Hạn chế của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 67 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT

2.3. Đánh giá hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan

2.4.2. Hạn chế của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan

Thứ nhất: Những hạn chế thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước trong hoạt động XKLĐ sang Đài Loan nhƣ:

Một là, thiếu các giải pháp nhằm khai thác tối đa các lợi thế của Việt Nam trong hoạt động XKLĐ sang Đài Loan.

Hai là, việc cấp phép hoạt động chƣa xem xét kỹ năng lực thực tế của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đƣợc phép XKLĐ sang Đài Loan đƣa được số lượng ít lao động ra nước ngoài làm việc.

Ba là, chƣa quan tâm và khai thác tối ƣu về “hậu XKLĐ” những nguồn lực tài chính của người lao động gửi về nước, nhất là khai thác kinh nghiệm, khả năng lực của lao động đã tích lũy, tiếp thu được trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài để định hướng cũng như sử dụng cho lực lượng này phát huy năng lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của gia đình, địa phương cũng như cho xã hội.

Bốn là, công tác kiểm tra giám sát: Chƣa có sự phối kết hợp trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ sang Đài Loan một cách nhịp nhàng để ngăn chặn triệt để hiện tƣợng lừa đảo của các tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ tuyển chọn, đào tạo lao động , chưa kiểm soát tốt vấn đề chi phí của nười lao động khi sang làm việc tại Đài Loan, nhất là chi phí tiền môi giới.

Năm là, chưa khai thác được tối đa nhu cầu lao động của thị trường Đài Loan.

Đối với lao động trong lĩnh vực GVGĐ & KHC của Việt Nam, từ năm 2005, Chính phủ Đài Loan tạm dừng tiếp nhận lao động của Việt Nam đối với nghề GVGĐ

& KHC; mặc dù cả về phía Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp đƣợc phép XKLĐ sang Đài Loan đã rất cố gắng quan hệ ngoại giao, tiếp xúc với phía Đài Loan. Nhƣng từ 2005 đến nay đã đƣợc khoảng 06 năm, Chính Phủ Đài Loan vẫn

60

chƣa có dấu hiệu trong việc tiếp nhận trở lại đối với lao động làm việc trong lĩnh vực nghề GVGĐ & KHC của Việt Nam sang Đài Loan.

Sáu là, về giải quyết khuyết tật của thị trường: Chưa hạn chế được các khuyết tật của thị trường như thông tin chưa được cân xứng giữa người lao động, doanh nghiệp XKLĐ và Nhà nước, hiệu ứng tiêu cực trong hoạt động XKLĐ chưa được khắc phục triệt để nhằm mang lại hiệu quả.

Thứ hai: Những hạn chế thuộc về các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ sang Đài Loan:

Một là, các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ sang Đài Loan thường quan tâm nhiều đến kết quả về số lượng người đưa đi, chưa thực hiện tốt công tác đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động từ đó chất lượng lao động khi sang làm việc tại Đài Loan chƣa đƣợc đảm bảo.

Hai là, Tình trạng cạnh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp XKLĐ cả trong nước và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động, nhưng chưa có biện pháp xử lý thực sự mang lại hiệu quả; một bộ phận doanh nghiệp đƣợc cấp phép hoạt động đƣa lao động sang Đài Loan nhƣng đã không trực tiếp thực hiện việc tìm kiếm khai thác đơn hàng hoặc tuyển chọn và đào tạo lao động mà khoán trắng cho các chi nhánh, cơ sở đào tạo tại các địa phương hoặc liên kết với trung gian để tuyển chọn và thu tiền của người lao động không đúng theo quy định của Nhà nước.

Ba là, chƣa thực hiện tốt quản lý và giải quyết kịp thời khi xảy ra các phát sinh đối với người lao động tại Đài Loan.

Bốn là, chƣa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trang lao động bỏ trốn và cƣ trú bất hợp pháp tại Đài Loan.

