Một số kết quả nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 38)

Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU Ở VIỆT NAM

1.2.4. Một số kết quả nghiên cứu trong nước

* Một số kết quả nghiên cứu tạo tuyển dòng

Cao su là cây sống lâu năm nên đòi hỏi các nghiên cứu chọn dòng phải tốn thời gian dài và diện tích lớn để đánh giá đầy đủ các đặc tính của giống trước khi khuyến cáo cho vào sản xuất. Để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, các dòng được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất thử. Thường, chu kỳ khảo nghiệm dòng vô tính qua nhiều bước từ 20 - 25 năm, có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 - 15 năm.

Trong giai đoạn đầu, dòng đối chứng là GT1, RRIM600, những dòng này đã được khuyến cáo trồng quy mô lớn ở nhiều nước và ở Việt Nam giai đoạn 1970.

Sau năm 1980, PB235 được sử dụng làm dòng đối chứng, PB235 sinh trưởng khỏe, năng suất cao và hiện được trồng nhiều với diện tích hiện nay là 36,5% ở Đông Nam bộ, 29,7% ở Tây Nguyên và 16,6% ở miền Trung .

Ở Tây Nguyên, PB260 tỏ ra nhiều ưu thế hơn PB235 do tính chống chịu bệnh phấn trắng, được sử dụng làm đối chứng trong các khảo nghiệm chọn dòng ưu tú trong vùng.

Bảng 1.10. Một số dòngcao su vô tính

TT Tên dòng giống Nguồn gốc Ghi chú

1 GT1, RRIM600, PB235,RRIC110, PB255, VM515, RRIC121, PB260, RRIM712

Dòng nhập nội

2 LH82/156 ( RRIV2), LH82/158 ( RRIV3), LH82/182 ( RRIV4),

Dòng lai tạo trong nước

3 RRIM 703, PB280, PB311. Khu vực hóa

giống nhập nội 4 LH 82/122 (RRIV1), LH 82/198 (RRIV 5), LH

82/8, LH 83/32, LH 83/87, LH 83/289, LH88/217, LH88/317, LH88/345, LH89/177, LH90/096, LH90/117, LH90/337, LH90/125, LH93/142, LH93/179, LH93/349, LH 83/85,

Giống lai tạo trong nước

Tóm lại, việc nghiên cứu dòng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để phục vụ kế hoạch mở rộng diện tích cao su trong thời gian tới, tất cả công trình nghiên cứu cũng không ngoài mục đích: Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, nâng cao năng suất và trữ lượng gỗ, ít mẫn cảm với bệnh hại. Tuy nhiên, một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.

*Một số kết quả nghiên cứu về phân bón

Phân bón là một trong những yếu tố làm tăng năng suất, phẩm chất mủ cao su cũng như rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.

Lượng phân bón sử dụng cho cây cao su hàng năm rất lớn, gấp nhiều lần so với chi phí khác. Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường bởi phân hóa học, việc bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây đang được thử nghiệm trong sản xuất. Đây là phương pháp tiến bộ, dựa trên cơ sở phân tích dinh dưỡng lá và đất.

Theo Nguyễn Thị Huệ (1994), cho biết: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá có tương quan thuận với hàm lượng dinh dưỡng trong đất, nhất là Đạm tổng số, Lân tổng số, Lân dễ tiêu và Kali dễ tiêu .

Theo Tống Viết Thịnh và cộng sự (1996), kết quả nghiên cứu về hiệu quả phân giải chậm đối với cao su tăng hiệu quả bón phân, cũng như giảm chi phí nhân công.

Theo Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2000) với kết quả thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho thấy: Cao su khai thác không bón phân cũng có khuynh hướng giảm sản lượng nhưng không đáng kể so với tiền phân bón phải đầu tư. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc bón phân cho vườn cao su kinh doanh không làm gia tăng sản lượng mà sản lượng mủ gia tăng là do chế độ cạo hợp lý cộng với sự chăm sóc thâm canh tốt trong thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản.

