Vận dụng kinh nghiệm XKLĐ của một số nước sang Đài Loan vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 36 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.4. Kinh nghiệm XKLĐ của một số nước sang Đài Loan và vận dụng vào Việt Nam

1.4.4. Vận dụng kinh nghiệm XKLĐ của một số nước sang Đài Loan vào Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động XKLĐ của một số nước trong khu vực đƣa lao động sang Đài Loan, ta rút ra một số kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan nhằm mang lại hiệu quả nhƣ sau:

Một là, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý, quản lý hoạt động XKLĐ bằng luật pháp.

Các nước đều ban hành các đạo luật về XKLĐ nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động XKLĐ. Trong đó quy định rõ các điều kiện đưa người ra nước ngoài làm việc, các tổ chức đƣợc phép hoạt động XKLĐ, quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Chính phủ đối với XKLĐ. Hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về XKLĐ minh bạch, chặt chẽ, nhƣng cũng rất thông thoáng tạo sự chủ động cho người lao động và các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan. Chính phủ các nước đàm phán ký kết các hiệp định, thoả thuận về lao động nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện chiến lƣợc XKLĐ.

Do vậy, Nhà nước phải giữ vai trò, định hướng trong việc điều hành, thống nhất quản lý hoạt động XKLĐ, nhất là đàm phán ký kết hiệp định hợp tác lao động, mở thị trường và tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng về lĩnh vực hoạt động XKLĐ để các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan thuộc các thành phần kinh tế tận dụng, khai thác và đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang Đài Loan mang lại hiệu quả.

Hai là, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và bảo vệ người lao động trước khi XKLĐ, trong thời gian họ sống và làm việc tại Đài Loan, nhất là sau khi người lao động hết hạn hợp đồng tại Đài Loan về nước.

Chính phủ các nước thành lập các tổ chức tư vấn cho người lao động và gia đình họ, nhằm giúp cho cá nhân và gia đình người lao động sử dụng hợp lý nguồn thu nhập mà người lao động gửi về; quan tâm bố trí, sắp xếp việc làm cho lao động hết

29

hạn hợp đồng về nước đúng hạn, đặc biệt là ưu tiên những lao động với các nghề mà trong nước còn thiếu hụt.

Nhà nước cần thực hiện tốt chức năng bảo vệ công dân và quyền lợi chính đáng của người lao động tại Đài Loan, điều cần thiết và quan trọng là tăng cường vai trò trách nhiệm của Ban Quản lý lao động (Ban QLLĐ) Việt Nam tại Đài Loan, Cục QLLĐNN, Bộ LĐTB & XH nhằm hỗ trợ và bảo vệ người lao động khi xảy ra phát sinh trong quan hệ lao động. Điều quan trọng trước hết là việc thẩm định các hợp đồng, đơn hàng tiếp nhận lao động của đối tác, chủ sử dụng lao động Đài Loan. Nhà nước cũng cần thực hiện chính sách bảo hiểm phù hợp cho người lao động trong thời gian họ làm việc tại Đài Loan.

Ba là, chính sách đào tạo người lao động: Chính phủ các nước đều đẩy mạnh hoạt động XKLĐ đã qua đào tạo, thực hiện hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu qua các Trung tâm đào tạo, bổ túc nghề, ngoại ngữ, cung cấp thông tin miễn phí cho người lao động.

Do vậy, chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng cần phải đƣợc chú trọng, quan tâm đầu tƣ nâng cao để tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng, đào tạo nghề cho người lao động, gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan với chính quyền địa phương và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành về công tác đào tạo người lao động.

Bốn là, chính sách tài chính đối với XKLĐ.

- Chính sách hỗ trợ tài chính cho XKLĐ: Chính phủ các nước thường hỗ trợ chi phí tiếp thị, khai thác thị trường ngoài nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng, khoản chi phí này Chính phủ chi ra cho tuỳ viên lao động ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường. Các cơ quan đại diện ở nước ngoài hay tại Đài Loan chịu trách nhiệm thường xuyên thông tin định hướng cho các doanh nghiệp XKLĐ trong nước để tiếp cận các chủ thuê lao động.

Chính phủ hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí cho “chương trình đào tạo lao động xuất khẩu” người lao động, có nước hỗ trợ toàn bộ chi phí đi lại cho người lao động trước khi đi. Nếu người lao động hồi hương đúng hạn theo hợp đồng, Chính

30

phủ có chính sách ƣu tiên về nhà ở, cấp phiếu mua hàng với giá rẻ, hỗ trợ vốn để tái hoà nhập, phát triển doanh nghiệp khi về nước thông qua cho vay sinh kế. Chính phủ thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ để phát triển thị trường và giải quyết kịp thời khi xảy ra các tình huống bất khả kháng

- Chính sách tài chính - tiền tệ mềm dẻo để thu hút ngoại tệ và đầu tƣ: Chính phủ các nước thường có chính sách tài chính - tiền tệ mềm dẻo, linh hoạt nhằm khuyến khích lao động của họ tại nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng gửi tiền về nước, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội đầu tư nhằm thu thêm lợi nhuận, khuyến khích lao động của họ chuyển ngoại tệ về nước qua kênh chính thức như quy định phải chuyển về nước 80% thu nhập chính thức, giảm hoặc bỏ thuế thu nhập từ kiều hối, bảo hộ khoản thu nhập chuyển về nước thông qua việc bán công trái Chính phủ cho người lao động xuất khẩu...

Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất về tài chính cũng như việc chuyển tiền về nước cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng. Ngoài ra, để thực hiện tốt điều này thì phải có sự phối kết hợp một cách đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)