Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT
2.3. Đánh giá hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan
2.4.1. Những thành công của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan
Một là, làm thay đổi một cách căn bản và toàn diện về tƣ duy, nhận thức đối với hoạt động XKLĐ.
57
Hoạt động XKLĐ là lĩnh vực hoạt động KT - XH quan trọng của nền kinh tế.
Trước đây, XKLĐ chỉ được hiểu là sự hợp tác giữa các nước về nhân lực và chủ yếu mang tính học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau.
Hai là, đã tạo lập và xây dựng được môi trường pháp lý thống nhất về hoạt động XKLĐ.
Chúng ta đã từng bước hoàn thiện một cách có hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ, đặc biệt là Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý để các cơ quan, doanh nghiệp XKLĐ và người lao động thực hiện theo luật một cách minh bạch, công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, hình thành một hệ tống các doanh nghiệp XKLĐ. Hiện nay có 167 doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động XKLĐ, riêng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn cán bộ nhân viên.
Ba là, quy mô, số lƣợng lao động của Việt Nam sang Đài Loan luôn đƣợc duy trì và tăng trong những năm gần đây, cụ thể là:
Năm 2000, số lao động Việt Nam đƣa sang Đài Loan là 8.099 lao động và sau 10 năm, năm 2010 chúng ta đã đƣa đƣợc 28.499 lao động; đồng thời, nếu so sánh với các nước như Indonesia, Philippin, Thái Lan là những nước cung ứng nhiều lao động hàng năm sang Đài Loan, thì năm 2000, Việt Nam có số lao động cung ứng cho thị trường Đài Loan thấp nhất so với các nước nói trên, nhưng đến năm 2010, với kết quả số lượng lao động cung ứng cho thị trường này thì Việt Nam đã vươn lên xếp ở vị trí thứ hai và chỉ sau mỗi Indonesia. Qua đó có thể thấy rằng, đây là một sự cố gắng và là thành công rất lớn của Chính phủ và các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam đối với hoạt động XKLĐ sang thị trường Đài Loan.
Bốn là, hoạt động XKLĐ góp phần duy trì tạo việc làm mới cho lực lƣợng lao động tương đối lớn của xã hội đang thiếu việc làm, đặc biệt là lực lượng lao động tại các vùng nông thôn, cụ thể chỉ tính riêng trong 04 năm trở lại đây, từ 2007 đến 2010, số lao động Việt Nam đƣa sang Đài Loan khoảng 105.477 lao động (bình quân 26.361 lao động/năm). Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ đẩy nhanh hơn quá
58
trình CNH - HĐH nông thôn, sẽ có một lƣợng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể, đi XKLĐ... Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên. Hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới.
Năm là, hoạt động XKLĐ sang Đài Loan góp phần tạo và tích luỹ thu nhập cho người lao động và gia đình, với lực lượng lao động hàng năm làm việc tại Đài Loan, tương ứng với mức thu nhập ổn định khoảng 550 USD đến 600 USD /người/tháng. Hiện nay, với khoảng 80.030 lao động đang làm việc tại Đài Loan, thì thu nhập mỗi năm (tính theo mức 600 USD/người/tháng) của số lao động này tích luỹ đƣợc khoảng 576.216 nghìn USD.
Sáu là, tạo điều kiện và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường, đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải đƣợc cắt giảm, tạo điều kiện cho nhân lực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công và hợp tác lao động quốc tế, đặt nền móng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững.
Bảy là, lực lƣợng lao động xuất khẩu sang Đài Loan làm trong các nhà máy, xí nghiệp tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hiện đại từ đó góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc điểm của lao động là mang tính sáng tạo, người lao động với vốn kiến thức, trình độ học vấn cơ bản, khi họ đƣợc làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến tại Đài Loan, thì trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng đƣợc nâng cao, hình thành thói quen mới năng động trong lao động.
59
Tám là, hoạt động XKLĐ sang Đài Loan cùng với XKLĐ của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội gia tăng các giá trị tài sản vô hình cho bản thân người lao động và các doanh nghiệp thông qua các hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ với các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đó là các chuẩn mực, mô hình hệ thống tổ chức quản lý hiện đại đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp...