Điều kiện khí hậu và hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Ở QUẢNG TRỊ

3.1.1. Điều kiện khí hậu và hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Trị

*Điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Địa hình của lãnh thổ nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngoảnh mặt ra biển Đông bao la và phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen mạnh mẽ giữa vùng gò đồi, thung lũng, vùng nội đồng và cồn cát ven biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Toàn tỉnh có địa hình đa dạng (cả vùng đồi núi, vùng đồng bằng, ven biển). Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250 m – 2.000 m xen kẽ với các dải đồi cao thấp khác nhau. Đất đai Quảng Trị chia thành 12 nhóm đất chính với 32 loại đất như: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất lầy, đất phèn, mặn, cồn cát và đất xói mòn trơ sỏi đá…Trong các loại đất trên thì đất đỏ bazan chiếm khoảng 20.000ha, đất phù sa cổ chiếm trên 42.000ha; Các loại đất này có tầng dày trên 70cm, độ màu mở khá, phân bổ tập trung, địa hình bằng phẳng và gần khu dân cư, gần trục lộ giao thông, diện tích của các loại đất này hầu hết đã được tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả, những loại nông sản có ý nghĩa về kinh tế của Quảng Trị đều nằm trên các nhóm đất này như vùng lúa- Cao su - Hồ tiêu - Cà phê.

Cao su là cây lâu năm nên thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về thời tiết xảy ra trong nhiều năm. Vì thế, trong công tác quy hoạch vùng trồng cao su, cũng như nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của quần thể cao su thì yếu tố thời tiết khí hậu là quan trọng. Trong khi đó cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình, có yêu cầu điều kiện khí hậu: Nhiệt độ trong khoảng 22 - 300C và nhiệt độ tối thích là 26 - 280C.

Lượng mưa 1500 - 2000mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trên 75% [29].

Theo số liệu khí tượng thủy văn Quảng Trị diễn biến thời tiết khí hậu trong vòng 5 năm (2010 - 2015) được tổng hợp ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Diễn biến các yếu tố khí tượng trong 5 năm tại Quảng Trị (2010-2015)

Tháng

Nhiệt độ (0C) Mưa (mm) Số giờ nắng(giờ)

Độ ẩm TB Max Min L/mưa Số n/mưa (%)

1 18,8 20,9 16,9 59,2 6 77,9 86,8

2 20,9 22,9 10,5 20,6 5 86,4 89,4

3 22,2 30,2 18,3 42,8 8 95,8 89,2

4 26,0 35,5 23,6 67,5 6 166,2 86,6

5 29.3 37,0 27,1 90,3 7 217,5 77,4

6 30,0 38,1 28,9 127,38 8 216,8 74,6

7 29,4 39,0 29,0 99,3 7 213,0 76,2

8 28,8 37,3 27,8 134,3 8 185,6 79,8

9 27,4 36,1 26,4 451,6 9 132,7 87,2

10 25,1 32,2 24,4 685,3 14 105,7 89,6

11 24,0 30,6 21,5 399,5 15 98,0 90,8

12 20,4 28,5 18,7 203,8 13 65,1 84,6

Cả

năm 25,16 32,61 22,76 2382,30 103 1661,70 83,66 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đông Hà - Quảng Trị, 2016 Qua kết quả bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:

Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 9 thường gây nên khô hạn. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa xảy ra rét đậm rét hại. Từ tháng 9 đến tháng 11 mưa tập trung là mùa mưa bão chính trong năm.

0 5 10 15 20 25 30 35

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Số ngày mưa Độ ẩm (%)

Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa và tổng lượng mưa ở Quảng Trị (2010-2015).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240-290C ở vùng đồng bằng, 220-250C ở độ cao trên 500 m. Mùa rét tập trung 3 tháng chính (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 120C ở đồng bằng, dưới 100C ở độ cao trên 500 m. Mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6,7,8 nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400-420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70-90C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

- Chế độ mưa:Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65%

lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 3 đến tháng 8, khô nhất vào tháng 6,7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam với cường độ mạnh nhất. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước dẫn đến khô hạn.

- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 84-88%. Giữa hai khu vực Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng

Nhiệt đ(0C), Sngày mưa ng mưa (mm), Đẩm (%)

có độ ẩm thấp nhất là tháng 7, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 30-40%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 90-93%.

- Số giờ nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: vùng Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ, vùng Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.

- Gió: Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 55 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400 - 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: .Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 8 đến tháng 11. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản: do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên phong phú mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo của khí hậu Quảng Trị.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục thiên tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt nhằm ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm.

Thuỷ văn: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, nghiêng từ tây sang đông có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị phần lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).

- Hệ thống sông Bến Hải. Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 1.257 m,

có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Diện tích lưu vực rộng khoảng 809 km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.

- Hệ thống sông Thạch Hãn.Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh Đakrông).

Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.

- Hệ thống sông Ô Lâu. Sông Ô Lâu có hai nhánh lớn đều bắt nguồn trên vùng núi địa phận Phong Điền. Nhánh thứ nhất chảy qua địa phận Quảng Trị trên vùng đồi núi Tây Nam huyện Hải Lăng, nhánh này tên gọi cũ là Thu Lơi cùng với nhánh sông Mỹ Chánh chảy hoàn toàn trên đất Hải Lăng ở phía Bắc. Lưu vực sông Ô Lâu có diện tích 900 km2, sông chính dài 66 km, độ cao đầu nguồn 900 mét trên mực biển, độ dốc trung bình 13,1 mét trên khoảng cách một cây số chiều dài (13,1 m/km).

Tóm lại bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn trong việc phát triển cây cao su: thể hiện qua chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió...Thời kỳ ẩm ướt trùng mùa mưa bão, thời kỳ khô đến sớm kết hợp với gió Tây nam khô nóng hai thời kỳ này đều nằm trong mùa khai thác của cao su nên đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng rất lớn, điều đó bắt buộc chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế những khó khăn nên trên như: Quy trình cạo, bón phân và chăm sóc...

*Hiện trạng sử dụng đất của Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện (kể cả huyện đảo Cồn Cỏ) với tổng diện tích tự nhiên 473982,24 km2 và dân số trung bình 616.670 người [NGTK 2015]. Toạ độ địa lý của tỉnh từ 16018'30'' đến 17010' vĩ độ bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ đông. Vị trí của tỉnh như sau:

- Phía bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;

- Phía nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Phía đông giáp Biển Đông;

- Phía tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào(với khoảng 228 km đường biên giới).

Nằm trên lãnh thổ tỉnh Quảng Trị có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam (trục giao thông huyết mạch xuyên Việt), có Quốc lộ 9 nối từ Cảng Cửa Việt qua Quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào và có bờ biển dài 75 km với cảng Cửa Việt cùng với các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu Quốc tế La

Lay,... đã tạo cho Quảng Trị điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa không chỉ với các tỉnh khác trong vùng mà cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với nước bạn Lào, vùng Đông bắc Thái Lan, Myanma.

Cách mũi Lay khoảng 25 km về phía đông bắc là huyện đảo Cồn Cỏ với diện tích 2,14 km2 (thời kỳ triều thấp là 2,4 km2), vị trí vào khoảng 17o08'15''-17o10'05'' vĩ độ bắc 107o19'50''-107o21'40'' kinh độ đông. Đây là đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Trị.

Toàn tỉnh có 290.476,13ha đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, chiếm 64,65% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, vùng đồi (dạng địa hình nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi, có độ cao từ 50-300 m, độ dốc biến động từ 10-250) là vùng tập trung chủ yếu của rừng trồng cao su hiện có của tỉnh (đất đỏ vàng (Bazan) phân bố ở vùng núi và gò đồi trung du, đặc biệt là đất màu đỏ (Bazan) có khoảng 20.000ha) và đất trống có khả năng trồng cao su, dạng đất này phân bố chủ yếu vùng Đông huyện Vĩnh Linh, Vùng tây huyện Gio Linh và Cam Lộ, Bắc đường 14 của huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.

Tóm lại: Quảng Trị có vị trí chiến lược thuộc tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nên thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa đặc biệt là sản phẩm mủ cao su...

Bản Đồ hành chính tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)