Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Mộ Đức
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, các loại đất trên địa bàn huyện Mộ Đức được thể hiện ở bảng 3.10, cụ thể như sau:
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2013 Thứ
tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 21.388,82 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 17.027,65 79,61
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.222,78 52,47
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.989,35 46,70
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.484,21 25,64
1.1.1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi COC 0,95 0,00
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.504,19 21,06
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.233,43 5,77
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.595,87 26,16
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.420,35 15,99
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.175,52 10,17
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 208,59 0,98
Thứ
tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,41 0,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.758,01 17,57
2.1 Đất ở OTC 813,44 3,80
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 752,73 3,52
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 60,71 0,28
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.541,59 7,21
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 22,47 0,11
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 27,89 0,13
2.2.3 Đất an ninh CAN 0,77 0,00
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 114,56 0,54
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.375,90 6,43
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,39 0,05
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 815,78 3,81
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 576,57 2,69
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,24 0.00
3 Đất chưa sử dụng CSD 603,16 2,82
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 345,19 1,61
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 168,78 0,79
3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 89,19 0,42
Nguồn: [30]
Qua bảng 3.10. cho thấy tình hình sử dụng các loại đất của huyện như sau:
- Diện tích đất trồng cây hàng năm lớn nhất là 9.989,35 ha, chiếm 46,70% diện tích đất tự nhiên của huyện; đất rừng sản xuất có diện tích là 3.420,35ha, chiếm 15,99% diện tích đất tự nhiên của huyện; đất bằng chưa sử dụng là 345,19 ha chiếm 1,61% diện tích đất tự nhiên của huyện và diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 168,78 ha chiếm 0,79% diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Diện tích đất có mục đích công cộng là 1.375,90 ha chiếm 8,06%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 2.019,32 ha chiếm 6,43%, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại ao hồ nuôi cá nước ngọt.
* Diện tích đất theo đơn vị hành chính xã, thị trấn được thể hiện ở bảng 3.11:
Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng đất huyện Mộ Đức năm 2013 theo đơn vị hành chính
TT Đơn vị
hành chính
Tổng (ha)
Trong đó Đất
nông nghiệp (ha)
Đất phi nông nghiệp
(ha)
Đất chưa sử dụng
(ha)
01 Thị Trấn Mộ Đức 863,52 669,79 190,30 3,43
02 Xã Đức Nhuận 1.057,90 741,89 309,75 6,26
03 Xã Đức Lợi 453,86 173,18 251,07 29,61
04 Xã Đức Thắng 1.181,07 916,63 205,15 59,29
05 Xã Đức Chánh 1.910,94 1.551,08 313,27 46,59
06 Xã Đức Hiệp 908,34 625,95 266,52 15,87
07 Xã Đức Minh 1.625,34 1.345,49 205,57 74,28
08 Xã Đức Thạnh 944,63 670,40 258,35 15,88
09 Xã Đức Tân 1.152,13 942,68 209,28 0,17
10 Xã Đức Hòa 1.349,00 1.069,78 274,52 4,70
11 Xã Đức Phú 4.256,93 3.822,16 333,01 101,76
12 Xã Đức Phong 2.718,07 2.171,10 459,51 87,46
13 Xã Đức Lân 2.967,09 2.327,52 479,46 160,11
Nguồn: [30]
- Trong các đơn vị hành chính của huyện Mộ Đức thì Đức Phú là địa phương có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất, diện tích 4.256,93 ha và đây là nơi có nền sản xuất
nông lâu đời, phần lớn dân số đều tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp vì vậy diện tích đất nông nghiệp chiếm một diện tích lớn là 3.822,16 ha.
