Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.2. Nội dung của hoạt động XKLĐ
1.2.1. Cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ.
Cấp phép hoạt động XKLĐ đƣợc hiểu là việc xem xét năng lực và điều kiện cần thiết theo quy định của Nhà nước về hoạt động XKLĐ đối của các doanh nghiệp Việt Nam đề nghị được cấp phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài.
Quản lý các doanh nghiệp XKLĐ đƣợc hiểu là quá trình quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý ... của cơ quan chức năng Nhà nước đối với việc thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động XKLĐ.
Đây là một trong những nội dung cơ bản, có ý nghĩa quan trọng để định hướng và thiết lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển của hoạt động XKLĐ.
Chủ trương hoạt động XKLĐ sang nước ngoài được xác định và điều chỉnh phù hợp với tình chung của lĩnh vực XKLĐ đất nước và quốc tế trong mỗi giai đoạn khác nhau. Nhà nước quản lý các doanh nghiệp XKLĐ bằng chính sách, luật pháp, chế tài để điều chỉnh hoạt động XKLĐ sang nước ngoài.
1.2.2. Nghiên cứu, khai thác thị trường nước ngoài.
Đây là nội dung phản ánh năng lực hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp XKLĐ cũng nhƣ của quốc gia trong việc tìm kiếm, xác định nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài với lao động Việt Nam, từ đó tiến hành các biện pháp có thể đẩy nhanh số lao động sang nước ngoài. Trước hết, Nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng bằng quan hệ ngoại giao hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài để đàm phán đến ký kết các hiệp định, thoả thuận, bản ghi nhớ hợp tác về cung ứng - tiếp nhận lao động...thiết lập môi trường pháp lý quốc tế, mở đường cho các doanh nghiệp XKLĐ tiến hành các hoạt động tiếp cận thị trường lao động nước ngoài.
1.2.3. Khai thác, tuyển chọn lao động trong nước.
Đây là nội dung liên quan đến đầu vào, nguồn cung lao động Việt Nam sang nước ngoài. Thực hiện tốt nội dung này sẽ đảm bảo được nguồn cung lao động cả về số lƣợng và chất lƣợng, thông qua đó nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh trong hoạt
19
động XKLĐ cũng nhƣ của quốc gia. Việc tuyển chọn lao động xuất khẩu do các doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp triển khai tiến hành trên cơ sở các hợp đồng cung ứng mà doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đã ký kết với các đối tác nước ngoài (hợp đồng cung ứng phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về tính khả thi, xác thực) và phải tuân theo các quy định của luật pháp của Nhà nước về tuyển chọn lao động.
Hoạt động này, thực hiện triển khai dưới sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng về tuyển chọn lao động.
1.2.4. Đào tạo lao động.
Đào tạo được hiểu là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ liệu từ người này (giảng viên) cho người khác (học viên). Kết quả là có sự thay đổi kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên từ mức độ thấp đến cao.
Đào tạo lao động là việc trang bị cho người lao động nắm được những kiến thức cơ bản nhất về chủ trương chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng như chính sách pháp luật, ngôn ngữ giao tiếp thường ngày của nước ngoài, nước mà người lao động sang sinh sống và làm việc; đồng thời giáo dục định hướng cho người lao động về phong tục tập quán, văn hoá của nước ngoài.
Khi người lao động sang nước ngoài mà chưa được đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng thì rất dễ gặp phải trở ngại trong quá trình sống và làm việc tại nước ngoài.
1.2.5. Các khoản chi phí và các khoản khấu trừ của người lao động sang nước ngoài.
- Chi phí của người lao động khi xuất cảnh.
Chi phí đuợc hiểu là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt đƣợc một hoặc những mục tiêu cụ thể, hay nói một cách khác đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhƣ sản xuất, giao dịch.
Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác.
Chi phí của lao động đƣợc hiểu là khoản chi phí (khoản tiền nhất định) mà họ phải bỏ ra để được sang nước ngoài làm việc. Vì vậy, chi phí của người lao động
20
tham gia XKLĐ có thể coi đó chính là chi phí cơ hội đối với người lao động chi ra để được sang làm việc tại nước ngoài.
- Các khoản khấu trừ của người lao động tại nước ngoài.
Các khoản khấu trừ của người lao động tại nước ngoài được hiểu là những chi phí mà người lao động bị khấu trừ trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng theo quy định của nước ngoài.
1.2.6. Đưa người lao động sang nước ngoài và tổ chức quản lý lao động.
Đưa người lao động sang nước ngoài và tổ chức quản lý lao động được hiểu là quá trình tiến hành làm các thủ tục cần thiết để đưa người lao động sang nước ngoài và quản lý người lao động đến khi họ về nước thanh lý hợp đồng.
- Đưa người lao động sang nước ngoài được hiểu là việc hướng dẫn người lao động tiến hành các công việc nhƣ khai, lập các hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài, phối hợp với đối tác, chủ sử dụng lao động để đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
- Tổ chức quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài được hiểu là việc nắm bắt tình hình thực tế liên quan đến lao động, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt... của người lao động tại thị trường lao động nước ngoài để có những biện pháp thúc đẩy hoặc kịp thời xử lý, ngăn chặn những sự việc biểu hiện không tốt nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại nước ngoài, bao gồm các vấn đề như:
+ Quản lý, nắm bắt thực tế về quy mô, số lƣợng, cơ cấu lao động Việt Nam tại nước ngoài cũng như lao động của các nước khác đang làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là quy mô, số lượng và cơ cấu lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài so với các nước khác đang cung cấp cho thị trường nước ngoài... để từ đó có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm nguồn cung lao động của Việt Nam phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động nước ngoài.
+ Nắm bắt tình hình về việc làm, thu nhập điều kiện sức khoẻ của người lao động Việt Nam, đặc biệt là trường hợp vi phạm hợp đồng, phá hợp đồng và bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài để có các biện pháp xử lý tình huống thích hợp nhằm duy trì thị trường lao động, tạo việc làm ồn định cho người lao động.
21
+ Tham gia phối hợp giải quyết khi xảy ra phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động với chủ sử dụng, đối tác tại nước ngoài.
1.2.7. Thanh lý hợp đồng lao động.
Thanh lý hợp đồng lao động được hiểu là việc doanh nghiệp XKLĐ và người lao động tiến hành thanh lý để chấm dứt các quyền và trách nhiệm của các bên theo các nội dung hợp đồng trước đây đã ký kết.
- Thanh lý hợp đồng lao động đúng thời hạn là việc doanh nghiệp XKLĐ thanh lý hợp động với người lao động khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước và đến doanh nghiệp XKLĐ để tiến hành thanh lý hợp đồng.
- Thanh lý hợp đồng lao động trước hạn là việc doanh nghiệp XKLĐ thanh lý hợp động với người lao động mà ở đó thời hạn hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp XKLĐ với người lao động trước khi xuất cảnh sang nước ngoài vẫn còn hiệu lực, nhưng vì lý do nào đó mà người lao động phải về nước trước thời hạn hợp đồng và người lao động đến doanh nghiệp XKLĐ để tiến hành thanh lý hợp đồng.