiểu điền Quốc doanh

Biểu đồ 1.9. Diễn biến diện tích cao su đại điền và tiểu điền ở Việt Nam qua các năm

Cuối năm 2006, phần lớn diện tích trồng mới là cao su tiểu điền, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh [Niên giám Thống Kê, 2007].

Năm 2007, diện tích cao su tiểu điền gia tăng đáng kể, đạt 219.000ha, chiếm 42,44% so với diện tích cao su cả nước. Diện tích tiểu điền tăng 24.000ha so với năm 2005, một phần do tác động của chương trình 327 trong những năm đầu thập niên 1990 và Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp khởi động năm 2000.

Mặc dù diện tích cao su tiểu điền chiếm 42,44% diện tích cao su cả nước nhưng chỉ chiếm khoảng 33,8% sản lượng. Nếu năm 2007, năng suất bình quân của toàn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 1,79 tấn/ha, có 55 Nông trường và 10 Công ty với tổng diện tích 99.000 ha đạt năng suất từ 1,8-2,0 tấn/ha thì cao su tiểu điền dù đã có tiến bộ vẫn chỉ ở mức 1,4 tấn/ha [Niên giám Thống Kê, 2008].

Ngày 17/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh danh mục Dự án

"Đa dạng hoá nông nghiệp giai đoạn 2" do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đồng tài trợ với Ngân hàng Thế giới (WB) thành dự án "Phát triển cao su tiểu điền" sử dụng vốn vay PS2 của AFD là 14,8 triệu Euro và viện trợ không hoàn lại là 0,63 triệu Euro .

Năm 2009, cả nước tiếp tục thực hiện Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp giai đoạn 2, đưa diện tích cao su tiểu điền lên 253.000ha, chiếm tỷ lệ 44,77% so với diện tích cao su cả nước. Từ năm 2010 đến nay diện tích cao su tiểu điền tăng mạnh chiếm tỷ lệ 48% so với diện tích cao su cả nước.

Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay diện tích cao su tiểu điền có phần chững lại do gía mũ xuống thấp nên nông dân không phát triển thêm diện tích, thậm chí nhiều nơi như tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, ĐăkLak ... kể cả Quảng Trị nông dân chặt bỏ để trồng các loại cây khác.

Tóm lại, qua thực tế kinh doanh cây cao su cho thấy: Cao su tiểu điền diện tích nhiều, nhưng cho giá trị thấp. Nguyên nhân do năng suất ở vườn cao su tiểu điền đạt thấp là do từ năm 1993 đến 1997, cao su tiểu điền được khuyến khích trồng theo Dự án trồng rừng của Chính phủ như 661, 327. Ở giai đoạn này, nông dân trồng cao su chỉ với mục đích thực hiện chủ trương của Chính phủ “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc” nên họ chưa chú ý đến giá trị kinh tế mà cây cao su đem lại. Do đó, nông dân chưa quan tâm việc đầu tư, chăm sóc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, hoặc vườn cây cao su đến kỳ khai thác cho năng suất thấp: 1ha cao su Quốc doanh trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được đầu tư với giá từ 36-40 triệu đồng, trong khi cao su tiểu điền chỉ ở khoảng từ 5-10 triệu đồng. Mặt khác, nhiều diện tích cao su chưa đến tuổi khai thác, nhưng thấy cao su được giá không ít hộ nông dân đã tiến hành khai thác khi cây chưa đạt tiêu chuẩn làm cho vườn cây nhanh suy kiệt...

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào các địa phương có nhiều diện tích cao su tiểu điền phải có sự hỗ trợ của nhà nước như công tác khuyến nông, chuyển giao công

nghệ, quản lý kỹ thuật trồng mới và chăm sóc cao su trong thời kỳ KTCB... cho nông dân có vườn cao su tiểu điền.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)