Một số nguyên nhân rút ra

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 74 - 79)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT

2.5. Một số nguyên nhân, bất cập còn tồn tại của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan

2.5.2. Một số nguyên nhân rút ra

- Nguyên nhân của tình trạng lao động bỏ trốn.

Thứ nhất: Những nguyên nhân khách quan của tình trạng lao động bỏ trốn.

+ Nhu cầu tuyển lao động nước ngoài tại Đài Loan cao, trong khi đó tiêu chuẩn được tuyển dụng lao động nước ngoài khắt khe, do vậy tình trạng chủ sử dụng lao động tuyển lao động bất hợp pháp nước ngoài cũng rất cao, phía Đài Loan chưa ngăn chặn đƣợc tình trạng này; trách nhiệm của công ty môi giới Đài Loan còn chƣa cao, lực lƣợng làm môi giới phi pháp tại Đài Loan ngày càng gia tăng.

+ Chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Đài Loan còn có nhiều bất cập và bộ máy thực thi bắt lao động bỏ trốn, cƣ trú bất hợp pháp chƣa thực sự gắt gao và thường xuyên.

+ Môi trường để người lao động bỏ trốn có nhiều thuận lợi, hiện nay cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Đài Loan chiếm tỉ lệ khá lớn so với các nước khác; thêm vào đó, hiện có gần 90.000 người Việt Nam kết hôn sinh sống tại Đài Loan, số lưu học sinh sang Đài Loan học tập có xu hướng gia tăng. Người Việt Nam làm việc xen kẽ trong cộng đồng này nên dễ hoà nhập cộng đồng.

+ Do bị tác động lôi kéo của những tổ chức, cá nhân môi giới phi pháp tại Đài Loan, sự móc nối của bộ phận cô dâu, đường dây lừa đảo tại Đài Loan, phá hợp đồng với mong muốn có thu nhập cao. Trong những năm qua, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, không ít tổ chức, cá nhân “môi giới, cò mồi” trong nước đã lợi dụng lừa đảo những lao động nhẹ dạ cả tin, kém hiểu biết để thu tiền bất hợp pháp và khi sang Đài Loan làm việc thì người lao động mới biết mình bị lừa, lao động chỉ còn biết tìm đường trốn, chấp nhận sống trong cảnh “chui lủi” cư trú bất hợp pháp để tìm việc

67

khác với mong muốn kiếm tiền nhanh để thu hồi vốn đã phải chi ra trước khi được sang Đài Loan làm việc.

Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn.

+ Nguyên nhân về lợi ích kinh tế cá nhân: Lao động Việt Nam sẵn sàng phá vỡ hợp đồng để cƣ trú và làm việc bất hợp pháp để có mức thu nhập cao hơn, cho dù việc làm này rất dễ có thể gặp rủi ro và bị trục xuất về nước; một số lao động ngay sau khi sang Đài Loan đã bỏ trốn ra ngoài, bị phát hiện và bị trục xuất về nước, chịu thiệt hại nặng nề cho bản thân vì chƣa tạo đƣợc nguồn thu nhập để bù đắp các khoản chi phi trước khi sang Đài Loan. Nhiều trường hợp lao động khi sắp hết hạn hợp đồng hoặc hợp đồng vừa kết thúc đã bỏ trốn ra ngoài để mong muốn lại Đài Loan làm việc bất hợp pháp để kiếm thêm thu nhập. Thường thì những trường hợp này, nếu họ không bị phía Đài Loan phát hiện, bắt giữ thì trong khoản thời này, khi đƣợc chủ sử dụng tiếp nhận và che chở thì thu nhập của họ thu đƣợc cao hơn so với lao động làm ăn chân chính, vì họ không phải nộp các khoản thuế, lệ phí và các nghĩa vụ khác ....theo quy định của pháp luật Đài Loan. Ngoài ra, khi hết sắp hết hạn hoặc khi hết hạn hợp đồng lao động bỏ trốn thì họ sẽ không thiệt hại gì về tài chính, vì trước khi đi họ không phải nộp tiền bảo lãnh hay đặt cọc và nhƣ vậy khi bỏ trốn ra ngoài bị bắt và trục xuất về nước thì đương nhiên họ cũng không chịu sự ràng buộc và cũng nhƣ không bị xử lý.

+ Đặc điểm tâm lý xã hội: Do ảnh hưởng của lối sống làng xã và nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ lâu đời đã hình thành trong một số người Việt Nam những giá trị tiêu cực trong sự phát triển, đặc biệt là ý thức rất kém về pháp luật, kém về ý thức cá nhân đối với cộng đồng xã hội, dễ bị kích động, tính bảo thủ của cá nhân, thường làm theo thói quen, phong trào một cách tự phát mà ít có chính kiến cá nhân.

Do vậy, họ rất dễ bị chủ sử dụng Đài Loan lợi dụng, lôi kéo, dễ dàng nghe theo những lao động đã bỏ trốn tại Đài Loan trước đó để phá vỡ hợp đồng; cùng theo đó là lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, vụn vặt..., đã hình thành tính cục bộ vì lợi ích cá nhân, tùy tiện, ý thức tổ chức kỷ luật kém, nên khi tiếp cận với nền văn minh công nghiệp phát triển của Đài Loan họ vẫn giữ bản tính cũ, hành động theo cảm tính, tuỳ tiện, từ

68

đó dẫn đến xảy ra vi phạm hợp đồng đã ký kết, bỏ trốn nhằm mưu cầu cho lợi ích cá nhân trước mắt, bất chấp hậu quả cho cộng đồng, đất nước và những rủi ro xảy ra cho chính bản thân cá nhân người lao động và gia đình họ.