Theo kết quả nghiên cứu của GS.TS. Mai Văn Quyền (2011), phân bón cho cao su thời kỳ khai thác hiệu Đầu Trâu NPK cao su (16-6-18) được chia ra bón 3 đợt: Đợt 1 vào đầu mùa mưa, đợt 2 vào giữa mùa mưa và đợt 3 vào cuối mùa mưa , thể hiện ở bảng 1.11. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (2011), đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tăng cường tính chống chịu rét cho cây cao su trong thời gian tới như: Điều chỉnh bón phân "nặng đầu - nhẹ đuôi": Có thể 70% + 30% trong đó tăng cường Kali 25%, giảm N vào đợt cuối trước mùa đông. Đợt cuối chỉ nên bón trong tháng 9, không kích thích sinh trưởng vào mùa đông. Tuyệt đối không sử dụng phân bón lá trong mùa đông. Tủ gốc kỹ trong 2 năm đầu, tốt nhất là với một lớp dày vật liệu thực vật để giữ ấm gốc. Nếu có điều kiện, bón phân hữu cơ vào đợt bón phân cuối cùng với tủ gốc [Tạp chí cao su, 2011].

Bảng 1.11. Lượng bón và thời kỳ bón cho cao su thời kỳ khai thác Thời kỳ bón

Lượng bón (kg/ha)

Đất đỏ bazal, đất đen Đất xám bạc màu, đất khác

Đầu mùa mưa 200-250 250-300

Giữa mùa mưa 100-150 100-150

Cuối mùa mưa 150-200 150-250

Tổng 450-600 500-700

Nguồn:GS.TS. Mai Văn Quyền - Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2011

Tóm lại, tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây, tình hình khai thác mủ, để có thể sau mỗi vụ thu hoạch có sự điều chỉnh phân bón cho phù hợp giúp cao su sinh trưởng và phát triển mạnh, chống đỗ ngã, cho nhiều mủ, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận và tăng độ phì của đất.

*Một số kết quả nghiên cứu cây trồng xen thời kỳ kiến thiết cơ bản

Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng cho đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường phải mất 6 -7 năm. Trong thời gian đầu, khi cây cao su chưa khép tán thì một diện tích đất tốt (cao su thường được chọn trồng ở những nơi đất có tầng dày, giàu mùn và dinh dưỡng) nên rất thuận lợi cho việc trồng xen canh, trồng thêm nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thu nhập theo hướng

“lấy ngắn nuôi dài” (Tập đoàn CN cao su Việt Nam, 2012).

So sánh sự rửa trôi đất tại các công thức trồng xen: Tính bình quân cho 4,5 năm thí nghiệm thì nghiệm thức trồng xen với cây họ đậu là thấp nhất (6,1-8,1 kg/ha); Trên các ô trồng xen Dứa - Lạc - Ngô, lượng đất mất đi ước tính 12,2 - 16,6 kg/ha; Trong các ô trồng xen với Chuối - Dứa, tổng lượng đất mất đi từ 9,7 - 35,8 kg/ha do bị rửa trôi mạnh trên phần đất trống giữa các hàng Chuối - Dứa. Ô đất bỏ trống, lượng đất mất đi là 159 kg/ha (Lê Gia Trung Phúc, 2004), (Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 1998).

Mô hình trồng Cao su xen Sắn tại Giai Xuân - Tân Kỳ: Diện tích 5ha trồng năm 2010, Sắn đạt năng suất: 16 tấn/ha, sau 1 năm mỗiha cho thu nhập 28,8 triệu đồng, cây Cao su phát triển tốt, chiều cao bình quân 1,6m [Tạp chí cáo su, 2010].

