Tình hình phát triển của các loại hình trang trại trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 23 - 31)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cở sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình phát triển của các loại hình trang trại trên thế giới

Trên thế giới kinh tế trang trại xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ XVIII. Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định là loại hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông ngư nghiệp. Ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có điều kiện tự nhiên khác nhau, phong tục tập quán sản xuất khác nhau cho nên có các loại hình kinh tế trang trại phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Loại hình trang trại gia đình sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ theo mùa vụ, đây là loại hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới.

1.2.1.1. Ở Pháp

Nước cộng hòa Pháp, sau cuộc cách mạng tư sản triệt để vào năm 1789 đã xuất hiện những chủ trang trại mới trong nông nghiệp, họ áp dụng những phương pháp sản

xuất, cách quản lý và điều hành kinh doanh tiên tiến. Nước Pháp đã khuyến khích và ủng hộ những người chủ trang trại thực hiện quyền tự chủ của mình, cho hưởng ưu đãi về thuế, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra, đầu vào được thông suốt…

Từ cuối thế kỷ XIX (giai đoạn đầu của công nghiệp hóa), số lượng trang trại ở Pháp tăng từ 5 triệu lên 5.6 triệu với quy mô về đất đai bình quân mỗi trang trại là 11 ha. Cuối thế kỷ XX, khi mà nhà nước Pháp đã có nền công nghiệp hiện đại, số trang trại giảm xuống còn 980 nghìn, song quy mô của mỗi trang trại đã lớn hơn nhiều lần so với trước đây, khoảng 25 – 30 ha/trang trại.

Bảng 1.1. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm Số

TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1929 3.966.000 11,6

2 1950 2.285.000 14,0

3 1960 1.588.000 19,0

4 1970 1.263.000 23,0

5 1987 982.000 29,0

Nguồn: [17]

Từ số liệu của bảng 1.1 cho thấy, số lượng trang trại giảm dần theo năm nhưng quy mô tích tụ và tập trung ruộng đất trong mỗi trang trại ngày càng tăng, điều này phù hợp với quy luật chung của các nước có nền công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp phát triển mạnh nói chung và nước Pháp nói riêng trong những năm 70 – 80 nguồn lao động từ nông nghiệp nông thôn bị thu hút vào khu vực sản xuất công nghiệp nên số lượng trang trại giảm dần. Mặt khác, do phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất tiên tiến, trình độ hiện đại hóa, tự động hóa cao nên các trang trại ngày càng phải mở rộng quy mô diện tích và phạm vi hoạt động kinh doanh không chỉ trồng trọt mà còn chăn nuôi, chế biến. Mặc dù, quy mô mỗi trang trại ngày nay ở Pháp bình quân từ 25 – 30 ha nhưng chỉ cần 1 – 2 lao động chính của gia đình và sử dụng thêm vài lao động thuê mướn. Nói đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Pháp không thể không nói đến đội ngũ chủ các trang trại, họ phần lớn là những người đã tốt nghiệp ở các trường đào tạo cả về chuyên môn lẫn quản lý, họ không chỉ là một nhà chuyên môn giỏi mà còn là một nhà kinh tế năng động và giàu kinh nghiệm.

Kinh tế sản xuất trang trại ở Pháp đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chỉ với gần 1 triệu trang trại đã sản xuất ra số lượng nông sản phẩm gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước, tỷ lệ về hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa là 70 – 80% và rau quả trên 70%. Đây là những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu [1].

1.2.1.2. Ở Mỹ

Mỹ là quốc gia rộng lớn, phát triển bậc nhất thế giới cả về kinh tế xã hội cũng như quân sự, tuy nhiên từ những năm 20 của thế kỷ XIX Mỹ đã chú trọng đến việc phát triển sản xuất theo các mô hình trang trại. Hiện nay, diện tích bình quân một trang trại ở Mỹ là 150 – 250 ha. Trong vòng 40 – 50 năm qua tốc độ tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để hình thành nên các trang trại tăng 2,5 – 3 lần, trên cơ sở tăng diện tích đất đai bình quân của các trang trại, giảm số lượng các trang trại chủ yếu là ở các trang trại nhỏ. Năm 1940 số lượng trang trại ở Mỹ là 6.350.000 trang trại nhưng đến năm 1990 số lượng trang trại giảm xuống còn 2.140.000, tuy nhiên diện tích mỗi trang trại lại tăng lên đáng kể từ 70 ha/trang trại lên 200ha/trang trại [2].

Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm

Số TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1940 3.250.000 70

2 1960 2.649.000 120

3 1970 2.300.000 180

4 1980 2.220.000 185

5 1985 2.140.000 200

Nguồn: [17]

Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 60 – 70% số trang trại sử dụng ruộng đất riêng và khoảng 52 – 85% số trang trại gia đình có máy móc riêng, số còn lại đi thuê đất đai để sản xuất, thời hạn thuê đất ở Mỹ là 10 – 50 năm. Lao động làm việc trong trang trại thường không phụ thuộc nhiều vào diện tích đất đai sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất của trang trại. Về hình thức tổ chức quản lý trang trại ở Mỹ hiện nay có 87% trang trại gia đình độc lập, có tư cách pháp nhân riêng do người chủ gia đình là chủ quản lý chiếm 65% đất đai và 70% giá trị sản lượng nông sản, cò lại trang trại liên doanh và trang trại hợp doanh.

Việc sử dụng đất đai của trang trại ở Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới phụ thuộc vào đặc điểm của vùng sinh thái và loại hình sản xuất. Các trang trại ở Mỹ đã sản xuất ra một số lượng nông sản lớn, hạt ngũ cốc chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dự trữ ngô trên thế giới.

1.2.1.3. Ở Nhật Bản

Từ những năm cuối thế kỷ XIX Nhật Bản bắt đầu chú ý đến việc hình thành các trang trại sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh đến năm 1945 – 1950. Sau đó, số lượng trạng trại giảm nhanh chóng. Cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản có 3.800.000 trang trại, năm 1950 tăng lên 6.176.000 trang trại và sau đó giảm dần, đến năm 1990 chỉ còn 3.739.000 trang trại[8].

Bảng 1.3. Tình hình phát triển trang trại của nước Nhật Bản qua các năm

Số TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1945 5.700.000 0,70

2 1950 6.176.000 0,81

3 1970 5.342.000 1,05

4 1980 4.661.000 1,15

5 1990 3.739.000 1,20

Nguồn: [8],[17]

Một trong những nguyên nhân làm cho số lượng trang trại giảm là do nền công nghiệp của Nhật Bản có bước đột phá, những trang trại có diện tích nhỏ nhanh chóng bị thay thế bởi những trang trại có diện tích đất đai lớn, có trình độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Diện tích bình quân của mỗi trang trại không lớn, chỉ từ 1 – 2 ha.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất với mục đích nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Năm 1946 – 1949, nhà nước Nhật đã mua 1,95 triệu ha ruộng đất của các chủ ruộng bán lại cho những người nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng trước đây theo thể thức trả tiền dần trong một số năm. Về tính sở hữu và sử dụng ruộng đất, trước cải cách ruộng đất (1945), 35 % số trang trại có ruộng đất riêng; 40%

phải lĩnh canh một phần và 25% phải lĩnh canh hoàn toàn. Sau cải cách ruộng đất (1950), 62% trang trại có ruộng đất riêng và còn lại 5% phải đi thuê hoàn toàn. Tình

hình này đến nay vẫn chưa có thay đổi nhiều. Với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7%

dân số) đã đảm bảo được lương thực, thực phẩm cho 125 triệu người (gạo 107%, thịt 81%, trứng 98%, sữa 89%, rau quả 76 -95%, đường 84%) [2].

1.2.1.4. Ở Thái Lan

Ở Thái Lan, vấn đề sản xuất trang trại được hình thành và phát triển muộn hơn so với Pháp, Mỹ cũng như một số nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây nước này cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc phát triển kinh tế trang trại nhằm giải quyết lao động việc làm cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Năm 1963, Thái Lan chỉ có 3.124.000 trang trại với diện tích đất đai bình quân là 3.5 ha trên trang trại, đến năm 1988 có 5.245.000 trang trại với diện tích bình quân là 4.5 ha/trang trại[2].

Bảng 1.4. Tình hình phát triển trang trại của nước Thái Lan qua các năm

Số TT Năm Số lượng trang trại Diện tích bình quân (ha/trang trại)

1 1963 3.214 3,50

2 1978 4.018 3,72

3 1982 4.464 3,56

4 1988 5.245 4,52

Nguồn: [12]

Nhìn chung, Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực như Philipines, Ấn Độ, trong các thời kì bắt đầu công nghiệp hóa nền kinh tế thì các trang trại có xu hướng ra tăng về số lượng. Trong những năm gần đây lao động trong nông nghiệp lại giảm đi so với sự thu hút lao động của các ngành công nghiệp và du lịch, dẫn đến sự suy giảm mạnh về số lượng trạng trại ở Thái Lan vào những năm 1985 – 1990. Bình quân việc sử dụng lao động ở Thái Lan là 3.7 lao động/trang trại, việc tiến hành cơ giới hóa cũng rất được coi trọng, có 95% số máy kéo lớn và 50% số máy kéo nhỏ chủ yếu được sử dụng vào việc làm thuê cho trang trại.

