Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 91)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sản xuất trang trại ở huyện Mộ Đức

3.4.1. Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, chúng tôi đánh giá trên 3 tiêu chí đó là: đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

a. Hiệu quả kinh tế:

Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất vào phát triển loại hình kinh tế trang trại, chúng tôi tiến hành điều tra hoạt động của toàn bộ 12 trang trại trên địa bàn huyện, tiến hành đánh giá trên các chỉ tiêu về: giá trị sản xuất ra trên 1 ha đất (GO/ha), chi phí trung gian cho sản xuất ra trên 1 ha đất (IC/ha), giá trị tăng thêm trên 1 ha đất (VA/ha).

- Giá trị sản xuất ra trên 1 ha: Toàn bộ giá trị sản phẩm sản xuất ra trong hoạt động của trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.19.

Qua bảng 3.19. cho thấy:

Tổng giá trị sản xuất ra giữa các loại hình kinh tế trang trại có sự chênh lệch lớn, loại hình trang trại chăn nuôi có tổng giá trị sản xuất cao nhất đạt 59.125 triệu đồng vào năm 2014. Như trang trại chăn nuôi heo của hộ ông Nguyễn Văn Danh ở xã Đức Phú với diện tích 1,28 ha, một năm xuất chuồng 02 lứa, mỗi lứa 900 con, mỗi con đạt 95 kg, mỗi kg bán ra thị trường với giá 45.000 đồng, cho doanh thu 01 năm là 7.695 triệu đồng hay trang trại chăn nuôi gà của hộ ông Nguyễn Hữu Thạnh ở xã Đức Minh với diện tích 1,86 ha, một năm xuất chuồng 14.000 con, mỗi con đạt 2,8 kg, mỗi kg bán ra thị trường với giá 65.000 đồng/kg, cho doanh thu 01 năm là 2.548 triệu đồng.

Diện tích sử dụng cho loại hình trang trại này thấp nên tổng giá trị xuất ra trên 1 ha của loại hình trang trại chăn nuôi là rất cao. Thấp nhất là trang trại lâm nghiệp (trồng cây Keo) đạt 500 triệu đồng vào năm 2014. Nguyên nhân, do ngành chăn nuôi có số lượng đàn nuôi đông, giá trị tài sản lớn.

Trên địa bàn huyện trong những năm gần đây một số loại hình chăn nuôi phát triển mạnh, kéo theo một số hộ gia đình khác trong vùng thấy đó tiếp tục mở rộng đầu

tư sản xuất vì vậy giá trị sản xuất ngày một đi lên và tăng dần qua các năm, đây là điều đáng mừng vì ngành chăn nuôi đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi phải chịu rủi ro lớn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhiều nên gây thiệt hại lớn cho nhiều chủ trang trại và giá sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Đối với trang trại tổng hợp, là sự kết hợp giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi như: Trồng cây Tiêu, cây Chanh, cây Bưởi, cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi gà, nuôi cá nước ngọt hay trồng cây Tiêu, cây Chanh, cây Bưởi, cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi gà, heo rừng. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các trang trại phát triển theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, tận dụng sản phẩm làm ra từ nông nghiệp để làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi, lấy phân của chăn nuôi bón cho cây trồng nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, đa dạng nguồn thu nhập, bền vững trong sản xuất, giảm bớt vốn đầu tư. Giá trị sản xuất của loại hình trang trại này tương đối lớn, tăng, giảm không ổn định qua các năm. Riêng trang trại của hộ ông Trần Lê Hiếu ở Đức Thạnh và hộ ông Nguyễn Xuân Lâm ở Đức Nhuận trồng cây cảnh kết hợp chăn nuôi đã thu lỗ và không còn hoạt động từ năm 2012. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha thấp nhất là 59 triệu đồng vào năm 2012 và cao nhất là 100 triệu đồng vào năm 2011.

- Chi phí trung gian trên 1 ha đất:

Toàn bộ chi phí trung gian cho hoạt động sản xuất của các trang trại được thể hiện ở bảng 3.20.

Qua bảng 3.20. cho thấy:

Chi phí dành cho loại hình trang trại lâm nghiệp (trồng cây Keo) là thấp nhất trong các loại hình trang trại, bình quân trên 1 ha đất chi phí sản xuất chỉ 9,5 triệu đồng. Do loại hình trang trại này chỉ sản xuất một loại cây trồng duy nhất đó là cây Keo, thời gian chăm sóc ít, không phải tưới nước, lượng phân bón sử dụng ít, chi phí sản xuất chủ yếu là công lao động như: trồng mới, dọn thực bì...

Chăn nuôi là ngành cho ra tổng giá trị sản xuất cao nhất nhưng ngược lại chi phí sản xuất phải lớn tương đương. Toàn bộ chi phí được dồn vào việc mua thức ăn, con giống, thuốc, công chăm sóc,...Mặt khác, để rút ngắn thời gian chăm sóc, các chủ trang trại phải tạo ra khẩu phần ăn lớn, đầy đủ chất dinh dưỡng vì vậy chi phí sản xuất phải lớn.

Chi phí sản xuất bình quân trên 1 ha tăng dần qua các năm. Nguyên nhân do, giá cả thức ăn ngày một tăng lên, các trang trại mở rộng quy mô số lượng và số lượng trang trại tăng qua các năm.

- Giá trị tăng thêm trên 1 ha:

Đó là phần thu được từ hoạt động sản xuất của các trang trại, đánh giá trang trại hoạt động có hiệu quả hay không. Tổng giá trị tăng thêm/ha của trang trại qua các năm được thể hiện ở bảng 3.21.

Bảng 3.19. Tổng giá trị sản xuất của các trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Loại hình trang trại

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

GO

Diện tích (ha)

GO/ha GO

Diện tích (ha)

GO/ha GO

Diện tích (ha)

GO/ha GO

Diện tích (ha)

GO/ha

1 Chăn nuôi 4.000 1,80 2.222 24.861 11,40 2.180 52.400 13,10 4.000 59.125 15,10 3.915 2 Tổng hợp 3.850 38,57 100 1.900 32,00 59,3 2.100 32,00 65,6 2.200 37 59,5

3 Lâm nghiệp - - - - - - - - - 500 35 14,3

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng 3.20. Tổng chi phí sản xuất của các trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Loại hình trang trại

Năm 2011 năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

IC

Diện tích (ha)

IC/ha IC

Diện tích (ha)

IC/ha IC

Diện tích (ha)

IC/ha IC

Diện tích (ha)

IC/ha

1 Chăn nuôi 2.666 1,80 1.481 16.558 11,40 1.452 13.303 13,10 1.015 15.115 15,10 1.000 2 Tổng hợp 2.565 38,57 66,5 1.266 32,00 39,6 1.399 32,00 43,7 1.466 37 39,6

3 Lâm nghiệp - - - - - - - - - 333 35 9,5

(Nguồn: số liệu điều tra)

Bảng 3.21. Tổng giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Loại hình trang trại

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

VA

Diện tích (ha)

VA /ha VA

Diện tích (ha)

VA /ha VA

Diện tích (ha)

VA /ha VA

Diện tích (ha)

VA /ha

1 Chăn nuôi 1.334 1,80 741 8.303 11,40 728 39.097 13,10 2.984 44.010 15,10 2.914

2 Tổng hợp 1.285 38,57 33 501 32,00 15,6 701 32,00 21,9 734 37 19,8

3 Lâm nghiệp 167 35 4,77

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 3.21. cho thấy:

Chăn nuôi là ngành đòi hỏi chủ trang trại phải đầu tư chi phí nhiều nhất, công lao động nhiều nhất. Chính vì vậy, lợi nhuận mang lại từ loại hình này thuộc loại cao nhất so với các loại hình khác.

Trong năm 2014 giá trị tăng thêm trên 1 ha đất đối với trang trại chăn nuôi là cao nhất đạt 2.914 triệu đồng, trang trại tổng hợp là 19,8 triệu đồng và trang trại cây lâm nghiệp ở mức 4,77 triệu đồng. Nguyên nhân, do đặc thù sản xuất của trang trại trồng cây lâm nghiệp là đầu tư trong khoảng thời gian 5 năm, không cho sản phẩm hàng năm, có thể là 5 năm thu hoạch 1 lần. Vì vậy, vào thời điểm đánh giá chưa có thu hoạch sản phẩm.

Loại hình trang trại tổng hợp, giá trị sản xuất của ngành này tương đối ổn định, có hiệu quả, bình quân khoảng 22,5 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này được phát triển từ rất sớm, được nhiều chủ trang trại ủng hộ vì mức độ rủi ro thấp, có thể sử dụng được sản phẩm tạo ra trong trang trại mình, giảm chi phí đầu tư.

b. Hiệu quả xã hội:

Ngoài việc xác định đem lại hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại thì hiệu quả xã hội đem lại trong quá trình sử dụng đất cũng hết sức quan trọng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đánh giá và so sánh ở các chỉ tiêu như khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và cung ứng sản phẩm cho thị trường và các chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp.

Mộ Đức là một huyện thuần nông, nguồn lao động phổ thông trong huyện khá dồi dào. Trong những năm trước, do điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế mang lại từ nông nghiệp còn hạn chế, nhiều lao động chính trong gia đình đã bỏ vào miền Nam làm ăn sinh sống với mong muốn cải thiện đời sống gia đình, ở nông thôn còn lại chủ yếu là những người yêu nghề nông, kiên trì tiếp tục sản xuất.

Trong những năm gần đây, điều kiện sản xuất được cải thiện như: giao thông, hệ thống thủy lợi, tốc độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, .... được xây dựng mới, người dân chủ động hơn trong hoạt động sản xuất đồng thời giá sản phẩm và nhu cầu trên thị trường về sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng lên, hiệu quả sản xuất được nâng cao thêm vào đó trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều loại hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả thu hút sự quan tâm chú ý đầu tư cao hơn trong sản xuất. Diện tích đất hoang, đất bạc màu, đất chưa sử dụng được các chủ trang trại khai hoang, cải tạo và đưa vào sản xuất trong các loại hình phát triển kinh tế trang trại. Chính nhờ những hoạt động sản xuất đó đã giải quyết được một lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn.

Bảng 3.22. Loại hình sử dụng lao động của các trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: người

TT Loại hình lao động

Tổng (lao động)

Tình hình sử dụng lao động qua các năm Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1 Lao động hàng năm 83 14 20 22 27

2 Lao động gia đình 108 15 27 30 36

3 Thuê mướn thời vụ 64 13 13 14 24

Tổng (lao động) 255 42 60 66 87

(Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 3.23. Hệ số sử dụng lao động của các trang trại tại huyện Mộ Đức

giai đoạn 2011-2014

TT Loại hình trang trại

Hệ số sử dụng lao động qua các năm (người/ha) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Trang trại chăn nuôi 3,3 3,7 3,7 3,6

2 Trang trại tổng hợp 0,9 0,6 0,6 0,5

3 Trang trại lâm nghiệp - - - 0,4

(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng 3.22 và 3.23 cho thấy:

Tổng số lao động được sử dụng từ năm 2011 đến năm 2014 là 255 người, trong đó loại hình lao động gia đình nhiều nhất là 108 người và ít nhất là lao động thuê mướn thời vụ với 64 người.

Lao động gia đình đã sử dụng từ năm 2011 đến năm 2014 chủ yếu là những trang trại chăn nuôi, thường sử dụng lao động gia đình và thuê mướn lao động từ bên ngoài. Đây là một đặc thù của trang trại gia đình ở Mộ Đức, khác với những địa phương khác trong cả nước có quy mô diện tích đến vài ba trăm hecta các chủ trang trại phải thuê toàn bộ người quản lý và người lao động. Mặc dù quy mô trang trại trên

địa bàn huyện Mộ Đức không lớn nhưng thực tế hầu hết các trang trại cũng đã thuê vài lao động hàng năm, đó là những người có trình độ, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất để thay mặt chủ trang trại chăm lo thường xuyên cho trang trại của mình. Những trang trại có đất trồng cây lâu năm phải thuê mướn một lượng nhỏ lao động để thu hoạch, trồng mới hoặc phát dọn thực bì.

- Đối với loại hình trang trại chăn nuôi: Số lao động sử dụng giai đoạn từ 2011 đến 2014 là cao nhất với 150 lao động cao nhất so với các loại hình trang trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp. Mặc dù, bình quân lao động chỉ có 6 người/trang trại, thấp nhất so với các loại hình trang trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp nhưng số lượng trang trại có trên địa bàn là nhiều nhất nên số lao động sử dụng từ 2011 - 2014 chiếm nhiều nhất. Hệ số lao động trên đơn vị diện tích đất cao nhất, năm 2014 đạt 3,6 người/ha gấp 7,2 lần so với trang trại tổng hợp và gấp 9 lần so với trang trại lâm nghiệp. Vì diện tích sử dụng cho loại hình trang trại này không nhiều như trang trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp, nhưng lượng lao động sử dụng cho loại hình này cũng không quá thấp so với các loại hình trang trại trại tổng hợp và trang trại lâm nghiệp nên hệ số sử dụng lao động là cao nhất. Đã góp phần giải quyết tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động dư thừa trong nông thôn; mức độ cung ứng sản phẩm ra thị trường với lượng lớn phục vụ cho nhu cầu của xã hội, nhưng sản phẩm cung ứng không đa dạng như loại hình trang trại tổng hợp.

- Đối với loại hình trang trại tổng hợp: Số lao động sử dụng giai đoạn từ 2011 đến 2014 là trung bình so với 3 loại hình trang trại với 90 lao động, nhưng bình quân lao động chiếm tỉ lệ khá cao 9 người/trang trại, cao hơn so với loại hình trang trại chăn nuôi. Hệ số lao động trên đơn vị diện tích đất năm 2014 đạt 0,5 người/ha và cũng đã góp phần giải quyết tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động dư thừa trong nông thôn; đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất; khai hoang, cải tạo và đưa vào sử dụng một lượng diện tích đất bạc màu, chưa sử dụng. Khác với các loại hình trang trại khác, loại hình hình này có mức độ cung ứng sản phẩm ra thị trường với lượng không lớn như loại hình trang trại chăn nuôi và lâm nghiệp, nhưng sản phẩm cung ứng đa dạng hơn so với loại hình trang trại tổng hợp và trang trại chăn nuôi.