Mô hình trồng Cao su xen Dứa tại Quỳnh Thắng - Quỳnh Lưu: Quy mô 5ha, bắt đầu thực hiện năm 2009, sau 2 năm cao su đạt chiều cao bình quân 2,2 m phát triển cân đối khỏe mạnh, Dứa đang phát triển tốt không kém so với diện tích Dứa trồng thuần, năng suất đạt 180 tạ/ha, nếu giá Dứa bán 3000đ/kg thì 1ha sẽ cho thu nhập 54

triệu đồng từ cây Dứa [Tạp chí cao su, 2010].

Mô hình trồng xen cây môn tại Vĩnh Kim, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị cho hiệu quả khá cao, cho thu hoạch 2,5 - 3 tấn/ha và thu nhập 20- 25 triệu đồng, ngoài ra trồng xen lạc, cây ném hiệu quả cũng cao ( Sở NN &

PTNT Quảng Trị 2013).

Tóm lại, đa phần diện tích trồng cao su tiểu điền là đất đồi độ dốc 10-150 nên dễ xói mòn về mùa mưa, làm đất nhanh thoái hoá. Để cao su phát triển tốt trên diện tích vùng gò đồi, đất chuyển đổi từ rừng kinh tế, việc trồng xen nhằm khôi phục chất đất, tăng thu nhập trong thời gian cao su chưa cho thu hoạch là rất cần thiết.

* Một số kết quả nghiên cứu về chất kích thích mủ

Trong thực tế sản xuất, việc áp dụng biện pháp kích thích mủ chủ yếu được thực hiện nhằm kéo dài thời gian chảy của mủ trong các lần cạo, tập trung thu hoạch mủ trong một số lần cạo nhất định trong thời tiết thuận lợi, tránh những ngày thời tiết không thuận (mưa, nắng, hạn, bão...) và tập trung tận thu sản lượng nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh của các giống cao su có chu kỳ kinh doanh kéo dài, không phù hợp với yêu cầu hiện tại để tiến hành thay thế bằng các giống mới có nhiều ưu thế hơn.

Theo Nguyễn Anh Nghĩa (1998), kết quả thí nghiệm trên miệng cạo úp, dòng vô tính RRIM 600 cho thấy có sự khác biệt về đáp ứng sản lượng giữa các nồng độ kích thích 5%, 10% và 20%. Tuy nhiên, sự khác biệt này giảm dần theo thời gian (Sở NNPTNT, 2008).

Theo Nguyễn Khoa Chi (2000), tuỳ theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng mủ bằng thuốc kích thích biến thiên từ 25 - 100%. Nhưng khi kích thích quá mạnh hoặc với nồng độ hoạt chất quá cao trong thời gian dài thì ngoài sự tăng sản lượng còn có nhiều phản ứng bất lợi như: Vỏ tái sinh bị hư hỏng, nổi u, nổi bướu, cây bị suy yếu, kiệt sức, sự sinh trưởng bị kìm hãm, bệnh khô miệng cạo xuất hiện trầm trọng. Vì vậy, đi đôi với sự kích thích, cần phải giảm cường độ cạo (rút ngắn miệng cạo, bớt nhịp độ cạo), chuyển mục đích cũ của việc kích thích là tăng sản lượng sang mục đích mới là tăng năng suất lao động của người cạo mủ (Bùi Khánh Trường, 2008).

Theo Bùi Khánh Trường (2008), nghiên cứu hiệu quả của thuốc kích thích mủ dài hạn cho thấy: Bôi thuốc liên tục trong thời gian dài thì hiệu lực của thuốc trên sản lượng giảm dần, có nhiều giống cao su thuốc không còn hiệu quả.

Tóm lại, phương pháp khai thác mủ phối hợp sử dụng chất kích thích mủ nhằm mục đích giảm chiều dài miệng cạo, gia tăng sản lượng mủ, giảm công lao động. Tuy nhiên, cũng cần phải áp dụng với liều lượng hợp lý, tránh chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ yếu tố “sức khỏe” của cây.

