CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Ở QUẢNG TRỊ
3.1.2. Tình hình phát triển cao su ở Quảng Trị qua các giai đoạn
*Phân bố diện tích cao su toàn tỉnh
Quảng Trị là một trong những địa phương có diện tích cao su khá lớn (19.679,1ha)so với các tỉnh bạn trong khu vực Miền Trung, hiện có 8/10 huyện thị có trồng cao su. Trong đó chủ yếu là cao su tiểu điền chiếm tỷ lệ cao 76,23%(14.894,5ha) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ, Hướng Hóa thể hiện qua bảng 3.2 và 3.3.
Diện tích cao su của huyện Vĩnh Linh lớn nhất với 6.859,50 ha chiếm tỷ lệ 40,5% diện tích toàn tỉnh phát triển ở vùng Đông và vùng Tây huyện, diện tích lớn là do cây cao su đầu tiên được trồng từ năm 1948 và phát triển mạnh sau năm 1954 khi thành lập nông trường Bến Hải và Quyết Thắng, giai đoạn phát triển cao su tiểu điền nông dân đã tiếp cận và thấy được hiệu quả trồng cao su nên tham gia vào các chương trình và dự án rất tích cực.
Bảng 3.2. Diện tích cao su của các huyện
Huyện Diện tích (ha) Tỷ lệ(%)
Vĩnh Linh 6.859,50 40,5
Gio Linh 6.690,00 33,1
Cam Lộ 3.723,30 17,8
Triệu Phong 530,00 2,8
Hải Lăng 474,90 2,6
TX Quảng Trị 60,30 0,3
ĐaKrông 35,50 0,1
Hướng Hoá 1.035,00 2,7
Tổng cộng 19.679,90 100
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000
Vĩnh Linh Gio Linh Triệu Phong
TX Quảng
Trị Hải Lăng Cam Lộ Đakrông Hướng Hóa 6,859
6,690
530 60,3 615,2
3.723,3
35,8
1035
Diện tích (ha)
Biểu đồ: 3.2. Diện tích cao su của các huyện
Huyện Gio Linh có diện tích lớn thứ 2 sau huyện Vĩnh Linh với tỷ lệ 33,1%
phát triển ở vũng Tây huyện, giai đoạn sau năm 1975 vùng Tây huyện Gio Linh vừa mới giải phóng, để khai hoang phục hóa phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà nước có chủ trương di dân vùng đồng bằng của huyện Hải Lăng và Gio Linh lên vùng kinh tế mới tây Gio Linh, đất đai màu mỡ ( đất đỏ và đất đỏ vàng) phù hợp với phát triển cây công nghiệp nhất là cao su, đồng thời thành lập lập nhiều nông trường cao su như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Nông trường 74, Trường Sơn. Trong giai đoạn phát triển cao su tiểu điền, cũng như huyện Vĩnh Linh nông dân đã tiếp cận với cây cao su và thấy được hiệu quả trồng cao su nên tham gia vào các chương trình và dự án rất tích cực.
Bảng 3.3. Diện tích cao su đại điền và tiểu điền trong toàn tỉnh Chỉ tiêu
Huyện
Tổng diện tích(ha)
Diện tích kinh doanh(ha)
Diện tích KTCB(ha) I. Cao su tiểu điền 14.894,50 8.785,50 6.109,00
1. Huyện Vĩnh Linh 6.559,75 4.250,00 2.407,75
2. Huyện Gio Linh 3.584,55 2.160,30 1.424,25
3. Huyện Cam lộ 3.523,30 2.081,20 1.442,01
4. Huyện Triệu phong 530,00 91,00 439,00
5. Huyện Hướng Hoá 1.035,00 203,00 832,00
6. Hải Lăng 474,90 - 474,90
Chỉ tiêu Huyện
Tổng diện tích(ha)
Diện tích kinh doanh(ha)
Diện tích KTCB(ha)
7. TX Quảng Trị 60,30 - 60,30
8. Đakrông 35,50 - 35,50
II. Cao su đại điền 4.916,80 2.334,80 2.582
1. Công ty cao su Q.Trị 4.024,80 2.285,81 1.729,80
2. C.ty CPNS Tân Lâm 200,00 0,00 200,00
3. Cty lâm nghiệp Đường 9 139,00 0,00 139,00
4. Cty TNHH Sài Gòn 76,00 0,00 100,00
5. Trại Nghĩa An 523,00 49,00 474,00
6. Đơn vị khác 100,00 0,00 100,00
Cộng 19.679,10 11.071,30 8.607,80
Huyện Cam Lộ với diện tích cao su lớn thứ của tỉnh ( 3.723,3 ha) cây cao su được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trồng cao su theo chương trình 327 và dự án cao su tiểu điền ở vùng gò đồi và vùng chiến khu Cùa với diện tích đất đỏ Bazan phù hợp với cây cao su, các địa phương còn lại chiếm 8,4 diện tích của tỉnh, đối với các huyện vùng đồng bằng đất đai không phù hợp với phát triển cao su, riêng hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao điều kiện kinh tế khó khăn nên việc phát triển cao su ở đây còn nhiều hạn chế.
