Các loại hình trang trại trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 77)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng phát triển các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức

3.3.1. Các loại hình trang trại trên địa bàn huyện

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển các loại hình sản xuất trang trại trên địa bàn huyện.

3.3.1.1. Về số lượng

Theo tiêu chí xác định trang trại quy định tại thông tư Liên tịch số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2011-2014, tập trung nhiều ở phía Tây huyện, được thể hiện ở bảng 3.15:

Hệ thống trang trại trên địa bàn huyện phân bố cơ bản đều khắp ở các xã. Một số xã tuy có vị trí địa lý cách xa trung tâm kinh tế của huyện nhưng có lợi thế về quỹ đất tự nhiên lớn, nhất là đất dùng cho mục đích trồng cây lâu năm và nguồn nước mặt dồi dào thuận lợi cho phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp.

Bảng 3.15. Tình hình phát triển trang trại ở huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

TT Xã, thị trấn

Số lượng trang trại (cái) Năm 2011 Đến năm

2012

Đến năm 2013

Đến năm 2014

Tổng 5 9 10 12

1 Thị trấn Mộ Đức - 1 1 1

2 Xã Đức Nhuận 1 - - -

3 Xã Đức Lợi - - - -

4 Xã Đức Thắng - - - -

5 Xã Đức Chánh 1 1 1 1

6 Xã Đức Hiệp - - 1 1

7 Xã Đức Minh 1 1 1 1

8 Xã Đức Thạnh 1 1 1 1

9 Xã Đức Tân - - - -

10 Xã Đức Hòa 1 2 2 2

11 Xã Đức Phú - 2 2 3

12 Xã Đức Phong - 1 1 1

13 Xã Đức Lân - - - 1

Nguồn: [26],[27],[28].[32]

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

2011 2012 2013 2014

Hình 3.3. Biểu đồ tình hình biến động số lượng trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014

Qua bảng 3.15. cho thấy:

Đến năm 2014 xã Đức Phú có số lượng trang trại lớn nhất đạt 3 cái, tiếp đến là xã Đức Hòa đạt 2 cái. Các địa phương này đã sử dụng lợi thế về quỹ đất tự nhiên, thuận lợi về kinh tế - xã hội để phát triển loại hình kinh tế trang trại nhất là các xã phía Tây của huyện.

Nhìn chung, việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thói quen, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ; các trang trại ở Mộ Đức đều có nguồn gốc tự phát là chủ yếu, từ sản xuất theo hình thức nông hộ đi lên, nhờ được sự quan tâm khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước về đất đai, chính sách tín dụng để đạt chuẩn quy mô diện tích và doanh thu.

Trong tình hình kinh tế khó khăn, giá cả thị trường thay đổi liên tục, khu vực có nhiều biến động, kinh tế thế giới bất ổn định,… thì việc duy trì và phát triển một trang trại để đạt giá trị sản lượng hàng hóa 700 triệu đồng đối với trang trại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và tổng hợp; đối với trang trại lâm nghiệp đạt bình quân 500 triệu đồng;

đối với trang trại chăm nuôi dật 1.000 triệu đồng/năm là chuyện không hề đơn giản.

Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của nhà nước, mà chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thì chậm đến được tay người dân; bởi vì, có quá nhiều ràng buộc khi lập thủ tục vay vốn ngân hàng như: chủ trang trại phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại,… điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các trang trại trên địa bàn huyện.

3.3.1.2. Về quy mô diện tích:

Với đặc thù kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển chậm, chưa phát huy hết thế mạnh vùng nên hầu hết các trang trại có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, được thể hiện ở bảng 3.16:

Bảng 3.16. Quy mô trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2014

Loại hình trang trại

Số lượng trang trại

(cái)

Quy mô diện tích (ha)

Dưới 5 Từ 5-10 Từ 11-15 Trên 15

Trang trại chăn nuôi 9 9 - - -

Trang trại tổng hợp 2 - 1 - 1

Trang trại lâm nghiệp 1 - - - 1

Tổng cộng (cái) 12 9 1 0 2

Cơ cấu (%) 100,00 75,00 8,33 0 16,67

Qua điều tra cho thấy, quy mô trang trại lớn nhất thuộc loại hình trang trại lâm nghiệp có diện tích lên đến 35 ha; quy mô nhỏ nhất thuộc về loại hình trang trại chăn nuôi, có diện tích trung bình khoảng 1,6 ha. Nguyên nhân của sự chênh lệch quy mô diện tích giữa các loại hình trang trại do đặc thù sản xuất của từng ngành, cụ thể như sau:

+ Đối với loại hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thường sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, các loại thức ăn tinh được chế biến sẵn nên không cần diện tích đất lớn để tạo ra nguồn thức ăn. Loại hình này có chi phí sản xuất cao, doanh thu mang lại lớn nhưng diện tích đất sử dụng nhỏ, các chủ trang trại thường sử dụng diện tích đất được nhà nước cho thuê hoặc đất vườn trong nhà ở để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

+ Đối với trang trại trồng cây hàng năm, quỹ đất này rất hạn hẹp, chủ yếu sử dụng diện tích đất được Nhà nước giao và một phần thuê của Nhà nước nên qui mô diện tích của các trang trại là không lớn.

