Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.4. Những nhân tố chính tác động đến hoạt động XKLĐ
- Các nhân tố bên trong.
Một là, định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động XKLĐ sang nước ngoài nói chung và sang thị trường Đài Loan nói riêng.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về XKLĐ, hoạt động XKLĐ giữa các nước đều bao hàm sự tính toán về lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, hoạt động XKLĐ chịu sự tác động trực tiếp từ chủ trương và các chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết của Chính phủ các nước XKLĐ. Đối với nước XKLĐ, việc điều chỉnh các quy định, chính sách thị trường, đối tƣợng lao động, điều kiện tham gia hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, sự hỗ trợ của Nhà nước... đều tác động trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ, người lao động tham gia XKLĐ, tạo thuận lợi, hoặc cản trở hoạt động của các chủ thể tham gia.
13
Ở Việt Nam, trước những năm đổi mới thì hoạt động XKLĐ thường không phản ánh đúng nghĩa của nó là một hoạt động KT – XH của nền kinh tế. Trong các thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, Việt Nam cử người lao động sang nước ngoài làm việc do Nhà nước trực tiếp quyết định bằng việc phân bổ chỉ tiêu đến từng nhà máy, xí nghiệp thực hiện, người lao động sang nước ngoài làm việc chỉ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và mang tính chất chính trị giữa Việt Nam với các nước XHCN như Liên Xô cũ và các nước khu vực Đông Âu, khi đó chúng ta thường sử dụng thành ngữ “Hợp tác lao động quốc tế có thời hạn” còn “XKLĐ” chƣa đƣợc cụ thể hoá bằng chính sách pháp luật như hiện nay. Nhưng đến nay, khi nền kinh tế của đất nước vận hành theo cơ chế thị trường thì mục tiêu là vì lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia; nhận thức cũng như quan điểm, định hướng của Nhà nước về hoạt động XKLĐ đã đƣợc thay đổi dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp XKLĐ hoạt động độc lập về tài chính, lấy thu bù chi và với mục đích là lợi nhuận. Chính vì vậy, hoạt động XKLĐ trong những năm gần đây ngày càng sôi động hơn và đang trở thành một hoạt động KT - XH hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hai là, xây dựng ban hành luật pháp và thực hiện luật pháp trong lĩnh vực XKLĐ.
Khi luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô không thể thiếu để điều chỉnh các hoạt động KT - XH nói chung và hoạt động XKLĐ nói riêng, tức khi có luật pháp điều chỉnh trong hoạt động XKLĐ thì hoạt động XKLĐ sẽ dần từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, đôi khi luật pháp đã đƣợc ban hành, song việc thực thi pháp chế, chế tài không nghiêm (hoặc chính sách, luật pháp không đầy đủ) thì các chính sách, luật pháp cũng không thể phát huy hết tác dụng và có hiệu quả nhƣ mong muốn; điều này đƣợc thể hiện trong thời gian qua rất nhiều hiện tƣợng lộn xộn trong hoạt động XKLĐ cả đối với các doanh nghiệp XKLĐ, người lao động, cơ quan được giao quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ, đặc biệt là các cá nhân trung gian lợi dụng để thu tiền bất hợp pháp của người lao động.
Ba là, hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và dịch vụ tƣ vấn việc làm, pháp luật nước ngoài.
14
Trong hoạt động XKLĐ, doanh nghiệp XKLĐ là cầu nối giữa cung lao động trong nước với cầu lao động nước ngoài hay là thực hiện vai trò trung gian môi giới giữa người lao động trong nước có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài và thực hiện các dịch vụ có thu phí để cung - cầu về lao động đƣợc thực hiện.
Bốn là, hệ thống thông tin việc làm, tƣ vấn pháp luật.