- Đối với trang trại lâm nghiệp: Số lao động sử dụng trong loại hình này là thấp nhất với 15 lao động vào năm 2014 so với các loại hình trang trại tổng hợp và trang trại chăn nuôi. Hệ số lao động trên đơn vị diện tích đất năm 2014 đạt 0,4 người/ha, thấp nhất trong các loại hình trang trại có trên địa bàn. Tuy nhiên, bình quân lao động trên trang trại lại cao nhất 15 người/trang trại. Vì loại hình này có diện tích đất sản xuất lớn, sử dụng lao động thuê mướn theo thời vụ là chính, cùng với các loại hình trang trại khác góp phần giải quyết tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động dư thừa trong nông thôn; khai hoang và đưa vào sử dụng một lượng diện tích đất trống đồi

núi trọc; mức độ cung ứng sản phẩm ra thị trường với lượng lớn phục vụ cho nhu cầu của xã hội, nhưng sản phẩm cung ứng không đa dạng như loại hình trang trại tổng hợp.

0 24 68 1012 1416 1820 2224 2628 30 3234 3638 40

2011 2012 2013 2014

Lao động thuê mướn thời vụ Lao động hàng năm

Lao động gia đình

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh các loại hình sử dụng lao động tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

Qua hình 3.4 trên cho thấy:

+ Số lượng lao động gia đình ở mức cao nhất so với 3 loại hình sử dụng lao động, thấp nhất là loại hình lao động thuê mướn thời vụ và lao động hàng năm ở mức trung bình.

+ Vào năm 2014, lao động gia đình đạt mức cao nhất với 36 người; số lượng lao động thuê mướn thời vụ ở mức thấp và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân không phải do trang trại thuê mướn tăng lao động mà do số lượng trang trại được tăng lên.

c. Hiệu quả môi trường:

- Tác động tích cực đến môi trường sinh thái:

+ Đối với trang trại chăn nuôi: Hiện nay, trên địa bàn huyện có một số mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, trang trại được quy hoạch, thiết kế khoa học, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, có hệ thống vệ sinh phòng dịch thú y và quy trình xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường. Hầu hết các trang trại đều có đầy đủ công trình biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm; triển khai ứng dụng mô hình xử lý nước thải sau hệ thống hầm biogas. Tại các chuồng nuôi, khâu vệ sinh được thực hiện thường xuyên, chất thải của vật nuôi được phân loại để xử lý riêng.

+ Đối với trang trại tổng hợp: Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện đều sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để tận dụng triệt để thức ăn thừa trong hoạt động sản xuất. Một mặt giảm được chi phí sản xuất mặt khác là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho các loại đất, tăng khả năng cải tạo và độ phì nhiêu cho đất, giảm được lượng phân hoá học bón vào đất, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.

+ Đối với trang trại lâm nghiệp: Các chính sách giao đất, giao rừng, cho thuê đất hoang bằng chưa sử dụng cho chủ trang trại đã góp phần nâng cao độ che phủ đất trống đồi núi trọc. Việc giao khoán đất tận tay người dân để họ tích cực và tự chủ trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng trên đất đó đã góp phần tích cực vào việc tăng độ che phủ, từ đó góp phần giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, hạn chế bồi lấp lòng sông, đảm bảo nguồn nước cho thủy điện trong vùng lân cận và cho tưới tiêu, sinh hoạt của người dân, tăng độ phì cho đất, môi trường sinh thái ngày càng được nâng cao, sức khoẻ của người dân cũng được nâng cao, cải thiện và bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

- Tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái:

+ Đối với loại hình trang trại chăn nuôi: Tình trạng xả trực tiếp các loại chất thải trong chăn nuôi khiến cho nhiều khu vực bị ô nhiễm. Chất thải chăn nuôi tăng nhanh với khối lượng lớn, chăn nuôi quy mô hộ gia đình còn nhiều trong các khu dân cư; một số trang trại chưa nghiêm túc áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật để quản lý, xử lý triệt để, nhất là xác gia súc, gia cầm chết xử lý không đúng quy trình, đã tạo ra nhiều nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân. So với các loại hình trang trại khác thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân của trang trại chăn nuôi là cao nhất.

+ Đối với loại hình trang trại tổng hợp: Do mức thu nhập của một số trang trại còn thấp nên đã tận dụng các nguồn chất đốt rẻ tiền và dễ kiếm như rơm, rạ, lá cây, phân gia súc,… đây là nguyên nhân của tình trạng “ô nhiễm trong nhà”, gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khoẻ con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận, sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; có trang trại còn sử dụng các loại giống cây trồng (Mì) gây thoái hóa đất mạnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)