Giải pháp chung cho các loại hình trang trại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 99)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trang trại theo hướng phát triển bền vững

3.5.1. Giải pháp chung cho các loại hình trang trại

Để giải quyết những tồn tại chưa được khắc phục về vấn đề đất đai của trang trại, một số biện pháp có thể đưa ra đó là:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, cần phải có những hành động cụ thể như: rà soát các đối tượng sử dụng đất, quy mô diện tích đất đang sản xuất của từng trang trại; Đề xuất các phương án giao đất, đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại; tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất,

canh tác lâu dài, mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất được giao. Đặc biệt, trong quá trình giao đất, cơ nhà nước cần khoanh vùng sản xuất tập trung, không manh mún, không nên giao nhiều diện tích nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau cho các hộ gia đình sản xuất điều này gây khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích giao đất các hộ sản xuất quy mô lớn để có phương án sử dụng đất gò đồi theo loại hình kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái.

- Để phát triển cũng như nhân rộng các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện cần thiết phải có diện tích đất khá lớn, tập trung. Nhưng thực tế hiện nay đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ, điều này dẫn tới không thể đầu tư để phát triển lâu dài theo quy mô hàng hoá lớn, hiện nay diện tích bình quân cho mỗi trang trại còn thấp, rất khó khăn cho đầu tư phát triển. Trong những năm vừa qua, trên địa bàn huyện cũng đã thực hiện nhiều phương án dồn điền đổi thửa đã xây dựng được hệ thống kênh mương thủy lợi, đường giao thông được đầu tư quy mô, tập trung vùng nguyên liệu cho các nhà máy trong tỉnh,… các loại hình này đã phát huy được hiệu quả kinh tế, tập trung đất đai, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất của đại đa số các hộ nông dân. Tuy nhiên, tiến độ vẫn còn quá chậm, chưa được nhân rộng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương cũng như mong muốn khi đầu tư phát triển.

Chính vì thế mà chính quyền địa phương cũng như các hộ nông dân phải linh động trong các chính sách để quá trình dồn điền đổi thửa được diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các hộ yên tâm đầu tư nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng những loại hình kinh tế trang trại có quy mô lớn, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.

- Tăng cường công tác quy hoạch để phát triển quỹ đất cho mục đích phát triển kinh tế trang trại: Chính quyền các địa phương cần phải xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản nói chung và kinh tế trang trại nói riêng trên cơ sở quy hoạch chung của huyện, trong đó cần chỉ rõ những vùng có lực để phát triển kinh tế trang trại, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp. Việc quy hoạch phải được thông báo rộng rãi cho người dân địa phương được biết cùng tham gia, đóng góp ý kiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ đất đai để xây dựng các loại hình tế trang trại đạt chuẩn về qui mô diện tích. Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý quy hoạch và nâng cao công tác lập quy hoạch phát triển nông nghiệp. Muốn vậy, cần có những quy định, quy chế quản lý quy hoạch chặt chẽ, gắn việc thực hiện quy hoạch với lợi ích thiết thực và quy định rõ trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, xã, thị trấn trong việc thực hiện đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

- Đối với các gia trại đang hoạt động có hiệu quả, muốn phát triển sản xuất, mở rộng qui mô lên trang trại thì chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để hộ gia đình mở rộng quy mô diện tích.

3.5.1.2. Đào tạo, khuyến nông

Khuyến nông là quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân, giúp họ có thêm khả năng tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Trong cơ chế mới nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đứng trước thời kỳ khoa học phát triển được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp thì khuyến nông được coi là biện pháp cấp bách và lâu dài có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển sản xuất hàng hoá của hộ nông dân.

Để phát triển nhanh hệ thống khuyến nông cũng như đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cần phải có mô hình khuyến nông hoàn chỉnh từ trên xuống dưới. Nhiệm vụ của công tác khuyến nông là tuyên truyền, đưa thông tin, đồng thời tổ chức tập huấn tham quan mô hình hiệu quả kinh tế cao và thực nghiệm những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giúp cho nhân dân tận mắt thấy được hiệu quả của những mô hình kinh tế cao những giống cây con mới có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt đối với các hộ đã phát triển loại hình sản xuất cho thu nhập cao cũng như các hộ đang có nguyện vọng xây dựng các loại hình sử dụng đất đai nông nghiệp cho thu nhập cao thì trung tâm cần phải có lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các chủ hộ, nhằm giúp cho các chủ hộ nắm bắt được các ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho các loại hình sản xuất. Bên cạnh đó còn thành lập các tổ, hội cho các hộ sản xuất theo các mô hình để các hộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau cùng phát triển.

Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về kinh tế trang trại: Làm rõ và khẳng định nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về khuyến khích đầu tư, phát triển lâu dài loại hình kinh tế trang trại, có như vậy mọi người có vốn, có kinh nghiệm mới yên tâm làm ăn và mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư mở mang kinh tế trang trại, vừa ích nước, lợi nhà.

Về tạo nguồn lao động cho nông thôn: Khuyến khích các cơ sở đào tạo tham gia vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, kỹ năng lai tạo giống, kỹ thuật chăn nuôi - thú y để người sản xuất có kỹ thuật, chủ động trong hoạt động của trang trại mình. Các địa phương cần kế hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo ngành nghề để mở các khóa đào tạo thích hợp, phục vụ cho nhu cầu thiết thực của địa phương mình và tạo điều kiện về học phí và thời gian cho người lao động.

