Hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở VĨNH LINH

3.2.8. Hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền

*Hiệu quả về xã hội

Không phải bất cứ khi nào cũng dùng thước đo lợi nhuận để đánh giá hiệu quả của một dự án kinh tế. Nhiều khi hiệu quả về mặt xã hội được đặt lên trên doanh thu mà dự án kinh tế đó mang lại. Điều đó thể hiện ở dự án trồng cây cao su đang triển

khai tại Quảng Trị, là một tỉnh có nhiều diện tích đất đồi núi, đất rừng nghèo kiệt, rừng sản xuất kém hiệu quả.

Sau 57 năm phát triển trên đất Quảng Trị, cây cao su đã chứng minh hiệu quả rất rõ về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ năm 2000-2012 với giá cao su trung bình 50 triệu đồng/tấn mủ, trong những năm qua mỗi năm Quảng trị thu về từ cao su trên 500 tỷ đồng/năm, chiếm gần 10% GDP nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo việc làm cho gần 20.000 hộ lao động nông thôn. Cùng với chương trình trồng rừng 327, chương trình 661, việc phát triển cao su đã góp phần quan trọng vào phủ xanh đất trống đồi trọc cải tạo môi trường sinh thái miền Tây Quảng Trị.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ đất, từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng đã xác định cây cao su là một trong những loài cây công nghiệp chủ lực của huyện, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, góp phần phát triển kinh tế-xã hội như giải quyết 6636 lao động ở địa phương cho 4424 hộ gia đình với diện tích 6517,40ha, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho nhiều người dân trong huyện; trong giai đoạn giá mũ cao su cao nhất, bình quân mỗi năm thu nhập từ cao su của huyện đạt 500 tỷ đồng. Hiện nay giá cao su xuống thấp, tuy nhiên với ngày công cạo mũ 150.000đ – 200.000đ/ngày/công đã giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập.

*Hiệu quả về môi trường

Cao su là cây đa mục đích, độ che phủ cao, ít tác động đến môi trường, hạn chế xói mòn, giữ ẩm tạo các tiểu vùng khí hậu riêng. Cao su là một loại cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất lý tưởng, vì thời gian đứng trên đất dài 30 - 40 năm, thảm thực vật dưới tán cây cao su không đáng kể nên hầu như không có cháy rừng, mặt khác với tính chất là cây nông nghiệp nên tình trạng chặt phá rừng ít xảy ra. Đặc biệt gỗ cao su là một trong những loại gỗ cho công nghiệp mộc dân dụng, có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay.

*Hiệu quả về kinh tế

Đối với nghề nông, với bất kỳ cây trồng nào thì kết quả mong muốn lớn nhất là có được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế sau 9 năm trồng (8 năm KTCB và 1 năm khai thác)

TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá (1.000đ)

Thành tiền (1.000đ)