Thông tin có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp XKLĐ cung ứng lao động vào thị trường lao động Đài Loan. Khi thông tin được công bố đầy đủ, rõ ràng về các điều kiện tuyển chọn, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, sinh hoạt, phong tục tập quán, các quy định pháp luật ở Đài Loan, người lao động sẽ dễ dàng xác định đƣợc các công việc, ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân để đăng ký tham gia XKLĐ sang Đài Loan, từ đó sẽ hạn chế đƣợc các tiêu cực phát sinh trong việc tuyển chọn, đào tạo, thu các khoản chi phí XKLĐ cũng nhƣ nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động tại Đài Loan, có tác động lành mạnh môi trường XKLĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ sang Đài Loan.
Năm là, trình độ nhận thức, tay nghề, cơ cấu của lực lƣợng lao động tham gia vào thị trường lao động Đài Loan.
Trình độ nhận thức kém, số lƣợng ít, tay nghề yếu, cơ cấu không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp kịp thời lao động theo yêu cầu của từng đơn hàng tiếp nhận lao động Việt Nam vào Đài Loan.
Sáu là, khả năng tài chính (chi phí của người lao động) phải nộp trước khi sang nước ngoài làm việc.
Trước khi người lao động đăng ký hồ sơ, thủ tục tham gia chương trình XKLĐ thì họ đã phải nắm được tổng chi phí cần thiết phải bỏ ra để được sang nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, chỉ có một số ít trường hợp lao động là có nguồn tài chính sẵn có của gia đình để trang trải trước khi xuất cảnh, còn lại phần đông người lao động, đặc biệt là những lao động tại các vùng sâu, vùng xa rất khó khăn về tài chính và họ thường phải đi vay muợn từ họ hàng, bạn bè và các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại... mới có đủ nguồn tài chính để đăng ký tham gia các chương trình XKLĐ.
15
Bảy là, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ.
- Các nhân tố bên ngoài.
Một là, nhu cầu tiếp nhận lao động của Đài Loan.
Khi Đài Loan nhập khẩu lao động, họ đều có sự tính toán vì lợi ích của quốc gia, dân tộc họ. Do vậy, hoạt động XKLĐ chịu sự tác động trực tiếp từ chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết của Chính phủ Đài Loan, những quy định điều kiện nhập cƣ, hay những thay đổi trong chính sách đầu tƣ, tái cơ cấu kinh tế, chính sách đối ngoại... cũng có thể thúc đẩy hay trở thành rào cản, hạn chế số lƣợng lao động nhập khẩu của Việt Nam vào Đài Loan, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến mức cung lao động Việt Nam sang Đài Loan.
Hai là, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các công ty môi giới lao động vào thị trường Đài Loan.
Dựa trên quan hệ hợp tác, những hiệp định ký kết của các quốc gia với Chính phủ Đài Loan, Chính phủ mỗi nước đều có định hướng, chính sách riêng nhằm không ngừng tăng uy tín và vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ và người lao động vào thị trường lao động Đài Loan.
Các công ty môi giới lao động nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng thu lợi từ cả hai phía, thu phí cung cấp lao động từ chủ thuê, thu phí tìm việc làm từ người lao động; họ giành giật hợp đồng cung cấp lao động cho chủ thuê bằng cách nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp lao động với chi phí môi giới thấp nhất. Tuy nhiên, khi đã có hợp đồng cung cấp lao động thì các công ty môi giới lại bán dịch vụ cung ứng lao động cho các công ty môi giới lao động các nước XKLĐ với mức cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam muốn giành đƣợc hợp đồng cung ứng lao động phải nâng phí môi giới lên cao làm giảm thu nhập của người lao động.
Ba là, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước với Đài Loan.
Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước với nhau sẽ tác động rất lớn đến việc quan hệ hợp tác kinh tế, trong đó đương nhiên tác động đến XKLĐ. Tức khi
16
chính trị, quan hệ đối ngoại giữa các nước được giải quyết một cách hài hoà và vì lợi ích của các nước sẽ có tác động thúc đẩy việc hợp tác kinh tế nói chung và XKLĐ nói riêng.