* Một số kết quả nghiên cứu về khai thác mủ

Ngoài việc chăm sóc tốt, việc khai thác đúng quy trình là yêu cầu khắt khe của cây cao su bởi như vậy cây không những cho sản lượng cao hơn, ổn định hơn mà còn kéo dài tuổi thọ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1994), công nhận việc nghiên cứu chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp sử dụng chất kích thích là tiến bộ kỹ thuật mới. Ngày nay, cạo d/2 được thay thế bằng cạo d/3 kết hợp chất kích thích 1-4 lần/năm, điều này làm tăng năng suất lao động thợ cạo từ 20%-30% (Sở NNPTNT, 2015).

Đến năm (1997) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp tục công nhận một tiến bộ kỹ thuật mới: Kỹ thuật sử dụng máng chắn nước mưa cho cây cao su khai thác.

Việc khai thác mủ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, máng chắn nước mưa phần nào hạn chế được những khó khăn khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài việc làm khô nhanh chóng mặt cạo sau cơn mưa, máng còn làm giảm tỷ lệ bệnh mặt cạo và tăng năng suất cạo mủ liên hoàn 5%. Hiện nay, máng chắn nước mưa đã được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc (Phan Thành Dũng, 2005).

Theo báo cáo của Trần Minh (1998) và cộng tác viên ghi nhận: Dòng vô tính GT1 ở những năm đầu khai thác mức độ kích thích tăng dần từ 2-4 lần/năm là phù hợp. Sử dụng thuốc kích thích hợp lý sẽ giúp cây tăng cường hoạt động biến dưỡng đưa đến sản lượng gia tăng và ổn định (Tạp chí cao su Việt Nam, 2011).

Theo Trần Thị Thuý Hoa và cộng sự (2000), khi cạo mủ, miệng cạo có lẽ gây cản trở sự vận chuyển các chất đồng hóa từ trên xuống dưới, bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng này cung cấp cho quá trình tái sinh mủ nên tốc độ tăng trưởng của cây bị giảm.

Tuy vậy, nó không ngăn cản sự tái tạo lại số lượng lớn mủ, thậm chí khi cạo theo nguyên vòng xoắn. Điều này là do có sự vận chuyển tiếp tục qua những mô không bị cắt ở khoảng 1 mm cách tượng tầng (Bộ NN&PTNT, 2013).

Theo Đỗ Kim Thành (2000): Dòng vô tính GT1 và PB255 có khả năng thích ứng kích thích cao; Khi cạo d/3 kích thích nồng độ 2,5% ethephon, sản lượng mủ khô mỗi lần cạo (g/c/c) bình quân qua 5 năm khai thác của GT1 và PB255 tăng 34% so với đối chứng không kích thích và khả năng đáp ứng kích thích này chỉ giảm khi miệng cạo xuống gần gốc ghép. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất kích thích tác dụng làm gia tăng sự tổng hợp mủ đưa đến tiêu thụ đường nhiều, hàm lượng lân vô cơ gia tăng. Mặt dù chất kích thích có ảnh hưởng đến hàm lượng DRC nhưng chỉ tiêu này vẫn ở mức tốt.

Theo Nguyễn Thị Huệ (2007), trong cây cao su các mạch mủ được hình thành rất sớm vào các giai đoạn phát triển của cây cao su non thực sinh (mọc từ phôi). Giải phẫu vỏ, các mạch mủ trong vỏ cây cao su trưởng thành xếp thành những vòng tròn đồng tâm.

Mủ cao su được sản sinh ra trong các ống mủ đặc biệt. Toàn bộ các tế bào hay các ống mủ tạo thành hệ thống dẫn mủ của cây. Cấu tạo vỏ nguyên sinh cây cao su có thể chia

thành 3 lớp: Lớp mộc thiên, lớp trung bì (lớp da cát) và lớp nội bì (lớp da cát lụa) (Tạp chí cao su Việt Nam, 2008).