+ Đối với trang trại lâm nghiệp, nhờ khai hoang, phục hóa đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng nên các trang trại lâm nghiệp có trên địa bàn qui mô tương đối lớn.

Qua bảng 3.16. cho thấy:

+ Các trang trại có quy mô dưới 5ha là chủ yếu chiếm 75% tập trung hầu hết vào loại hình trang trại chăn nuôi và phát triển chủ yếu trong các khu dân cư nông

thôn, sử dụng diện tích đất nhà nước giao hoặc đất vườn ở để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà kho. Do đặc thù sử dụng nguồn nguyên liệu tinh là chủ yếu, nên các chủ trang trại đã xây dựng trang trại trong vườn nhà để tiện quản lý, chăm sóc. Mặt khác, người dân ngại làm các thủ tục Nhà nước như: xây dựng phương án phát triển kinh tế trang trại, xin thuê đất, .... các loại thủ tục này rờm rà và mất nhiều thời gian.

Quen với tập quán sản xuất theo kiểu nông hộ, từ người nông dân chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ trong gia đình, sau đó có điều kiện về vốn, kinh nghiệm sản xuất người dân dần mở rộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mở rộng quy mô sản xuất.

+ Trang trại có quy mô từ 5 đến 10 ha số lượng thấp chiếm 8,33% là trang trại của hộ ông Lê Tuấn Phát ở xã Đức Chánh, hoạt động kết hợp giữa trồng Tiêu, Chanh, Bưởi và Cà tím. Tuy chiếm số lượng không lớn nhưng loại hình này hoạt động khá hiệu quả và ổn định, sử dụng chủ yếu là đất thuê của Nhà nước.

+ Đối với các trang trại trên 15 ha chiếm 16,67% là trang trại của hộ ông Trần Độ ở xã Đức Hòa (30 ha) trồng cây lâm nghiệp kết hợp nuôi heo rừng, hộ ông Võ Sý Vàng ở xã Đức Phú (35 ha) trồng cây lâm nghiệp. Các trang trại này tập trung ở các xã khu tây của huyện, nơi có diện tích đất đồi, núi lớn. Với phong trào phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong những năm trước đây các hộ dân đã bỏ ra nhiều công sức để khai hoang đất đồi núi để đưa vào sản xuất. Qua nhiều năm cải tạo đất, đưa cây trồng rừng đến nay có nhiều hộ đã mở rộng được quy mô sản xuất. Loại hình trang trại này sử dụng đất được nhà nước giao là chủ yếu.

3.3.1.3. Về loại hình sử dụng đất chính

Mộ Đức là một huyện có địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, vùng đồng bằng dọc theo Quốc lộ 1A. Nằm phía Nam trung tâm kinh tế, thương mại, hành chính của tỉnh Quảng Ngãi, là địa phương có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra và tổng hợp các số liệu thu thập được, có thể phân các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau:

- Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm:

Loại hình sử dụng đất chính là trồng cây và cây ăn quả như: Chanh, Bưởi, Tiêu,…kết hợp với chăn nuôi. Vào đầu vụ trồng mới thì có trồng xen canh cây Lạc, Mì để tăng thêm nguồn thu nhập và tăng hệ số sử dụng đất. Đất đai sử dụng vào phát triển loại hình này chiếm tỷ lệ tương đối lớn 37 ha, qua thống kê trên địa bàn huyện có 2 trang trại sử dụng đất vào loại hình này.

- Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp:

Loại hình sử dụng đất chính là trồng cây Keo. Sản phẩm tạo ra làm nguồn nguyên liệu cho Nhà máy dăm Khánh Hào ở Cụm công nghiệp Thạch Trụ, với nhu cầu của Nhà máy cần một lượng lớn nguồn nguyên liệu nên trang trại đã mở rộng quy mô

sản xuất. Đất đai sử dụng vào phát triển loại hình này chiếm tỷ lệ lớn 35 ha, qua thống kê trên địa bàn huyện có 1 trang trại sử dụng đất vào loại hình này.

- Loại hình sử dụng đất cho chăn nuôi:

Là loại hình chuyên chăn nuôi với quy mô hàng hoá khá lớn như chăn nuôi lợn siêu nạc, gà thương phẩm,… Với lợi thế không đòi hỏi phải có quy mô diện tích lớn, các chủ trang trại có thể sử dụng đất vườn trong nhà để xây dựng chuồng trại chăn nuôi để phát triển loại hình này. Tuy nhiên, loại hình sử dụng đất này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật thú y nhưng hiện nay các trang trại trên địa bàn huyện có thể đáp ứng được một phần. Do hiệu quả kinh tế mang lại rất cao nên trong những năm gần đây loại hình này phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện. Đất đai sử dụng vào phát triển loại hình này chiếm tỷ lệ không lớn, bình quân 1 trang trại chăn nuôi khoảng trên 1,6 ha, qua thống kê trên địa bàn huyện có 9 trang trại sử dụng đất vào loại hình này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)