Sự đóng góp to lớn của các trang trại được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, Thái Lan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây đứng đầu thế giới (sầu riêng, nhãn, vải, dứa…) và hàng năm xuất khẩu gạo 5 – 6 triệu tấn gạo[12].

Như vậy, lúc bắt đầu công nghiệp hoá đã tác động tích cực đến sản xuất Nông - Lâm nghiệp do đó số lượng các trang trại tăng nhanh. Nhưng khi công nghiệp hoá đến mức tăng cao thì một mặt công nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp mặt khác nó lại tác động làm tăng năng lực sản xuất của các trang trại bằng việc trang bị máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công, đồng thời trong nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các chế phẩm công nghiệp. Do vậy, số lượng các trang trại giảm đi nhưng quy mô diện tích được mở rộng, số lượng động vật nuôi tăng lên và cũng không thể thiếu sự tác động của thị trường, điều này được thể hiện ở nhu cầu của con người về số lượng, chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp tăng nhanh. Người lao động, chủ trang trại đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm cũng như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cũng được nâng cao.

- Ruộng đất: Phần lớn trang trại sản xuất trên ruộng đất thuộc sở hữu của gia đình. Nhưng cũng có những trang trại phải hình thành một phần ruộng đất hoặc toàn bộ tuỳ thuộc vào từng người. Ở Pháp năm 1990: 70% trang trại gia đình có ruộng đất riêng, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ. Ở Anh: 60% trang trại có ruộng đất riêng, 22% lĩnh canh một phần, 18% lĩnh canh toàn bộ. Ở Đài Loan năm 1981: 84% trang trại có ruộng đất riêng, 9% trang trại lĩnh canh một phần và 7% lĩnh canh toàn bộ.

- Vốn sản xuất: trong sản xuất và dịch vụ, ngoài nguồn vốn tự có các chủ trang trại còn sử dụng vốn vay của ngân hàng nhà nước và tư nhân, tiền mua hàng chịu các loại vật tư kỹ thuật của các cửa hàng và công ty dịch vụ. Năm 1960 vốn vay tín dung của các trang trại Mỹ là 20 tỷ USD, năm 1970 là 54,5 tỷ USD bằng 3,7 lần thu nhập thuần tuý của các trang trại và năm 1985 bằng 6 lần thu nhập của các trang trại.

- Máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất:

+ Ở Châu Âu 70% trang trại gia đình mua máy dùng riêng. Ở Mỹ có 35% số trang trại, ở miền Bắc 75% trang trại, ở miền Tây 52% trang trại, ở miền Nam hầu như đều có máy riêng. Nhờ trang trại lớn ở Mỹ, Tây Đức sử dụng máy tính điện tử để tổ chức sử dụng kinh doanh trồng trọt và chăn nuôi.

+ Ở Châu Á như Nhật Bản, năm 1985 có 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% có máy kéo lớn, ở Đài Loan năm 1981 bình quân một trang trại có máy kéo 2 bánh là 0,12 chiếc, máy cấy 0,05 chiếc, máy liên hợp thu hoạch 0,02 chiếc, máy sấy 0,03 chiếc, với việc trang bị máy móc như trên, các trang trại ở Đài Loan đã cơ giới hoá 95% công việc làm đất, 91% công việc cấy lúa 80% gặt đập và 50% việc sấy hạt.

Tại Hàn Quốc, đến năm 1983 trang bị máy kéo nhỏ 2 bánh, máy bơm nước, máy đập lúa đã vượt mức đề ra đối với năm 1986 và 30% các trang trại đã có 3 máy nông nghiệp, máy kéo nhỏ, 23% sử dụng chung máy kéo lớn. Ở Philippin 31% trang trại sử

dụng chung ôtô vận tải ở nông thôn, 10% sử dụng chung máy bơm nước và 10% sử dụng chung máy tuốt lúa, việc sử dụng chung đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Lao động: do mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao lên nên số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong các trang trại ở các nước phát triển chỉ chiếm 10% tổng lao động xã hội.

+ Ở Mỹ các trang trại có thu nhập 100.000 USD/năm không thuê lao động, các trang trại có thu nhập từ 100.000 - 500.000USD/năm thuê từ 1 - 2 lao động/năm.

+ Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, bình quân 1 trang trại có quy mô diện tích từ 25 - 30 ha chỉ sử dụng 1 - 2 lao động gia đình và 1 - 2 lao động thuê ngoài làm theo thời vụ.

+ Ở Nhật Bản: năm 1990 mỗi trang trại có khoảng 3 lao động nhưng chỉ có 1/3 lao động làm nông nghiệp.

+ Ở Đài Loan năm 1985, mỗi trang trại có 1,3 lao động, số lao động dư thừa đi làm việc ngoài nông nghiệp, hoặc làm nông nghiệp một phần còn một số nước đang phát triển.