3.5.1.3. Vốn - tín dụng

Đối với người nông dân, một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định quá trình sản xuất trên cơ sở đất đai, các nguồn lực sẵn có và kinh nghiệm bản thân vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sản xuất của hộ. Huy động vốn vào quá trình sản xuất một cách hợp lý, kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nguồn vốn trong nông thôn là khá dồi dào không chỉ có riêng ở Mộ Đức mà đó là

tình trạng chung của cả nước ta, những người có nguồn vốn lớn thường không thích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong khi đó, các hộ nông dân cần vốn để đầu tư sản xuất lại thiếu vốn. Do đó, chính quyền địa phương cũng như chính quyền cấp trên cần tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thiếu vốn sản xuất được vay vốn. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có các giải pháp:

- Huy động tối đa nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu kịp thời trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới hình thức tín dụng ở nông thôn trong vấn đề vay vốn cho nhu cầu khác nhau của các chủ trang trại.

- Tăng cường mở rộng nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng kịp thời cho sự đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng như xây dựng các loại hình sản xuất lớn và phát triển hệ thống dịch vụ ở nông thôn.

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính để quá trình vay vốn được nhanh chóng, thuận tiện. Ưu đãi lãi suất cho vay đối với việc đầu tư phát triển sản xuất trang trại.

- Gắn phát triển kinh tế trang trại với việc thực hiện các chương trình dự án xã hội của địa phương.

- Thành lập các “quỹ nhóm tín dụng” trong nhân dân: Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích những người có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng tham gia vào các nhóm vay vốn.

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 10 -20% hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 80% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn để sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo. Để làm được điều này cần phải có sự giúp dỡ của các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là các cấp chính quyền. Tăng quỹ cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Cải tiến phương thức cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tạo điều kiện để nhiều hộ nông dân được vay vốn với lượng lãi xuất ưu đãi.

3.5.1.4. Dịch vụ và thị trường

- Đẩy mạnh liên kết sản xuất trong các trang trại: Hình thành các trang trại liên kết theo loại hình liên kết giữa nông dân với nông dân; doanh nghiệp với nông dân.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp thức ăn gia súc, giống vật nuôi đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.

- Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của trang trại trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các trang trại thường đặt xa khu dân cư nông thôn, nằm vùng gò đồi, giao thông đi lại khó khăn, chủ trang trại thiếu thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường về sản phẩm của trang trại chưa cao, sức cạnh tranh thấp,....Một vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ các trang trại phải hợp tác liên kết với nhau, liên kết với các doanh nghiệp nhà cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, giúp chủ trang trại trong quá trình sản xuất, khâu tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Nhà nước cần phải giúp đỡ hỗ trợ cho các chủ trang trại trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp, giao lưu với các chủ trang trại trong và ngoài tỉnh, học hỏi kinh nghiệm, chính quyền địa phương các cấp phải hướng dẫn các chủ trang trại phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, sản xuất ra những mặt hàng mà thị trường đang cần chứ không phải sản xuất ra những mặt hàng mà ta có, đặc biệt phải coi trọng chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Có cơ chế chính sách thông thoáng trong việc lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện để người dân tiêu thụ sản phẩm, cũng có thể tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để việc luân chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn. Tiến tới xây dựng một cơ sở chế biến nông lâm sản có đủ điều kiện về sản lượng hàng hóa với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm khi đã qua quá trình chế biến. Mặt khác, hướng dẫn các chủ trang trại sơ chế bảo quản theo phương pháp đơn giản trong điều kiện các trang trại có khả năng làm được tránh tình trạng bị ép giá khi đến thời vụ, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ trang trại.

Các ngành chức năng của tỉnh nghiên cứu, có kênh thông tin riêng để dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để người dân có thể nắm bắt được và có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Khuyến khích các ông chủ trang trại có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp, tổ chức mua gom và đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại.

- Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao, phát triển thành các loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng.

3.5.1.5. Bảo quản và chế biến nông sản

Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiểu biết, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương.

Củng cố và mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Từng bước hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các loài giống mới có năng suất, chất lượng cao; củng cố lại hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng vật tư

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư.

3.5.1.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, điện, chợ nông thôn có ý nghĩa rất quan trong trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Việc quy hoạch, mở các tuyến đường giao thông đến các trang trại có ý nghĩa rất lớn trong việc người dân đầu tư sản xuất, vận chuyển hàng hóa, cơ giới hóa đưa máy móc lên vùng sản xuất. Nâng cấp xây dựng hệ thống chợ có quy mô lớn hơn, từ đó sẽ thu hút được nhiều hoạt động kinh doanh khác.

- Kiên cố hóa kênh mương nội đồng, khuyến khích các chủ trang trại xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động, chủ động nguồn nước đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Ban hành những cơ chế chính sách để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề chế biến nông sản; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành các khu vực nông nghiệp sản xuất tập trung như khu vực sản xuất nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm với những điều kiện sản xuất tốt nhất gắn với hệ thống cung ứng dịch vụ đầu vào và chế biến nông sản phẩm đầu ra; Khuyến khích các chủ trang trại đầu tư trang thiết bị để chế biến nông sản với quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với quy mô sản xuất, các trang trại không có điều kiện cần liên kết theo nhóm để đầu tư. Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

3.5.1.7. Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

Chuyển giao kỹ thuật sản xuất các loại giống mới, các biện pháp canh tác mới;

các phương pháp cấy, chiết, ghép, cắt tỉa cành trên cây ăn quả, cây công nghiệp; các phương pháp phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây, con sản xuất ở trang trại.

Liên kết với các công ty sản xuất giống cây trồng, vật nuôi để có những nguồn giống mới, giống tốt có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Một vài động thái của Nhà nước trong việc kêu gọi các công ty giống cây trồng, vật nuôi về phổ biến và liên kết với các chủ trang trại là hết sức quan trọng. Huyện cần có kế hoạch khai thác tốt nguồn lực "chất xám", tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp các giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

3.5.1.8. Giải pháp về môi trường

- Cần có giải pháp thích hợp để phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)