Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT
2.5. Một số nguyên nhân, bất cập còn tồn tại của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan
2.5.1. Một số bất cập còn tồn tại
- Chính sách pháp luật của Nhà nước chưa hoàn thiện: Chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động XKLĐ sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng còn thiếu, chưa thực sự động bộ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động XKLĐ, đồng thời làm hạn chế vai trò của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ. Trong khi các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn để thi hành luật chưa được thực hiện thường xuyên, bổ sung kịp thời nên tính thời sự chƣa đƣợc đảm bảo.
- Tình trạng lao động vi hợp đồng, bỏ trốn là vấn đề đáng báo động: Lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng bỏ trốn tại Đài Loan đang có chiều hướng tăng, tức hàng năm Việt Nam là nước có tỉ lệ lao động trốn nhiều nhất, năm 2004 thì tỉ lệ lao động trốn là 62,42 % trong tổng số lao động bỏ trốn của các nước tại Đài Loan. Điều đáng quan tâm là tỉ lệ lao động bỏ trốn của Việt Nam trong mấy năm gần đây vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trong khi đó Philippin và Thái Lan lại có xu hướng giảm.
63
Riêng Indonesia, mặc dù tỉ lệ lao động bỏ trốn của nước này trong 2 năm gần đây dao động trong khoảng khoảng từ 43% đến 45%, nhưng số lao động của nước họ đang làm việc tại Đài Loan gấp khoảng 2 lần của Việt Nam, biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.7. Tỉ trọng lao động nước ngoài bỏ trốn hiện nay trong tổng số lao động bỏ trốn tại Đài Loan.
Nguồn: Hiệp hội XKLĐ Việt Nam tổng hợp (2011).
Tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và cƣ trú bất hợp pháp tại Đài Loan hiện nay đang ở mức đáng báo động, cụ thể chiếm tới 47% trong tổng số lao động nước ngoài đang bỏ trốn tại Đài Loan.
Đối với vấn đề này, trong thời gian qua cả hai phía đã nỗ lực thực hiện các giải pháp khác nhau nhằm cải thiện tình trạng lao động bỏ trốn bao gồm cả luật pháp, đặc biệt Chính phủ Đài Loan trong thời gian qua lại tiếp tục áp dụng hàng loạt các biện pháp mới thể hiện quyết tâm cải thiện tình trạng lao động bỏ trốn nhƣ tăng mức thưởng cho người tố giác, tăng mức phạt, tăng điểm xếp loại cho công ty môi giới, kiện toàn bộ máy thực hiện tư vấn và bảo hộ lao động nước ngoài..., tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn mới vẫn còn nhiều. Việc lao động Việt Nam bỏ trốn làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan là mối quan tâm của cả hai phía do tình trạng mất an toàn và phát sinh nhiều rủi ro và vụ việc phức tạp.
- Quyền lợi của lao động tại nước ngoài nói chung và Đài Loan bị lợi dụng.
+ Nhiều lao động đã bị chủ sử dụng lạm dụng buộc phải làm thêm giờ, tăng ca nhưng không được trả lương làm thêm, bị ngược đãi, trả lương thấp hơn hợp đồng đã
64
ký, nợ lương kéo dài, hay tự ý chuyển đổi chủ sử dụng mà không báo cho doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam.
+ Người lao động còn gặp rủi ro khi công việc không phù hợp với sức khoẻ của bản thân họ, khi chủ sử dụng bị phá sản, đóng cửa, người lao động không có khả năng tự tìm chủ để chuyển chủ hoặc do sự thay đổi chính sách vĩ mô của Chính phủ Đài Loan nên phải về nước trước hạn.
- Tình trạng lao động tại Đài Loan bị tai nạn nghề nghiệp còn nhiều: Nhìn chung tình trang lao động Việt Nam hiện nay tại Đài Loan tương đối cao, đây là vấn đề đáng lo ngại; chỉ riêng trong năm 2010, số lao động Việt Nam bị tai nạn nghề nghiệp là 500 người, chiếm khoảng 0,62% trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan. Tai nạn lao động sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và gây tâm lý không tốt đối với người lao động.