+ Ở Châu Á tốc độ tăng dân số trong thời kỳ công nghiệp hoá vẫn nhanh vì vậy việc giúp lao động ra khỏi nông nghiệp rất khó khăn làm cho một số nước quy mô trang trại cũng tăng và nông dân.

- Cơ cấu trong tổng thu nhập của các trang trại cũng có sự biến đổi: trang trại chuyên môn làm nông nghiệp thì giảm xuống, còn trang trại làm một phần lâm nghiệp kết hợp với ngành nghề phi nông nghiệp lại tăng lên.

+ Ở Nhật Bản năm 1945 có 53,4% trang trại chuyên làm nông nghiệp và 46,5%

trang trại làm một phần nông nghiệp tăng lên 85%. Cơ cấu thu nhập của trang trại cũng vậy, năm 1954 trong tổng thu thì thu nhập phi nông nghiệp.

+ Ở Đài Loan năm 1955 có 40% trang trại chưa làm nông nghiệp và 60% làm một phần nông nghiệp nhưng đến năm 1980 trang trại chuyên nông nghiệp chiếm 9%

còn 91% làm một phần nông nghiệp kết hợp với ngành nghề phi nông nghiệp.

Như vậy cơ cấu thu nhập của các trang trại chuyên làm nông nghiệp ngày càng giảm, còn các trang trại làm 1 phần nông nghiệp và phi nông nghiệp thì lại tăng lên.

- Quan hệ của trang trại trong cộng đồng: Sự hình thành và phát triển của trang trại chịu tác động lớn của các đơn vị sản xuất (tư nhân, hợp tác xã, nhà nước...) và các đơn vị dịch vụ (Ngân hàng, thông tin liên lạc...) trên địa bàn. Trang trại mua từ thị trường các hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời bán ra thị trường nông sản phẩm mà mình sản xuất ra. Sản xuất càng phát triển thì mối quan hệ của trang trại với thị trường và các tổ chức trên địa bàn ngày càng chặt chẽ và không thể thay thế.

+ Ở Nhật bản hiện nay 99,2% số trang trại gia đình tham gia các hoạt động của trên 4.000 hợp tác xã nông nghiệp ở các cơ sở làng, xã, có hệ thống dọc trên huyện, tỉnh và cả nước. Các hợp tác xã này thực hiện việc cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm của các trang trại.

+ Ở Đài Loan hình thành một hệ thống đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất tới từng làng xã như trung tâm mạ. Năm 1990 có 1.785 trung tâm mạ phục vụ toàn bộ diện tích cấy lúa 2 vụ của Đài Loan. Ngoài ra còn tổ chức nhiều hình thức kết hợp như: Hiệp hội những chủ trang trại, hiệp hội sử dụng nước, hiệp hội những người đánh cá những hợp tác xã tiêu thụ quả.

+ Ở Mỹ các hoạt động luôn có quan hệ với hệ thống - tổ hợp công nông nghiệp AGRYBUSYNESS bao gồm các ngành: sản xuất, chế biến, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, các trang trại còn có mối quan hệ với hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã cung ứng vật tư kỹ thuật, hợp tác xã tiêu thụ... các hợp tác xã này đã cung cấp cho các trang trại 30% lượng phân bón, 27% thức ăn gia súc và đảm bảo tiêu thị trên 30% sản lượng nông sản do trang trại sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của các trang trại còn có sự tác động lớn của các chính sách và pháp luật của chính phủ ban hành.

+ Ở Pháp cuộc cách mạng năm 1789, ruộng đất của các địa chủ lớn đã chuyển cho nông dân và nhà tư bản.

+ Ở Nhật Bản nhà nước cho các trang trại vay vốn tín dụng lãi suất thấp từ 3,5 - 7,5%/năm để tái tạo đồng ruộng, mua sắm máy móc. Nhà nước trợ cấp cho các nông trại 1/2 đến 1/3 giá bán các loại máy móc nông nghiệp mà nhà nước cần khuyến khích.

Bên cạnh đó, còn có các chính sách ổn định và giảm tô để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiện lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá [6].

* Đánh giá chung: Từ quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới có thể nhận xét như sau:

+ Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại là hình thức thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế.

+ Quy mô trang trại ở mỗi nước khác nhau nhưng xu hướng chung là tăng lên.

Trước tiên là tăng về quy mô diện tích, số lượng vật nuôi, tăng trang thiết bị máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến ... Từ đó, giá trị sản phẩm hàng hoá cũng tăng, việc mở rộng quy mô sản xuất đã gắn liền với quy trình công nghiệp hoá.

+ Cơ cấu thu nhập của trang trại có sự thay đổi, lúc đầu chủ yếu nghiêng về nông nghiệp nhưng càng phát triển thì thu từ nông nghiệp giảm trong khi thu từ ngành nghề phi nông nghiệp tăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)