Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ sang Đài Loan từ 2000 đến 2010
2.2.1. Việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ
Từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975 thắng lợi, nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn cả về KT – XH và ngoại giao. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (khoảng 2,3%), hàng triệu người lao động không có việc làm, nguồn vốn, tài chính đầu tƣ khôi phục kinh tế do hậu quả của chiến tranh để lại thấp, đất nước bị cấm vận kinh tế, nhu cầu giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động để phát triển kinh tế, xây dựng lại đất nước là hết sức cấp bách.
Ngày 29/11/1980, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 362/CP về việc đƣa một bộ phận lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhằm “giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên nước ta, thông qua chương trình hợp tác lao động, nhờ các nước anh em đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề vững vàng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cho đất nước sau này”.
Thực hiện định hướng đó, Bộ LĐTB & XH được Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước... ký hiệp định về hợp tác lao động với Chính phủ các nước Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bun-ga-ri, Tiệp Khắc... để đưa lao động Việt Nam sang làm việc.
Thực hiện chính sách đổi mới, ngày 30/6/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 108/HĐBT, khẳng định mục tiêu kinh tế của XKLĐ và lần đầu tiên cho phép tổ chức kinh tế hoạt động dịch vụ việc làm ngoài nước dưới hình thức hợp tác
33
trực tiếp giữa xí nghiệp với xí nghiệp, giữa ngành với ngành; tuy nhiên việc đƣa người lao động ra nước ngoài làm việc vẫn thực hiện theo cơ chế tập trung thông qua hiệp định liên Chính phủ.
Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN, cuộc chiến Vùng Vịnh 1991- 1992 làm cho tình hình kinh tế thế giới thay đổi sâu sắc. Ở các nước tiếp nhận lao động Việt Nam, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp tràn lan, nhu cầu tiếp nhận lao động giảm sút, thị trường lao động thu hẹp. Chính phủ Việt Nam tạm thời ngừng đưa lao động ra nước ngoài làm việc, đồng thời nghiên cứu, tìm giải pháp XKLĐ mới phù hợp với xu hướng chung của thị trường lao động quốc tế.
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) đã xác định:
“Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm hướng vào việc phát triển một số ngành và địa bàn trọng điểm, tạo đƣợc nhiều việc làm..., xây dựng kết cấu hạ tầng, mở mang các ngành dịch vụ, XKLĐ”.
Ngày 09/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 370/HĐBT về quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với mục tiêu là “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế- văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng luật pháp và truyền thống dân tộc của nhau”, đây là lần đầu tiên Đảng và Nhà nước ta hướng XKLĐ theo cơ chế thị trường. Ngày 23/6/1994, Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động. Ngày 20/01/1995, Chính phủ ban hành nghị định số 07/CP quy định chi tiết việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thay thế Nghị định số 370/HĐBT.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII (tháng 12/1997) tiếp tục nhấn mạnh “Mở rộng XKLĐ trên những thị trường hiện có và mở thị trường mới,
34
cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước”.
Ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về XKLĐ và chuyên gia, Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước”. XKLĐ và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hoá hình thức, XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 20/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP quy định việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Theo Nghị định này, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là các tổ chức kinh tế có đủ điều kiện là doanh nghiệp Nhà nước có vốn lưu động từ một tỉ đồng trở lên,
Ngày 02/4/2002, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 11 tiếp tục thông qua việc sửa đổi, bổ sung 56 nội dung của Luật lao động năm 1994 nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động trong nước và tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ.
Ngày 17/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Đến năm 2006, Quốc hội khoá XI ban hành Luật số 72/2006/QH11, ngày 29/11/2006 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hiện nay, tổng số doanh nghiệp Việt Nam đƣợc Bộ LĐTB và XH cấp phép hoạt động XKLĐ để đưa lao động Việt Nam sang nước ngoài là 167 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp XKLĐ được phép cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan là 41 doanh nghiệp và hầu hết các doanh nghiệp đƣợc cấp phép đƣa lao động
35
sang Đài Loan đều là các doanh nghiệp, công ty thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước của Nhà nước, các công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ, chi phối về vốn.
Để đƣợc phép cung ứng lao động sang Đài Loan, doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đã đƣợc Bộ LĐTB & XH cấp phép hoạt động dịch vụ đƣa lao động sang Đài Loan vẫn phải lập hồ sơ, tài liệu xin phép đƣa lao động sang Đài Loan theo quy định của Việt Nam và Đài Loan, sau đó gửi UBLĐ Đài Loan xem xét và cấp phép mới đƣợc thực hiện. Kể cả doanh nghiệp Việt Nam đã đƣợc UBLĐ Đài Loan đồng ý cho phép XKLĐ sang Đài Loan thì thời hạn cũng chỉ là 2 năm kể từ ngày đƣợc phía Đài Loan cấp phép.
Thời gian qua, không ít doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam đƣợc cấp phép hoạt động XKLĐ sang Đài Loan nhƣng khoán trắng mọi hoạt động từ việc tìm kiếm thị trường, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của lao động, thực hiện hợp đồng cung ứng cho Chi nhánh, Trung tâm trực thuộc hoặc tổ chức cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. Chính việc khoán trắng hay nói cách khác là “cho thuê Giấy phép XKLĐ” này đã làm phát sinh những vấn đề nhƣ chất lƣợng lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu của chủ sử dụng lao động, chi phí xuất cảnh tăng cao khiến người lao động sang Đài Loan dễ bỏ trốn, vi phạm pháp luật của Đài Loan.
Công tác quản lý doanh nghiệp XKLĐ: Theo Cục QLLĐNN, năm 2009 Cục QLLĐNN đã thu hồi Giấy phép của 10 doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, nhƣng lý do chủ yếu là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, buộc phải thu hẹp ngành nghề hoạt động, thay đổi ngành nghề kinh doanh, không muốn tiếp tục tham gia vào lĩnh vực hoạt động XKLĐ nữa.