Năm là, Thực hiện chưa tốt các quy định pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động XKLĐ sang Đài Loan, nhất là để cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động lợi dụng danh nghĩa để tuyển chọn, đào tạo và thu tiền bất hợp pháp của người lao động.

Thứ ba: Những hạn chế thuộc về cá nhân, gia đình người lao động.

61

Một là, ý thức chấp hành nội quy, quy định trong lao động cũng nhƣ việc tôn trọng phong tục, tập quán tại Đài Loan còn kém nhƣ uống rƣợu, đánh nhau, tập tụ gây mất trật tự nơi công cộng ... của một số lao động Việt Nam làm ảnh hưởng đến uy tín của số đông lao động của Việt Nam đang cần cù lao động tại Đài Loan.

Hai là, trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam khi sang Đài Loan làm việc còn yếu nên bước đầu cũng gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong lao động; một hạn chế lớn là chất lƣợng lao động còn thấp, trình độ kỹ năng chuyên sâu của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước, nhất là tại thị trường lao động Đài Loan.

Ba là, nhiều trường hợp lao động chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của cá nhân bản thân (thậm chí còn có sự ủng hộ của cả gia đình), chƣa nhìn nhận đƣợc lợi ích lâu dài vì cộng đồng, sẵn sàng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn cứ trú bất hợp pháp tại Đài Loan làm ảnh hưởng đến hình ảnh người lao động và đất nước Việt Nam tại Đài Loan cũng nhƣ bạn bè quốc tế.

Bốn là, nhiều người lao đồng không thường xuyên cập nhật và nắm bắt kịp thời thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước trước khi đăng ký tham gia các chương trình XKLĐ sang Đài Loan nên bị các đối tượng xấu lợi dụng..

Năm là, đời sống gia đình của một số lao động sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng không tránh khỏi những rạn nứt; một số gia đình có người đi XKLĐ dẫn đến tình trạng quan hệ ngoài hôn nhân, cùng với những thay đổi về nhận thức, lối sống, hành vi ứng xử trong quan hệ gia đình, từ đó dẫn đến tình trạng bất hoà, vợ chồng sống ly thân, đặc biệt nhiều trường hợp lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng tại Đài Loan đã ở lại Đài Loan để sinh sống, bỏ gia đình vợ, chồng và con cái vì không muốn quay về để phải sống vất vả như trước đây.

Qua điều tra xã hội của những gia đình có người đi XKLĐ, bên cạnh những mặt tích cực cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm; kết quả điều tra là 32% cho rằng tình cảm gia đình được cải thiện theo hướng tốt lên, 63% đánh giá là bình thường, 5% cho là tình cảm gia đình có vấn đề (trong đó dẫn đến phải ly thân, ly hôn là 3%, con cái hư hỏng là 0,6%, có rạn nứt tình cảm với người thân là 1,4%).

62

Thứ tư: Số lượng lao động xuất khẩu và nguồn ngoại tệ chuyển về nước hàng năm thông qua hoạt động XKLĐ sang nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực, cụ thể là:

Đối với Philippin,“Philipin có hơn 8 triệu lao động làm việc ở nước ngoài năm 2006, đã gửi về nước 11,8 tỉ USD kiều hối qua các chuyển tiền chính thức. Ước tính, tổng số kiều hối do lao động nước này gửi về qua các kênh khoảng từ 14 đến 21 tỉ USD. Dự kiến vào năm 2010, con số này sẽ tăng lên khoảng 21,4 tỉ USD” [38 ].

Đối với Indonesia, “Indonesia hiện có 2,4 triệu lao động làm việc ở nước ngoài, thu về 3,5 tỉ USD mỗi năm” [32].

Còn đối với Việt Nam hiện nay mới chỉ có khoảng trên 400 nghìn lao động làm việc tại nước ngoài và mỗi năm lực lượng lao động này gửi về nước khoảng 1,8 tỉ USD (trong đó, lao động Việt Nam tại thị trường Đài Loan hiện có trên 8 vạn và thu nhập do lực lƣợng này tích luỹ đƣợc khoảng 576.216 nghìn USD/năm).

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)