Lợi nhận(1.000đ) Năm cạo

1

Năm cạo 2 I CHI PHÍ KHAI HOANG TRỒNG MỚI

1 Phát hoang, vệ sinh công 25 150 3.750 - -

2 Đào hố công 12 150 1.800 - -

3 Bón phân, xảvà lấp hố công 5 150 750 - -

4 Trồng công 5 150 750 - -

5 Phân chuồng tấn 3 150 450 - -

6 Giống Stum 550 5 2.750

Cộng 10.250

II CHI PHÍ CHĂM SÓC THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

1 Bón phân công 7×8 150 8400 - -

2 Bơm thuốc trừ cỏ công 2×8 150 2400 - -

3 Cắt chồi dại, cành ngang công 2×8 150 2400 - -

4 Trồng dặm công 1×2 150 300 - -

5 Tủ gốc công 5×3 150 2250 - -

6 Bôi thuốc trừ sâu bệnh công 2×8 150 2400 - -

7 NPK (5:10:5) tấn 0,4×8 6000 19200 - -

8 Thuốc trừ cỏ lít 3×2×8 55 2640 - -

9 Thuốc BVTV gói 1×8 50 240 - -

Cộng 44.230

III CHI PHÍ CHO NĂM BẮT ĐẦU KHAI THÁC

1 Bôi thuốc ngừa nấm công 2 150 300 - -

2 Bón phân công 5 150 750 - -

3 Bơm thuốc trừ cỏ công 2 150 300 - -

4 Tỉa cành công 2 150 300 - -

5 NPK (5:10:5) tấn 0,25×2 6000 3250 - -

6 Thuốc trừ cỏ chai 4×2 55 440 - -

7 Thuốc ngừa nấm hộp 1 40 40 - -

8 Bát hứng mủ cái 400 6 2400 - -

9 Dụng cụ cạo mủ bộ 1 350 350 - -

Cộng 8.130

TỔNG I+II+III 62.610

IV LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM CẠO

* GIỐNG ĐVT Số

lượng

Đơn giá (đồng)

∑ thu từ năm

cạo 1

lợi nhuận(1.000đ) Năm

cạo 1

Năm cạo 2 1 PB260(2006) Kg 939,38 25 23484 -39125 15718

2 PB235(2006) Kg 923,11 25 23077 -39533 14947

Ghi chú: * Giả sử năng suất mủ nước ở các năm sau tương đương năm 2015, giá cả các loại sản phẩm, vật tư tính tại thời điểm điều tra. Số lượng sản phẩm thu được ước tính cho cả chu kỳ dựa trên năng suất hiện tại

Hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền được thể hiện như sau:

Đầu tư khai hoang trồng mới và 8 năm KTCB hết 54.480 triệu đồng, chi phí cho Nguồn: Điều tra, phỏng vấn các hộ dân và tính toán của tác giả

năm cạo đầu tiên hết 8.130 triệu đồng. Với giá mủ khô bình quân 25.000 đồng/kg trong năm cạo đầu tiên, sau khi trừ các khoản chi phí, thì giống PB260 lỗ 39.125.000 đồng, trong khi đó giống PB235 lỗ 39.533.000đồng đến năm cạo thứ 2, giả sử năng suất mủ khô thu được vẫn ở mức như năm cạo thứ nhất, trừ chi phí đầu tư cho năm khai thác thứ 2, thu được lợi nhuận từ 14.947.000đồng- 15.718.000đồng/ha.

Với giá mũ cao su giai đoạn 2000 -2011 bình quân 50 triệu đồng/tấn thì trong năm cạo đầu tiên sau khi trừ các chi phí thì lỗ khoảng 15.642.000đ, nhưng năm cạo thứ hai thì lãi 38.838.000đ/ha, tuy nhiên cây cao su có chu kỳ kinh doanh dài trên 20 năm, giá mũ cao su có thể biến động lên xuống thì trồng cao su vẫn cho hiệu quả kinh tế, mặc khác nếu giá cao su xuống thấp, cạo không đủ ngày công thì nông hộ có thể dừng cạo và đầu tư ở mức thấp để duy trì vườn cây.

Nếu trồng Keo lai, tính 1ha trong chu kỳ 6 năm, chi phí hết hơn 16 triệu /ha, sẽ có doanh thu là 50 triệu đồng. Trừ chi phí, thu được 34 triệu đồng/ha, nếu trong 4 chu kỳ 24 năm thu được 136 triệu đồng, bình quân 5,6 triệu đồng/ha/năm. So sánh với hiệu quả trồng cao su, 1ha cao su đầu tư cơ bản sau 9 năm sẽ bắt đầu khai thác trong suốt 24 năm. Vốn đầu tư cần trên 50 triệu đồng, trừ các chi phí trong quá trình chăm sóc đến kỳ thu hoạch mủ sau 9 năm sẽ có lợi nhuận khoảng 14.947.000đồng- 15.718.000đồng/ha trong năm khai thác mủ thứ 2. Như vậy trong chu kỳ kinh doanh cao su sẽ gấp hơn 2,5 lần trồng keo (chưa kể khi vườn cao su thanh lý, theo tính toán thì 01ha cao su thanh lý thu được 130 triệu - 150 triệu/ha). Hiện nay do giá mủ xuống thấp, mức lợi nhuận này chưa phải là cao, nhưng so sánh với giá mủ 50 triệu đồng/năm 2011 thì cao gấp 5 lần.

Từ những kết quả thực tế đã đạt được, hy vọng đây sẽ là một mô hình phát triển nông nghiệp vững mạnh, lâu dài ở huyện Vĩnh Linh và được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)