PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Phương pháp điều tra:

- Điều tra số liệu thứ cấp : thu thập và phân tích các số liệu về khí tượng, vùng phân bố, diện tích, cơ cấu bộ giống, số hộ tham gia trồng cao su từ các đơn vị liên quan như : Sở NN & PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Trung tâm khí tượng thủy văn, Công ty Cao su Quảng Trị, Trung tâm Khuyến Nông, Phòng NN

& PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường - Điều tra số liệu sơ cấp :

+ Thu thập số liệu sơ cấp kết hợp phiếu điều tra.

+ Chọn hộ điều tra dựa trên tiêu chí có tham gia trồng cao su tiểu điền ở ba xã, mỗi xã điều tra 15 hộ.

+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất, tính chống chịu dựa vào tiêu chuẩn của Ngành để đánh giá, mỗi giống theo dõi 30 cây.

+ Chiều cao dưới cành đo bằng thước mét.

+ Chu vi thân đo các mặt đất 1,0 m bằng thước dây.

+ Độ dày vỏ nguyên sinh ( mm) đo bằng thước kẹp Vernier Caliper.

+ Quan trắc năng suất 3 lần/tháng, mỗi lần cách nhau 10 ngày: su khi cạo mũ 2-3 giờ, khi 80% số cây ngưng chảy mũ, cân từng bát mũ trên mỗi cây.

- Năng suất mũ tươi g/cây/phiên cạo. Hàm lượng mũ khô cũng tiến hành các đợt như trên cân đong để tính toán cụ thể.

* Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c) Năng suất mủ tươi (g/c/c)

Năng suất mủ tươi =

 [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]

x 1000 N

Trong đó: NS1, NS2 ...NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n n: Tổng số cây cạo

Năng suất mủ khô (g/c/c)

Năng suất cá thể =

[Tổng mủ nước (g) x DRC%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%]

x 1000 N

Trong đó: - DRC% là hàm lượng mủ khô

- N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo)

+ Xác định DRC (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”

Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), đun trên chảo khoảng 2 - 3 phút, để nguội sau đó lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân sẽ thu được khối lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X)

DRC (%) =

X × 100 5 Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c) Năng suất cá thể

=

∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng]

(trung bình năm) (g/c/c) Tổng số lần cạo trong năm Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm)

Sản lượng

=

g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm

(kg/ha/năm) 1000

+ Bệnh hại: Quan sát trên các tháng được chọn để khảo sát theo phương pháp điều tra 5 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 10 - 20 cây tùy loại bệnh.

Tỷ lệ bệnh (TLB %) = Số mẫu bị bệnh

x 100 Tổng số mẫu điều tra

Chỉ số bệnh (CSB %) =

Tổng số mẫu bị bệnh của từng cấp

x 100 Tổng số mẫu điều tra×cấp bệnh cao nhất

- Bệnh loét sọc mặt cạo (áp dụng cho vườn kinh doanh) được ước lượng bằng mắt qua hình thái mặt cạo, thang phân cấp gồm 7 cấp, thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1.Thang phân cấp bệnh loét sọc mặt cạo

Mức độ Cấp bệnh Mức độ bị hại

Rất nhẹ 1 Có sọc đen nhỏ rải rác trên đường cạo

Nhẹ

2 Một sọchay nhiều sọc bệnh hợp lại khoảng 3-4 cm chiều dài miệng cạo

3 Các sọc bệnh hợp lại chiếm 1/8 - 1/4 chiều dài miệng cạo 4 Sọc bệnh lan rộng gắn liền nhau, chiếm 1/4 - 1/2 chiều dài

miệng cạo

Trung bình 5 Vỏ bệnh loét sọc ướt mềm chiếm trên 1/2 chiều dài miệng cạo, ngày khô thấy mốc trắng, có mủ chảy

Nặng 6 Các vết loét to chiếm 1/4 - 1/2 diện tích mặt cạo phát triển lên trên vỏ tái sinh, nước rỉ vàng chảy ra

Rất nặng 7 Các vết loét chiếm trên 1/2 diện tích mặt cạo

- Bệnh rụng lá phấn trắng, quan trắc vào mùa cao su ra lộc và lá non (từ tháng 2 đến tháng 3) được ước lượng thông qua các vết bệnh lá, gồm 5 cấp, thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Thang phân cấp bệnh rụng lá phấn trắng Cấp

bệnh Mức độ Áp dụng cho vườn kiến thiết cơ bản và Kinh doanh Tỷ lệ lá bị bệnh Biểu hiện bệnh 1 Rất nhẹ Một vài lá non nhiễm bệnh

trên tán

Lá không rụng, xanh bình thường

2 Nhẹ Gây hại 1/8 tán lá (12,5%) Tán xanh và có lá non rụng 3 Trung bình Gây hại 1/4 tán lá (25%) Tán lá xanh đọt chuối, có vài

cành rụng lá

4 Nặng Gây hại 1/2 tán lá (50%) Tán lá xanh đọt chuối, hơn 1/2 số cành rụng hết lá, lá quăn vàng và rụng nhiều dưới đất

5 Rất nặng Gây hại 3/4 tán lá (75%) Hơn 1/2 cành rụng hết lá, trên cành chỉ còn lại cuống lá, lá rụng phủ kín mặt đất

- Bệnh khô miệng cạo (áp dụng cho vườn kinh doanh) được ước lượng bằng mắt thông qua tổng chiều dài vết khô trên chiều dài miệng cạo, gồm 4 cấp thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3.Thang phân cấp bệnh khô miệng cạo

Mức độ Cấp bệnh Mức độ bị hại

Nhẹ 1 Chiều dài vết bệnh ≤ 10%

Trung bình 2 Chiều dài vết bệnh 11 - 50%;

Nặng 3 Chiều dài vết bệnh 51 - 90%

Toàn phần 4 Chiều dài vết bệnh > 90%

Khô mủ từng phần: Miệngcạo bị khô từng đoạn ngắn. Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian, cây sẽ cho mủ bình thường.

Khô mủ toàn phần: Miệng cạo bị khô hoàn toàn, mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo.

Chú ý: Các chỉ tiêu theo dõi theo tiêu chuẩn ngành của Tổng Công ty cao su Việt Nam.

* Xử lý số liệu:

Số liệu được thống kê và phân tích thông qua phần mềm Excell 2010, Statistix 9.0.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)