*Các chương trình phát triển cao su trong tỉnh
Năm 1993-1997 toàn tỉnh thực hiện Chương trình 327, Chương trình “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc” ở các vùng gò đồi của tỉnh, gồm các loại cây Công nghiệp, cây ăn quả, ... trong đó diện tích cao su thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Diện tích cao su thuộc Chương trình 327 ở Quảng Trị
Huyện Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Vĩnh Linh 1767,0 47,1
Gio Linh 1723,0 45,9
Cam Lộ 266,5 8,0
Tổng cộng 3746,5 100,00
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, 2015
1767 1723
266,5
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
Vĩnh Linh Gio Linh Cam Lộ
Diện tích (ha)
Biểu đồ 3.3. Diện tích cao su thuộc Chương trình 327 ở Quảng Trị
Diện tích cao su toàn tỉnh của Chương trình 327 đạt 3746,5ha, trong đó huyện Vĩnh Linh chiếm diện tích lớn nhất 1767ha (47,1%), ít nhất là huyện Cam Lộ với diện tích 266,5ha (8%). Huyện Vĩnh Linh và Gio Linh có diện tích chiếm gần 90% do nông dân đã tiêp cận với cây cao đã được trồng trên địa bàn từ các nông trường quốc doanh, tuy nhiên chất lượng vườn cây thời kỳ này không cao,do trồng theo phong trào, đầu tư kiến thiết kéo dài, trong giai đoạn này người dân gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nên công tác chăm sóc bảo vệ còn hạn chế.
Tóm lại, ở giai đoạn Chương trình 327, do thiếu kinh nghiệm, chỉ đạo nóng vội thực hiện theo kế hoạch, nhận thức của các nông dân còn hạn chế chưa thấy hiệu quả từ việc trồng cây cao su, cùng với công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, kỹ thuật trồng chăm sóc và bảo vệ vườn cây chưa đảm bảo nên kết quả trồng không đạt kế hoạch và chất lượng vườn cây không cao.
Huyện
Từ 2000-2006, tỉnh Quảng Trị thực hiện Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp, với diện tích cao su trồng mới toàn tỉnh thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Diện tích cao su thuộc Dự án ĐDHNN ở Quảng Trị Huyện
Diện tích (ha)
Tổng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vĩnh Linh 113,00 162,00 170,00 - 168,00 177,00 100,20 836,20 Gio Linh 233,00 257,00 267,00 - 136,00 143,00 197,40 1283,40 Cam Lộ 118,00 108,00 91,00 - 241,00 272,00 252,00 1082,40 Hướng
Hóa - - - 224,40 224,40
Triệu
Phong - - - - 125,00 98,00 77,20 300,20
Thực hiện 464,00 527,00 528,00 - 670,00 690,00 850,40 3726,40 Kế hoạch 650,00 720,00 800,00 - 400,00 500,00 400,00 3470,00 TH/KH (%) 71,38 73,19 66,00 - 167,75 138,00 177,44 107,37 Nguồn: BQL Dự án ĐDHNN ở Quảng Trị 2006 Ghi chú: TH/KH (Thực hiện/kế hoạch)
Năm 2000 - 2006, thực hiện Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp cây cao su được trồng với tổng diện tích 3.726,40ha. Trong đó, diện tích tập trung vào huyện Gio Linh, đạt 1283,40 ha và Cam Lộ, đạt 1082,40ha; Vĩnh Linh đạt 836,0; Triệu Phong đạt 300,2;
Hướng Hóa đạt 224,4 ha cao su được trồng ở 27 xã và 3.564 hộ tham gia. Diện tích thực hiện vượt kế hoạch đề ra là 256,40ha, tăng 107,37% so với kế hoạch.
0 100 200 300 400 500 600 700 800
2000 2001 2002 2004 2005 2006
Thực hiện Kế hoạch
Biểu đồ 3.4. Diện tích cao su thực hiện so với kế hoạch của Dự án ĐDHNN Nguyên nhân chính làm diện tích cao su có sự biến động theo từng thời kỳ do giá cả cao su trên thị trường có những biến động mạnh. Giá cao su ở thời điểm Chương trình 327 đạt khoảng 10.000.000đ/tấn, đỉnh điểm cao nhất đạt 18.000.000đ/tấn, năng suất đạt khoảng 1,0-1,2 tấn mủ khô/ha/năm. Hiệu quả kinh tế thu được lãi ròng thấp nhất là 6.000.000 - 7.000.000đ/ha. Tuy vậy, sản xuất cao su vẫn có lãi hơn so với những cây trồng khác trên đất đồi Quảng Trị. Năm 1995 giá giảm nhanh chỉ còn 5.000.000 - 6.000.000đ/tấn nên diện tích cao su trồng mới cũng giảm lại. Từ năm (2000 - 2006) giá cao su tăng trở lại, khoảng 40.000.000đ/tấn - 50.000.000đ/tấn, vì vậy các hộ tiếp tục đầu tư trồng mới theo Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp.
Từ năm 2000 - 2006, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác chỉ đạo của Chương trình 327, việc trồng và chăm sóc cao su có nhiều biến chuyển tốt , nông dân được vay vốn để trồng và chăm sóc với lãi suất thấp, nên diện tích trồng mới vượt kế hoạch đề ra, chất lượng vườn cây đạt khá tốt.
Tóm lại, mô hình phát triển cao su tiểu điền thực sự đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, khai thác được tiềm năng thế mạnh của vùng, đã từng bước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và làm bộ mặt nông thôn khởi sắc góp phần vào sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh.
Năm