- Tuyển chọn lao động còn nhiều bất cập.
+ Nhà nước đã có quy định cụ thể cho các doanh nghiệp XKLĐ muốn tuyển lao động ở địa phương nào thì phải được sự cho phép của UBND tỉnh, huyện, xã..., vô hình dung đã tạo nên các “Giấy phép con”, gây ách tắc, khó khăn cho công tác tuyển lao động.
+ Chính quyền ở nhiều địa phương thiếu chủ động, chưa coi việc nắm bắt nhu cầu và giới thiệu người lao động của địa phương sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng là trách nhiệm của mình, còn gây khó khăn và vòi vĩnh doanh nghiệp XKLĐ làm cho chi phí XKLĐ tăng cao.
+ Một số doanh nghiệp XKLĐ thiếu công khai điều kiện tuyển chọn, chƣa minh bạch các khoản phí mà người lao động phải nộp, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề để chủ động bảo đảm nguồn nhân lực, vừa gây lãng phí cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, vừa hạn chế việc nâng cao chất lƣợng đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động.
+ Tổ chức các dịch vụ công nhƣ cấp hộ chiếu, làm chứng minh nhân dân, khám sức khỏe…vẫn còn phức tạp, rườm rà, ách tắc, tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức.
65
- Quản lý Nhà nước về việc kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ vẫn còn chưa chặt chẽ, thể hiện nhƣ:
+ Tồn tại phổ biến hiện tƣợng để cho phía Đài Loan hoặc tƣ nhân núp bóng, mƣợn danh nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tuyển chọn đào tạo lao động.
+ Có sự móc nối từ những đối tượng môi giới việc làm phi pháp từ trước khi lao động xuất cảnh sang Đài Loan làm việc nên có nhiều lao động đã bỏ trốn ngay tại sân bay; doanh nghiệp không kịp thời giải quyết tranh chấp phát sinh trong thời gian đầu sau khi lao động nhập cảnh vào Đài Loan.
- Người lao động phải nộp chi phí tương đối cao khi sang Đài Loan làm việc.
Theo số liệu điều tra thực tế của UBLĐ Đài Loan, năm 2010, đối với lao động các nước vừa nhập cảnh tại sân bay về vấn đề chi phí của người lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan thì mức phí thực tế của người lao động Việt Nam đứng ở mức cao nhất khoảng 5.600 USD đối với lao động Nhà máy. Trong khi đó, Thái Lan và Philippin cũng bị thu quá quy định , tuy nhiên, tổng mức thu theo quy định cộng với khoản thu ngoài quy định khoảng 2.400 USD đến 3.000 USD chỉ bằng khoảng 50% so với chi phí của lao động Việt Nam, Indonesia khoảng 3.800 USD – 4.400 USD/người.
Phí dịch vụ doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam thu 1.100 USD/người, riêng phần thu phí môi giới công ty Đài Loan được hưởng là 1.500 USD/người, kể cả người lao động bỏ trốn thì đương nhiên phía môi giới Đài Loan vẫn được hưởng.
- Công tác đào tạo người lao động còn nhiều bất cập.
+ Đào tạo lao động xuất khẩu chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng, chỉ có một số doanh nghiệp XKLĐ có trường đào tạo đáp ứng được yêu cầu về trang thiết bị giảng dạy và xưởng thực hành nghề cho người lao động. Chương trình, giáo trình đào tạo giảng dạy người lao động chưa được chuẩn hoá, thống nhất, đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu thực hành vì thiếu cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị để đào tạo phù hợp với điều kiện làm việc tại Đài Loan.
66
+ Để có đƣợc nguồn lao động chất lƣợng cao, cần phải đầu tƣ chi phí và thời gian nhất định, nhưng cả doanh nghiệp XKLĐ và người lao động đều gặp khó khăn về kinh phí và nếu kéo dài thời gian đào tạo lại mất cơ hội cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu đơn hàng nước ngoài. Mặt khác, việc đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu chƣa đảm bảo về thời gian và nội dung giảng dạy, nhất là về đào tạo ngoại ngữ từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động XKLĐ.