Khả năng sinh trưởng của các dòng vô tính

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở VĨNH LINH

3.2.6. Khả năng sinh trưởng của các dòng vô tính

*Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng vô tính

- Một số chỉ tiêu sinh trưởng về của các dòng cao su 15 - 16 năm tuổi GT1 và RRIM600 thể hiện qua bảng 3.21. Kết quả bảng 3.21 chúng tôi có nhận xét như sau:

Về chỉ tiêu chiều cao dưới cành là chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cho mủ của dòng vô tính, thông thường chiều cao dưới cành phải đạt từ 220 cm trở lên (theo tiêu chuẩn ngành của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam). Chiều cao dưới cành của cây chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của dòng.

Bảng 3.24. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng vô tính

Giai đoạn 15 - 16 năm tuổi(2000-2016)

RRIM600 GT1

Chiều cao dưới cành

(cm)

Chu vi thân (cm)

Độ dày vỏ tái sinh

(mm)

Chiều cao dưới cành

(cm)

Chu vi thân (cm)

Độ dày vỏ tái sinh

(mm) Vĩnh Kim 268,78,7 62,85,7 6,770,41 278,76,5 55,94,1 6,47a0,5 Vĩnh Hiền 269,65,5 67,34,2 5,250,33 286,57,1 59,83,9 5,030,5

Vĩnh

Thủy 301,95,2 67,34,0 5,290,26 337,26,7 60,02,9 5,130,3 Bình quân 280,066,4665,805,33 5,770,33 300,086,76 58,563,6 5,540,56

Chiều cao dưới cành bình quân của 2 dòng đều có sự khác biệt. Dòng RRIM600 đạt 280,36 cm với độ lệch chuẩn trung bình (±6,46 cm) và cao hơn là GT1 đạt 300,08cm với độ lệch chuẩn thấp (±6,76 cm). Trong đó, chiều cao dưới cành của các dòng ở các xã đều có độ biến động thấp từ 2,5-4,9%.

Về chu vi thân(vanh thân), quá trình sinh trưởng của cây cao su thể hiện qua quá trình tăng trưởng vanh thân. Vanh thân thể hiện sức sinh trưởng của cây, do đó ảnh hưởng đến sản lượng mủ. Mặt khác, sự tăng trưởng vanh thân còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng trưởng sinh khối để làm gỗ nguyên liệu khi hết chu kỳ kinh doanh.

Chu vi thân cao nhất là dòng RRIM600 đạt 65,80 cm và thấp hơn đạt 58,56 cm là dòng GT1, sai khác này đều rất có ý nghĩa trong thống kê.

Dòng RRIM600 có độ dày vỏ tái sinh cao hơn dòng GT1là 0,23 mm. Độ biến động của cùng một dòng nhưng ở các xã khác nhau có sự chệnh lệch nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy độ dày vỏ tái sinh của cùng một dòng tương đối đồng đều.

Tóm lại, hai dòng vô tính GT1 và RRIM600 có chiều cao dưới cành vừa phải từ 280,36 cm -300,08cm, chỉ tiêu này liên quan đến mức độ chống chịu gió, bão lớn.

- Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng vô tính 9-10 năm tuổi PB2260, PB235 thể hiện qua bảng 3.22.

Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu của các dòng vô tính trồng năm 2006 - 2015tại các xã

Giai đoạn 9-10 năm tuổi(2006-2015)

PB260 PB235

Chiều cao dưới cành

(cm)

Chu vi thân (cm)

Độ dày vỏ nguyên sinh

(mm)

Chiều cao dưới cành

(cm)

Chu vi thân (cm)

Độ dày vỏ nguyên sinh (mm) Vĩnh Kim 261,47,4 49,34,1 5,970,91 252,58,8 48,91,8 5,770,68 Vĩnh Hiền 273,47,5 52,82,7 4,780,52 273,510,2 53,63,1 4,850,55 Vĩnh Thủy 297,46,6 46,34,3 4,880,54 297,93,7 53,53,0 4,920,31 Bình quân 277,407,1 49,403,7 5,210,6 274,607,56 52,002,6 5,180,51

Qua kết quả điều tra ở bảng 3.22 cho thấy:

Về chiều cao dưới cành, hầu hết các giống phân bố ở các xã đều sinh trưởng khá đồng đều và cùng một dòng ở các xã khác nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Trong đó, cao nhất là PB260 có chiều cao dưới cành 277,4 cm với độ lệch chuẩn 7,1 cm và thấp hơn là PB260 đạt 274,6 cm với độ lệch chuẩn 7,5 cm. Vậy, chúng tôi nhận thấy sau 9 năm các giống đều đạt TCN > 220 cm)

Về chu vi thân, theo tiêu chuẩn ngành thì hạng đất (IIA, IIB) sau 7 năm trồng vanh thân đạt (48 cm) và năm thứ 8 bắt đầu khai thác, hạng đất (III) sau 7 năm trồng đạt 42 cm và năm thứ 9 bắt đầu khai thác.