+ Nguyên nhân về luật pháp quy định ràng buộc, các chế tài xử phạt đối với lao động chƣa đủ mạnh đối với lao động bỏ trốn và cƣ trú bất hợp pháp tại Đài Loan.

Trên danh nghĩa, lao động bỏ trốn tại Đài Loan có thể phải chịu trách nhiệm hình sự; tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước thụ lý hồ sơ đã không thể xử lý các trường hợp này vì còn thiếu một số văn bản theo quy định của pháp luật, như phải có biên bản xử phạt hành chính về lao động bỏ trốn (có xác nhận của những lao động cùng làm hoặc chủ sử dụng Đài Loan với lao động trốn). Hơn nữa, sự việc lao động bỏ trốn xảy ra ở nước ngoài nên việc tìm kiếm lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp là rất khó khăn, nên từ khi Nghị định số 144/N Đ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ được ban hành và áp dụng đến nay, Việt Nam chưa có một trường hợp lao động bỏ trốn nào bị đƣa ra toà án để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nguyên nhân của tình trạng lao động bị tai nạn nghề nghiệp: Nguyên nhân chính là do ý thức của người lao động trong khi làm việc không chấp hành tốt nội quy, quy định của chủ sử dụng lao động Đài Loan và do các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cũng nhƣ chủ sử dụng lao động Đài Loan không phổ biến kỹ, rõ ràng cho người lao động các lý thuyết về an toàn lao động cũng như các nội quy, quy định tại Nhà máy, xí nghiệp, công trường của Đài Loan .

- Nguyên nhân tình trạng lao động không đạt sức khoẻ: Theo số liệu thống kê của Nha y tế Đài Loan thì trong số những lao động Việt Nam không đạt sức khoẻ phải về nước trước hạn thì có đến 70% là do các bệnh về ký sinh trùng. Nguyên nhân là do người lao động thiếu ý thức trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng như thiếu thông tin về phòng ngừa bệnh. Số lao động không đạt yêu cầu phải về nước trước hạn là một trong những rủi ro lớn với người lao động, vì về nước do nguyên nhân này thông thường người lao động sẽ không được bồi thường hợp đồng, nhiều lao động về nước đã bị rơi vào tình trạng nợ nần, do số tiền thu nhập trong thời gian làm việc tại Đài Loan chưa đủ bù đắp các khoản chi phí trước khi đi.

69

- Nguyên nhân người lao động vi phạm pháp luật lao động: Theo quy định, trước khi xuất cảnh sang Đài Loan thì doanh nghiệp XKLĐ phải đào tạo người lao động về ngoại ngữ và giáo dục định hướng ít nhất là 03 tháng, nhưng một số doanh nghiệp không tuân thủ chặt chẽ quy định này, hơn nữa chính ngay bản thân người lao động cũng muốn đi nhanh. Do vậy, ngay khi sang Đài Loan người lao động bắt tay vào làm việc vất vả và phải chấp hành thời gian lao động nghiêm ngặt của chủ sử dụng lao động, người lao động thường nảy sinh tâm lý chán nản và tìm cách gây chuyện để được về nước.

- Nguyên nhân phí môi giới, phí quản lý cao: Những nguyên nhân của tình trạng thu phí quá quy định nhƣ sự can thiệp của các công ty môi giới Đài Loan, tức các công ty môi giới Đài Loan sẵn sàng cung cấp đơn hàng tiếp nhận lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nếu họ trả mức phí môi giới cao nên phần lớn chi phí của lao động Việt Nam sang Đài Loan đều đƣợc chuyển sang cho các công ty môi giới Đài Loan, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng phí dịch vụ và đào tạo theo quy định của Nhà nước.

Về phương diện chủ quan, việc quản lý các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan của cơ quan quản lý Việt Nam còn chƣa chặt chẽ, chƣa xử lý nghiêm những doanh nghiệp sai phạm quy định.

- Nguyên nhân của quản lý & giải quyết phát sinh đối với lao động tại Đài Loan chƣa kịp thời.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam chƣa thực sự quan tâm đến công tác quản lý lao động: Khi xảy ra phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động Đài Loan thì các doanh nghiệp XKLĐ mới cử cán bộ sang Đài Loan để giải quyết hoặc liên lạc với công ty môi giới Đài Loan để cùng giải quyết.

+ Lao động làm việc tại Đài Loan ở nhiều nơi, phân tán.

Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cung ứng lao động sang thị trường lao động Đài Loan không chỉ cung cấp lao động cho một chủ mà là nhiều chủ sử dụng lao động và ở nhiều nơi cho nên việc nắm tình hình việc làm, thu nhập đối với số lao

70

động của doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan là rất khó khăn cho công tác quản lý và giải quyết kịp thời khi xảy ra các phát sinh đối với lao động tại Đài Loan.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)