- Xã Đức Tân có diện tích đất chưa sử dụng thấp nhất là 0,17 ha, số liệu cho thấy địa phương đã khai thác hết quỹ đất tự nhiên để đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Qua bảng 3.11. cho thấy:
- Diện tích đất nông nghiệp là 17.027,65 ha, chiếm 79,61% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 3.758,01 ha, chiếm 17,57% tổng diện tích tự nhiêm của toàn huyện.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 603,16 ha, chiếm 2,82% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
* Cơ cấu các loại đất chính được thể hiện ở hình 3.1. như sau:
Đất nông nghiệp 17.027,65 ha, chiếm 79,61%
Đất chưa sử dụng 603,16 ha, chiếm
2,82%
Đất phi nông nghiệp 3.758,01 ha, chiếm 17,57%
Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất chính năm 2013 của huyện Mộ Đức 3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tính đến ngày 01/01/2014 là 17.027,65 ha chiếm 79,61% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.
- Năm 2013, bình quân diện tích đất nông nghiệp/người là: 1.339,08 m2/người.
- Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của huyện thì đất sản xuất nông nghiệp diện tích lớn nhất là 11.222,78 ha, chiếm tỷ lệ 52,47%; đất lâm nghiệp
diện tích 5.595,87 ha, chiếm tỷ lệ 26,16%; tiếp theo là đất nuôi trồng thủy sản diện tích 208,59 ha, chiếm tỷ lệ 0,98% và cuối cùng đất nông nghiệp khác diện tích 0,41 ha.
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010-2013
STT Mục đích sử dụng đất
Năm 2010 (ha)
Năm 2013
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
So với năm 2010
(ha) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 16.637,84 17.027,65 100,00 +389,81 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.096,92 11.222,78 65,91 +125,86 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.936,34 9.989,35 58,66 +53,01 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5.537,89 5.484,21 32,20 -53,68
1.1.1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi 0,95 0,95 5,57 -
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 4.397,50 4.504,19 26,45 +106,69 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.160,58 1.233,43 7,24 +72,58 1.2 Đất lâm nghiệp 5.339,79 5.595,87 32,86 +265,08 1.2.1 Đất rừng sản xuất 3.202,15 3.420,35 20,08 +218,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.137,64 2.175,52 12,77 +37,88 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 200,72 208,59 1,22 +7,87
1.4 Đất nông nghiệp khác 0,41 0,41 2,40 -
Nguồn: [29],[30]
Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 so sánh với năm 2010 tăng 389,81 ha. Hầu hết, các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp đều tăng; trong đó, diện tích đất tăng mạnh nhất là đất lâm nghiệp 265,08 ha và tiếp đến là đất sản xuất nông nghiệp tăng 125,86 ha. Nguyên nhân do các xã trong huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi nên đã cải tạo, khai thác quỹ đất trồng cây hàng năm khác, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất nuôi trồng thủy
sản nước ngọt, đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển và sự tiến bộ của xã hội nên loại đất lúa cũng bị giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (để mở rộng đất ở, đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng như: đất giao thông, đất thủy lợi, đất xây dựng các công trình trụ sở cơ quan, đất cơ sở văn hóa, đất sản xuất kinh doanh…) và chuyển đổi nội bộ trong đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm còn lại).
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của cả tỉnh, huyện Mộ Đức đã có bước phát triển đáng kể về kinh tế - xã hội; trong đó, sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, từng bước vượt khỏi sự kìm hãm của nền kinh tế tự túc - tự cấp. Năng suất và sản lượng nhiều loại nông sản hàng hóa ngày càng gia tăng, đa dạng về cơ cấu và tập trung về quy mô sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đáp ứng các nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện.
3.2.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp
Trong cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp thì diện tích đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất 1.541,59 ha, chiếm tỷ lệ 41,02%, so sánh với năm 2010 thì diện tích tăng 70,71 ha. Diện tích đất ở là 813,44 ha, tăng 9,77 ha so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do trong những năm qua huyện đã dành quỹ đất thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao...
Phần lớn diện tích các loại đất khác điều sử dụng ổn định hoặc biến động tăng nhẹ.
Riêng phần diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm nhẹ.