Sau 9 năm trồng dòng vô tính PB235 có mức sinh trưởng khá mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển bình thường của cây cao su với một số nơi khác trên hạng đất II và

III. Dòng vô tính PB260 sinh trưởng kém hơn dòng vô tính PB235 chỉ đạt 49,4cm nhưng chiều cao phân cành lại cao hơn.

Độ dày vỏ nguyên sinh là một đặc tính của các dòng vô tính, là một trong những chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong công tác chọn dòng vô tính, vì vỏ cây là nơi sản sinh ra mủ cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác cạo mủ và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng lại mặt cạo tái sinh.

Dòng vô tính PB260 và dòng vô tính PB235 không có sự khác biệt lớn về độ dày vỏ nguyên sinh (5,18 – 5,21 mm), nhưng độ biến động thì dòng vô tính PB260 lại có mức biến động cao hơn tuy nhiên xét về mặt thống kê sinh học thì không có ý nghĩa khoa học.

Tóm lại, qua điều tra cho thấy, dòng vô tính PB 235, PB260 phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, nên cây sinh trưởng phát triển tốt. Cây cao su được xem là đạt tiêu chuẩn mở cạo khi vòng thân cây đạt từ 50 cm trở lên (đo cách mặt đất 1m) nhưng một số hộ vì chạy theo lợi nhuận trước mắt nên đã tiến hành khai thác mủ khi vanh thân của cây chưa đạt, dễ bị cạo phạm vì vỏ mỏng, ảnh hưởng thời gian khai thác lâu dài của vườn cây.

- Một số chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao dưới cành, chu vi thân) của các dòng vô tính PB255, RRIV4 và RRIC121 sau trồng 5-6 năm thể hiện thông qua bảng 3.23.

Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu của các dòng vô tính trồng năm 2011 - 2015 tại xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thủy.

Giai đoạn 5 -6 năm tuổi (2011-2016)

PB255 RRIV4 RRIC121

Chiều cao phân cành (cm)

Chu vi thân (cm)

Chiều cao phân

cành (cm) Chu vi thân (cm) Chiều cao phân cành (cm)

Chu vi thân (cm)

Vĩnh Kim 255,010,2 24,42,4 223,112,4 25,31,4 221,46,3 24,53,5

Vĩnh Hiền 245,33,3 26,12,2 238,912,2 24,92,6 237,810,5 27,42,3

Vĩnh Thủy 236,28,1 23,62,6 220,28,3 30,62,3 228,29,5 24,13,3

Bình quân 245,57,2 24,72,4 227,410,9 26,9 2,0 229,18,7 25,33,0

Qua kết quả bảng 3.23 ta có nhận xét:

Về chiều cao phân cành, nhìn chung các dòng vô tính sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao phân cành thấp nhất là dòng RRIV4 đạt 227,4 cm và cao nhất là dòng PB255 đạt 244,8cm.

Tuy nhiên, hai dòng vô tính PB255 và RRIV4 phân bố ở các xã đều có sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê. Riêng dòng RRIC121 ở các xã khác nhau nhưng không có sự sai khác.

Về chu vi thân, theo TCN thì hạng đất (IIA, IIB) sau 4 năm trồng vanh thân đạt (26 cm) và năm thứ 8 bắt đầu khai thác, hạng đất (III) sau 4 năm trồng đạt 18 cm và năm thứ 9 bắt đầu khai thác. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Sau 5-6 năm trồng chu vi thân đạt cao nhất (26,9 cm) là dòng RRIV4 và thấp nhất (24,7 cm) là dòng PB255, cảhai dòng đều có độ lệch chuẩn tương đối đồng đều 2,5-3,0 cm.

So với TCN thì các dòng đều đạt ở mức cao.

Các dòng PB255 và RRIV4 phân bố ở các xã khác nhau thì có sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê. Riêng dòng RRIC121 giữa các xã khác nhau thì không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Mức độ sinh trưởng của các dòng vô tính ngoài tính di truyền còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh khác nhau như: Đất đai, khí hậu, mức độ chăm sóc. Cùng một giống nhưng trồng ở các xã khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau thì mức độ sinh trưởng của một số chỉ tiêu (chiều cao phân cành và chu vi thân) đều khác nhau rõ rệt, ở Vĩnh Hiền chu vi thân của dòng PB255 là 26,1cm, trong khi đó ở xã Vĩnh Thủy chỉ đạt 23,6 cm. Vườn cao su được chăm sóc chu đáo, đầy đủ dinh dưỡng thì các chỉ tiêu này vượt trội hẵn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)