Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 78 - 81)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng phát triển các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức

3.3.3. Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại

Đa số lao động trong trang trại là lao động gia đình nên tính chất lao động trong trang trại là lao động quản lý và lao động sản xuất. Chủ trang trại vừa là người quản lý vừa là người trực tiếp sản xuất. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011 - 2014 được thể hiện ở bảng 3.18.

Qua bảng 3.18. cho thấy:

Số lao động sử dụng bình quân trong mỗi trang trại là 10 người/trang trại/năm.

Các loại hình trang trại khác nhau thì số lượng lao động sử dụng khác nhau và có sự chênh lệch lớn. Đối với trang trại chăn nuôi sử dụng lao động ít nhất, bình quân 6 người/trang trại/năm, trang trại tổng hợp sử dụng lao động với 9 người/trang trại/năm và trang trại lâm nghiệp sử dụng lao động là 15 người/trang trại/năm. Do đặc thù của ngành chăn nuôi, không cần thuê mướn nhiều lao động, chủ yếu là lao động gia đình, còn lại là lao động thuê thường xuyên và lao động thuê theo thời vụ, còn trang trại lâm nghiệp quy mô diện tích lớn, cần một lượng lớn lao động phổ thông để cải tạo đất, trồng mới, phát dọn thực bì, chăm sóc cây.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014, tổng số lao động sử dụng trong loại hình trang trại chăn nuôi là nhiều nhất với 150 người, trang trại lâm nghiệp là ít nhất với 15 người do loại hình trang trại này trên địa bàn mới chỉ có 1 trang trại vào năm 2014.

Bảng 3.18. Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011 - 2014

TT Loại hình trang trại

Bình quân (người/

trang trại/

năm)

Tình hình sử dụng lao động qua các năm (người)

Tổng Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng 10 255 42 60 66 87

1 Trang trại tổng hợp 9 90 36 18 18 18

2 Trang trại chăn nuôi 6 150 6 42 48 54

3 Trang trại lâm nghiệp 15 15 - - - 15

(Nguồn: Số liệu điều tra) Số lượng lao động sử dụng trong các loại hình trang trại tăng lên hàng năm từ 42 lao động năm 2011 đến năm 2014 lên đến 87 lao động do hàng năm số lượng trang trại mới phát sinh thêm.

- Tình hình sử dụng nguồn lực của các trang trại:

+ Các chủ trang trại có độ tuổi trung bình từ 45 - 55 tuổi. Ở độ tuổi này, chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, có trình độ trung học phổ thông là chủ yếu và có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật.

+ Lao động thuê mướn chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, phát dọn thực bì,...

Nhìn chung, lao động thuê mướn là lao động đơn giản, làm những việc nặng nhọc, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động rất hạn chế. Không có sự ràng buộc pháp lý nào giữa chủ trang trại và người lao động thuê mướn, dễ gây thiệt thòi và bất lợi cho người lao động làm thuê.

* Đánh giá chung:

Qua đánh giá phân tích thấy, việc phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường trong điều kiện tự nhiên cũng như tiềm năng sẵn có của huyện Mộ Đức, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn nghiên cứu, kinh tế trang trại ở huyện Mộ Đức đạt được một số kết quả sau:

- Trang trại đã có bước phát triển về số lượng, chất lượng, quy mô diện tích, thể hiện vượt trội so với kinh tế hộ thuần nông.

- Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo lập các vùng sản xuất hàng hoá nông - lâm sản tập trung, làm cơ sở cho công nghiệp chế biến và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn ra đời, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

- Kinh tế trang trại phát triển góp phần vào việc khai thác tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất trống đồi núi trọc ở vùng đồi núi, đất hoang hoá ở một số xã, phường chưa đưa vào sản xuất), tăng nhanh giá trị hàng hoá nông, lâm nghiệp sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần cải thiện cân bằng môi trường sinh thái.

- Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác, huy động thêm nguồn vốn trong dân đầu tư vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Tạo thêm việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Từ những loại hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở các đơn vị, sẽ là tiền đề cơ sở thực tiễn giúp các chủ trang trại thấy được chí hướng muốn làm giàu và vươn lên sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến, với thị trường theo hình thức liên kết đa chiều trong khu vực nông thôn.

Bên cạnh những thành quả đạt được, kinh tế trang trại ở Mộ Đức còn một số hạn chế sau:

- Số lượng trang trại trên địa bàn huyện tăng chậm, phần lớn các trang trại phát triển theo hình thức tự phát chưa đăng ký với cơ quan nhà nước để được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Kinh tế trang trại phát triển còn mang nặng tính tự phát, thiếu sự quy hoạch và đầu tư chưa đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở chế biến, điện nước. Chất lượng sản phẩm hàng hoá từ các trang trại chưa cao, sản phẩm chủ yếu dưới dạng thô và việc tiêu thụ sản phẩm phần lớn phải tự tìm kiếm thị trường hoặc thông qua trung gian. Tổ chức sản xuất của các trang trại phần lớn còn lúng túng trong xác định mục tiêu phát triển

- Hiệu quả sản xuất chưa cao, bởi vì, hiện nay nhiều trang trại sản xuất vẫn còn mang nặng tính quảng canh. Một số trang trại vẫn ở tình trạng giữ đất để khai thác hoa lợi tự nhiên, chưa mạnh dạn đầu tư.

- Lao động tham gia sản xuất trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc theo kinh nghiệm, số có tay nghề kỹ thuật còn ít. Các chủ trang trại còn nhiều hạn chế cả về trình độ chuyên môn, quản lý, hoạch toán kinh tế, kỹ thuật và kiến thức kinh doanh, thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)