Hiệp hội Cao su Việt Nam (2011), khuyến cáo các nông hộ trồng cao su cần phải chú trọng hơn nữa việc trồng thêm đai cây xanh chắn gió nhằm bảo vệ vườn cao su vào mùa gió bão. Tránh khai thác cao su chạy theo lợi nhuận mà cạo mủ theo kiểu “vắt kiệt” cây cao su (cạo mủ 6 ngày mới nghỉ một ngày). Nếu cạo mủ theo đúng quy trình kỹ thuật thì phải cạo d/2 (hai ngày cạo, 1 một ngày nghỉ) thì cây mới có sức chống chịu được với gió bão [Hiệp hội cao su, 2011].

Tóm lại, muốn kéo dài tuổi thọ cho cao su, cần phải có chế độ khai thác hợp lý phải đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Tránh “thúc” cường độ cạo, “ép” chế độ cạo, để cây ra mủ nhiều hơn, khiến nhiều vườn cây “sống dở chết dở”. Đây là việc làm được lợi trước mắt, nhưng hại về lâu dài.

*Một số kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại

Bệnh trên cây cao su là một quá trình biến động phức tạp, lâu dài, liên tục xảy ra dẫn đến sự phá hoại các chức năng sinh lý, cấu tạo, giảm năng suất và chất lượng cao su. Trong đó một số bệnh hại chính như: Phấn trắng (Oidium hevea), bệnh nấm hồng (Costicium Salmonicolor), bệnh loét sọc mặt cạo (Phytophthorapalmivora và P.botry), bệnh héo đen đầu lá (Oidiumhaveae stein), thối rễ (Spharosilbe repens), đốm mắt chim (Drechslerahevea petch), bệnh xì mủ cao su (Phytophthora palmivora Bull),… và một số sâu hại như rệp, mối, sùng đục gốc và các loại nhện.

Để hạn chế những thiệt hại kinh tế do sâu bệnh hại gây ra, nhiều nhà nghiên cứu đã dày công tìm kiếm, phát hiện và tìm cách phòng trị bệnh có hiệu quả cao.

Theo Phan Thành Dũng và cộng tác viên (2000), trong các bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su, bệnh loét sọc mặt cạo do nấm (Phytophthora spp) gây ra là quan trọng nhất và bệnh thường gây hại trong mùa mưa. Nếu bệnh không được phòng trị sẽ dẫn đến huỷ hoại mặt cạo gây mất diện tích mặt cạo lâu dài. Ngoài ra, bệnh trực tiếp làm giảm sản lượng đến 80% do nấm huỷ hoại hệ thống ống mủ và giảm vùng huy động mủ (Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự, 2000).

Bệnh rụng lá (Corynespora) xuất hiện tại Việt Nam năm 1999, bắt đầu ở Lai Khê và Trung tâm nghiên cứu, phát triển cao su tiểu điền An Lộc. Qua nhiều thí nghiệm xử lý bằng dung dịch Benlat C 50WP (25% bensomyl + 25% copper hydrocide) 0,5% với chu kỳ 3 ngày một lần. Sau từng đợt xử lý, tiến hành theo dõi và phân lập nấm nhằm khẳng định hiệu quả của biện pháp. Kết quả cho thấy nấm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn sau 3 - 4 đợt phun thuốc (Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự, 2000).

Theo Trần Ngọc Tuyên (1991), bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora botryoza) gây hại nặng trên dòng IPPC. Bệnh thường gây hại vào tháng 8, 9 và chấm dứt vào tháng 10 trong năm.

Ông còn cho biết bệnh héo đen đầu lá gây hại nặng trên PB235 vào tháng 7, 8, 10 và tháng 11 trong năm, ngược lại, RRIM600 ít mẫn cảm với bệnh này (Lê Gia Trung Phúc, 2004).

Tóm lại, bệnh hại là một đe dọa lớn đối với cây cao su. Mức độ gây hại của bệnh nặnghay nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kỹ thuật khai thác và quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)