Điều này, đã đƣợc chứng minh trong thời gian vừa qua vào ngày 08/02/2011, Ủy ban lao động (UBLĐ) Đài Loan đƣa ra lệnh tạm dừng tiếp nhận lao động của Philippin đến làm việc tại Đài Loan thời hạn 04 tháng, và việc tạm dừng này cũng không ngoại trừ khả năng Đài Loan sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận lao động của Philippin sang Đài Loan làm việc nếu phía Philippin không có những hành động tích cực. Nguyên nhân do xuất phát từ một số sự việc làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Philippin và Đài Loan.
Bốn là, tác động của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh... sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng đến hoạt động XKLĐ, thực tế đã cho ta thấy là:
+ Dịch bệnh: Đầu năm 2003, dịch Sar bùng phát, ảnh hưởng đến hoạt động KT - XH của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có hoạt động XKLĐ. Cũng vì nguyên nhân này, ngày 04/4/2003 Chính phủ Malaysia tạm dừng cấp visa cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, trước đó bình quân mỗi tháng Việt Nam đã đưa từ 2.000 đến 3.000 lao động sang thị trường này.
+ Thiên tai: Sự kiện động đất, sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3/2011 làm thiệt hại về người và tài sản của Nhật Bản rất lớn, từ đó một số tập đoàn lớn đã phải ngừng hoạt động tại khu vực xảy ra thiên tai nên việc đƣa tu nghiệp sinh Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản sau khi xảy ra thiên tai cũng bị giảm đáng kể.
+ Chiến tranh: Tại Libya vào đầu năm 2011, đã buộc các quốc gia có lao động đang làm việc tại Libya phải thu xếp đưa lao động về nước. Trong đó, Chính phủ Việt Nam đã phải trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đến ngày 13/3/2011 đã đƣa toàn bộ trên 10.000 lao động làm việc tại Lybia về nước để bảo vệ công dân của mình.
17
Năm là, truyền thống, văn hoá, dân tộc nhƣ các định kiến, phong tục, tập quán của Đài Loan có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động Việt Nam sống và làm việc tại Đài Loan.
Bởi vì, các chính sách tuyển lao động của Đài Loan hay bất kỳ nước nào khác tiếp nhận lao động cũng sẽ hàm chứa sự bảo tồn, giữ gìn các giá trị truyền thống, văn hoá, chính trị tôn giáo của nước họ. Tôn trọng truyền thống, văn hóa, dân tộc của Đài Loan là điều đương nhiên khi lao động Việt Nam hay lao động của các quốc gia khác sinh sống và làm việc tại Đài Loan, nếu có sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử sẽ gây khó khăn cho người lao động từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.
Sáu là, sự điều chỉnh hay thay đổi chính sách, luật pháp của Đài Loan.
Khi có sự điều chỉnh về chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu lao động nước ngoài tại nước nhập khẩu lao động. Những quy định về điều kiện nhập cƣ, hay những thay đổi trong chính sách đầu tƣ, tái cơ cấu nền kinh tế, chính sách đối ngoại... sẽ có thể thúc đẩy hay trở thành rào cản, hạn chế số lượng lao động nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến mức cung ứng lao động xuất khẩu của nước XKLĐ; tức khi chính sách và pháp luật của Đài Loan trong về việc tiếp nhận lao động nước ngoài thay đổi, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ nước ngoài đang cung ứng lao động vào thị trường Đài Loan. Điều đáng quan tâm nữa là chính sách, luật pháp của nước nhập khẩu lao động nói chung và Đài Loan nói riêng, đều phải có quy định riêng của họ, đôi khi còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, là một nước XKLĐ thì vẫn phải luôn luôn cập nhật và tìm hiểu và phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động. Điều này đã xảy ra là năm 2005, Đài Loan quyết định ngừng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình và khán hộ công (GVGĐ & KHC) của Việt Nam, từ đó đã làm cho số lƣợng lao động của Việt Nam sang thị trường này năm 2006 giảm 38% so với năm 2005.
Bảy là, lao động Việt Nam tại Đài Loan có một số vi phạn pháp luật nước sở tại, đặc biệt là tình trạng bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng nhƣ uy tín của lao động Việt Nam.