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010-2013
STT Mục đích sử dụng đất
Năm 2010 (ha)
Năm 2013 Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
So với năm 2010
(ha) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 3.650,97 3.758,01 100,00 +107,04
1. Đất ở 803,67 813,44 21,64 +9,77
2. Đất chuyên dùng 1.470,88 1.541,59 41,02 +70,71
2.1. Đất trụ sở công trình sự nghiệp 22,11 22,47 0,59 +0,36
STT Mục đích sử dụng đất
Năm 2010 (ha)
Năm 2013 Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
So với năm 2010
(ha)
2.2. Đất quốc phòng 25,64 27,89 0,74 +2,25
2.3. Đất an ninh 0,77 0,77 0,02 -
2.4. Đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp 106,37 114,56 3,04 +8,19
2.5. Đất có mục đích công cộng 1.315,99 1.375,90 36,61 +59,91 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,42 10,39 0,27 -0,03 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 816,64 815,78 21,70 -0,86 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 549,12 576,57 15,34 +27,45
6 Đất phi nông nghiệp khác 0,24 0,24 0,00 -
Nguồn: [30]
3.2.3. Thực trạng đất chưa sử dụng
Bảng 3.14. Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010-2013
STT Mục đích sử dụng đất
Năm 2010 (ha)
Năm 2013 Diện
tích (ha)
Cơ cấu (%)
So với năm 2010
(ha) Tổng diện tích đất chưa sử dụng 1.100,01 603,16 100,00 -496,85 1. Đất bằng chưa sử dụng 480,19 345,19 57,23 -135,00 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 525,62 168,78 27,98 -356,84 3. Núi đá không có rừng cây 94,20 89,19 14,78 -5,01
Nguồn: [30]
Năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện là 1.100,01 ha. Đến năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng còn là 603,16 ha, so sánh với năm 2010 giảm 496,85 ha do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và đất ở. Quỹ đất chưa sử dụng năm 2013 có diện tích là 603,16 ha, chiếm 2,81% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Phần lớn là đất bằng chưa sử dụng diện tích 345,19 ha, đất đồi núi chưa sử dụng diện tích 168,78 ha, còn lại là núi đá không có rừng cây diện tích 89,19 ha.
Đánh giá chung:
- Hiệu quả kinh tế:
Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2013 phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, phát triển đô thị và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu du lịch thương mại... đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của cá nhân và các tổ chức, đơn vị kinh tế, bố trí đất ở cho nhân dân đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua, đất đai được sử dụng có hiệu quả tăng lên rõ rệt. Năng suất và sản lượng lương thực không ngừng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hiệu quả xã hội:
Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại du lịch và các công trình phúc lợi xã hội khác đã được đầu tư thỏa đáng trên khắp địa bàn huyện đã đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, từng bước đem lại lợi ích vật chất và tinh thần của người dân trong huyện. Các khu công nghiệp, các công trình xây dựng, các khu đô thị mới, các công trình cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải tạo bộ mặt các vùng dân cư nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Ngoài ra còn góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn dân cư.
- Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất:
Với mục đích khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người thông qua quá trình sử dụng đất; ngoài ra. đất đai còn bị tác động bởi nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết,... căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường thì thấy rằng tình hình ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng.
+ Đối với đất sản xuất nông nghiệp do lạm dụng dùng hoá chất như thuốc trừ sâu, phân bón hoá học,… đang có tình trạng ô nhiễm, giảm độ phì của đất, làm suy giảm số lượng nhiều loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học. Việc nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ cũng làm ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác lân cận do bị nhiễm mặn.
+ Nhiều khu dân cư nông thôn đang bị ô nhiễm bởi rác thải, chất thải chăn nuôi, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề cũng ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng.
+ Đối với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, đô thị, các khu công nghiệp cũng đang có sự gây ô nhiễm môi trường về chất thải lỏng, rắn do chưa được xử lý một cách triệt để và đồng bộ.